Gần 99% cổ phiếu Vinalines mang đến đấu giá bị “ế”

Sáng 5/9, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã bán đấu giá lô 488,8 triệu cổ phần ra công chúng...

Gan 99% co phieu Vinalines mang den dau gia bi “e”
 Vinalines vẫn chìm đắm trong những khoản lỗ, nợ.
Sáng này 5/9/2018, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã bán đấu giá lô 488,8 triệu cổ phần ra công chúng. Tuy nhiên, kết thúc phiên đấu giá chỉ 5,4 triệu cổ phần được bán cho 41 nhà đầu tư, tức chỉ đạt 1,1% so với lượng chào bán.
Giá trúng giá bình quân cũng chỉ 10.002 đồng/cổ phần, cao hơn 2 đồng so với giá chào bán.
Việc "ế nặng" của cổ phiếu Vinalines không ngoài dự đoán của giới tài chính khi những khó khăn nội tại của doanh nghiệp vận tải biển này vẫn chưa được gỡ bỏ. Những khoản lỗ, nợ ngàn tỷ vẫn níu chân doanh nghiệp này trong hành trình chinh phục biển khơi.
Theo phương án cổ phần hóa, tổng số cổ phần phát hành lần đầu của Vinalines là hơn 1,4 tỷ cổ phần. Trong đó, cổ phần Nhà nước hơn 912 triệu cổ phần, chiếm 65% vốn điều lệ. Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 207,8 triệu cổ phần, chiếm 14,8% vốn điều lệ. Cổ phần bán đấu giá công khai là 280,9 triệu cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại được bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do chỉ có Công ty TNHH SK Securities (thuộc tập đoàn SK Group của Hàn Quốc) đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược nhưng không đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Giao thông Vận tải đã phải chuyển số cổ phần dự kiến chào bán cho cổ đông chiến lược thành cổ phần thực hiện bán đấu giá công khai.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được thành lập từ năm 1995. Năm 2006, công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Năm 2010, công ty mẹ của Vinalines chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Tại thời điểm 31/12/2017, Vinalines sở hữu 19 công ty con với tỷ lệ sở hữu trên 50% vốn điều lệ, có tổng mức vốn đầu tư 7.444 tỷ đồng gồm 10 công ty kinh doanh khai thác cảng biển, 5 công ty kinh doanh vận tải biển và 4 công ty kinh doanh dịch vụ hàng hải.
Ngoài ra, Vinalines còn sở hữu 11 công ty liên kết với mức vốn góp từ 20%-50% và 4 công ty đầu tư góp vốn với mức vốn góp dưới 20% vốn điều lệ.
Giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hóa của Vinalines tại ngày 31/12/2016 đạt hơn 18.000 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 11.900 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, Vinalines đang quản lý và sử dụng hơn 1 triệu m2 đất gồm đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất là 871 nghìn m2 và đất được Nhà nước cho thuê là 177 nghìn m2.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Vinalines năm 2017 ghi nhận mức doanh thu 13.572 tỷ đồng, giảm 7,4% so với năm trước đó. Tổng công ty kinh doanh khá bết bát khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh âm 537 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lợi nhuận khác ghi nhận 1.506 tỷ đồng lãi giúp tổng công ty đạt lợi nhuận sau thuế 748 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước đó.
Tính đến cuối năm 2017, Vinalines có tổng tài sản 28.137 tỷ đồng, riêng nợ phải trả đã lên tới 20.169 tỷ. Trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp, nợ ngắn hạn là 11.309 tỷ, nợ dài hạn 8.859 tỷ đồng. Chiếm phần lớn nhất là vay nợ ngắn hạn và dài hạn với tổng số vay vượt 11.200 tỷ đồng.
Đặc biệt, Vinalines vẫn lỗ luỹ kế 3.253 tỷ đồng. Mức lỗ này trầm trọng hơn so với thời điểm cuối năm 2016 với 2.307 tỷ đồng.
Việc lỗ của Vinalines được dự báo sẽ gia tăng đáng kể trong năm 2018. Theo kế hoạch của công ty mẹ Vinalines, 6 tháng năm 2018 doanh thu dự kiến đạt 533 tỷ đồng, lỗ 1.140 tỷ đồng. 6 tháng cuối năm 2018, doanh thu 504 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 143 tỷ. Với kế hoạch như vậy, Vinalines sẽ phải ôm khoản lỗ luỹ kế nghìn tỷ rất lâu nữa.
Những năm gần đây, Vinalines liên tục bán bớt cổ phần tại các cảng biển, cho phá sản nhiều công ty, thanh lý tàu cũ…khiến tình hình tài chính được cải thiện. Song hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn bết bát khiến cho công ty vẫn thua lỗ kéo dài.

