Gánh nặng giá vốn và chi phí tài chính, Vietjet lỗ gần 2.200 tỷ đồng năm 2022

(Vietnamdaily) - Chi phí tài chính quý 4 lên tới 1.353 tỷ đồng, cao gấp 4,5 lần, chủ yếu là chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và dự phòng giảm giá đầu tư vào OIL.

CTCP Hàng không Vietjet (VJC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 với doanh thu thuần 11.807 tỷ đồng gấp 4,2 lần cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, giá vốn lên tới 15.650 tỷ đồng khiến Vietjet lỗ gộp 3.834 tỷ đồng. 

Doanh thu tài chính và chi phí tài chính lần lượt là 2.064 tỷ và 1.353 tỷ, đều cao gấp nhiều lần cùng kỳ 2021. Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 3.746 tỷ đồng, trong khi quý 4 năm trước đó chỉ lỗ 82 tỷ đồng.   

Đáng chú ý, chi phí tài chính lên tới 1.353 tỷ đồng, cao gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là chi phí lãi vay (408,5 tỷ đồng), lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện (569,8 tỷ đồng) và 490 tỷ đồng dự phòng giảm giá cho khoản đầu tư mua 50 triệu cổ phiếu của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (OIL) với giá gốc 990 tỷ đồng.

Ganh nang gia von va chi phi tai chinh, Vietjet lo gan 2.200 ty dong nam 2022
 VJC lỗ gần 2.200 tỷ đồng năm 2022.

Nhờ có khoản lợi nhuận khác hơn 1.618 tỷ đồng, mà Vietjet Air lỗ sau thuế 2.358 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ chỉ 93 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, hãng hàng không này báo lỗ sau thuế 2.171 tỷ đồng, đánh dấu năm đầu tiên báo lỗ kể từ khi cổ phiếu của hãng được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tính đến thời điểm cuối năm 2022, tổng vay và nợ thuê tài chính của VJC là 17.483 tỷ đồng, tăng 13%. Nguồn vay chủ yếu là trái phiếu với tổng giá trị 10.650 tỷ đồng, lãi suất 7,78-9,5%/năm. Vay nợ ngân hàng là 6.788 tỷ đồng, trong đó có 6.410 tỷ đồng vay ngắn hạn.

Tổng tài sản của VJC đạt 67.147 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn chiếm 49.050 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Lượng tiền và tương đương tiền của VJC là 1.858 tỷ đồng.

Nhóm hàng không dần phục hồi sau thời gian 'đứng hình' do Covid-19

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Bản Việt (VDSC) dự báo lượng hành khách của HVN và VJC sẽ vượt qua mức trước COVID-19, khi nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không trong nước tăng mạnh.

VCSC duy trì quan điểm tích cực đối với sự phục hồi của ngành hàng không trong giai đoạn 2023-2026 do (1) việc đi lại bằng đường hàng không trong nước đã phục hồi nhanh chóng sau khi các hạn chế COVID-19 được dỡ bỏ và (2) các quốc gia khác mở cửa trở lại hỗ trợ nối lại hoàn toàn vận tải hàng không quốc tế.

Dự báo lượng hành khách trong nước của 2 hãng hàng không lớn của Việt Nam (HVN và VJC) sẽ vượt qua mức trước COVID-19 trong năm 2022 khi nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không trong nước tăng mạnh trong giai đoạn đầu phục hồi.

Chi phí tài chính phình to khiến L14 lãi thấp nhất trong 8 năm qua

(Vietnamdaily) - Tại thời điểm 31/12/2022, danh mục chứng khoán kinh doanh của Licogi 14 có giá gốc hơn 14 tỷ đồng. Licogi 14 hiện chỉ còn trích dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn gần 1,4 tỷ đồng.

CTCP Licogi 14 (L14) đã công bố BCTC quý 4/2022 với doanh thu thuần đạt hơn 44 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ. Giá vốn hàng bán giảm so với cùng kỳ nên lãi gộp đạt hơn 20 tỷ đồng, tăng 43%.

Theo giải trình từ phía công ty đến cuối quý 4/2022 khi giá thị trường tốt, công ty đã bán và hoàn nhập khoản trích lập dự phòng từ quý 2 và quý 3/2022, do vậy lợi nhuận tăng từ khoản đầu tư tài chính trong quý này là hơn 25 tỷ đồng.

Tin mới