"Mổ xẻ" khoản lỗ khổng lồ của ông lớn Vinalines

(Kiến Thức) - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines thua lỗ liên tiếp trong nhiều năm. Theo báo cáo gần đây nhất, Vinalines lỗ lũy kế đến hơn 20 nghìn tỷ đồng.

Báo Tiền Phong có đưa tin, báo cáo với Quốc hội về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Chính phủ cho biết, 19 Tập đoàn (TĐ), Tổng Công ty (TCT) còn lỗ lũy kế là 24.451 tỷ đồng, trong đó Vinalines thua lỗ đến 20.687 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ Vinalines có mức lỗ lũy kế là 388 tỷ đồng.
Báo Tiền Phong có đưa tin, báo cáo với Quốc hội về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Chính phủ cho biết, 19 Tập đoàn (TĐ), Tổng Công ty (TCT) còn lỗ lũy kế là 24.451 tỷ đồng, trong đó Vinalines thua lỗ đến 20.687 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ Vinalines có mức lỗ lũy kế là 388 tỷ đồng. 
Liên quan đến con số lỗ lũy kế lên đến trên 20 tỷ đồng của Vinalines, ông Trần Xuân Hải, Trưởng ban Truyền thông Vinalines, cho biết: Phần lớn khoản lỗ lũy kế qua các năm của Vinalines được chuyển qua từ các doanh nghiệp (DN) của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin). Theo đó, các khoản lỗ này lên đến khoảng 13.000-14.000 tỷ đồng.
Liên quan đến con số lỗ lũy kế lên đến trên 20 tỷ đồng của Vinalines, ông Trần Xuân Hải, Trưởng ban Truyền thông Vinalines, cho biết: Phần lớn khoản lỗ lũy kế qua các năm của Vinalines được chuyển qua từ các doanh nghiệp (DN) của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin). Theo đó, các khoản lỗ này lên đến khoảng 13.000-14.000 tỷ đồng. 
Trên báo Pháp luật TP HCM, đại diện Vinalines cho hay hiện ba công ty trực thuộc tiếp nhận từ Vinashin đang chuẩn bị cho phá sản gồm: Tổng Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương (Vinashinlines), Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon), Công ty TNHH MTV cảng Năm Căn (Cà Mau). Sau khi phá sản 3 doanh nghiệp này, khoản lỗ sẽ giảm.
Trên báo Pháp luật TP HCM, đại diện Vinalines cho hay hiện ba công ty trực thuộc tiếp nhận từ Vinashin đang chuẩn bị cho phá sản gồm: Tổng Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương (Vinashinlines), Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon), Công ty TNHH MTV cảng Năm Căn (Cà Mau). Sau khi phá sản 3 doanh nghiệp này, khoản lỗ sẽ giảm.
Trước đó, báo VOV có đưa tin, liên tiếp trong 2 năm 2012 và 2013, công ty mẹ Vinalines cũng lỗ nặng, ở mức lỗ lần lượt là 1.348 tỷ và 3.122 tỷ đồng.
Trước đó, báo VOV có đưa tin, liên tiếp trong 2 năm 2012 và 2013, công ty mẹ Vinalines cũng lỗ nặng, ở mức lỗ lần lượt là 1.348 tỷ và 3.122 tỷ đồng. 

Ụ nổi 500 tỷ của Vinalines đã bán thành công với giá… sắt vụn

Chiếc ụ nổi trứ danh của Vinalines trị giá 500 tỷ đồng đã được bán xong xuôi với giá sắt vụn là 38,5 tỷ đồng.

Nếu muốn chọn một tin tức có thể mang lại những cảm xúc vui vẻ cho người đọc, xin chân thành khuyên bạn đọc đừng bỏ qua một bản tin ngắn trên báo Tiền phong gần đây.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.