Gần 10.200 loại thuốc, vaccine, sinh phẩm được gia hạn lưu hành

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa gia hạn giấy đăng ký lưu hành thêm 55 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nâng tổng số thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được gia hạn qua 4 đợt lên đến gần 10.200.

Gần 10.200 loại thuốc, vaccine, sinh phẩm được gia hạn lưu hành
Cục trưởng Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế Vũ Tuấn Cường vừa ký quyết định về việc gia hạn giấy đăng ký lưu hành đối với 55 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 14 thuốc được sản xuất trong nước và 41 thuốc nước ngoài.
Bao gồm các loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan, hỗ trợ giải độc, chống dị ứng và trong điều trị xơ vữa động mạch; thuốc trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp, thuốc hướng tâm thần, chống loạn thần; trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; Điều trị triệu chứng như buồn nôn và nôn do tình trạng đau nửa đầu cấp tính gây ra…
Kem bôi trị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, viêm da; điều trị các nhiễm khuẩn tại chỗ do các chủng vi sinh vật nhạy cảm, đặc biệt là tụ cầu vàng...
Gan 10.200 loai thuoc, vaccine, sinh pham duoc gia han luu hanh
Đây là đợt công bố thứ 4 của Bộ Y tế về gia hạn hiệu lực số đăng ký, đồng thời đây là số thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế... có giấy đăng ký lưu hành hết hạn ngày 31/12/2022 được công bố gia hạn hiệu lực số đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2022/NĐ-CP ngày 29/4/2022 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, ngày 3/6/2022, Cục Quản lý Dược thông báo gia hạn giấy đăng ký lưu hành 6.251 thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài; thuốc, nguyên liệu sản xuất trong nước, vaccine và sinh phẩm y tế;
Tiếp đó ngày 20/7, Cục Quản lý Dược thông báo gia hạn giấy đăng ký lưu hành đối với 3.579 thuốc nguyên liệu làm thuốc nước ngoài; thuốc, nguyên liệu sản xuất trong nước, vaccine và sinh phẩm y tế;
Đến ngày 23/9, Cục Quản lý Dược thông báo gia hạn giấy đăng ký lưu hành đối với 271 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế.
Như vậy tổng 4 lần gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài; thuốc, nguyên liệu sản xuất trong nước, vaccine và sinh phẩm y tế của Bộ Y tế đã có 10.156 giấy đăng ký được gia hạn trong hơn 4 tháng qua.
Liên quan đến việc gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế, tại báo cáo việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Bộ Y tế thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ gửi Quốc hội nêu rõ, để tiếp tục duy trì vững chắc thành quả phòng chống dịch và dự phòng nguy cơ dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ đề nghị Quốc hội tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện việc gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc theo Nghị quyết số 30 thêm 1 năm (đến hết ngày 31/12/2023).
Về lý do, theo Bộ Y tế tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thực hiện thủ tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định hiện hành; số lượng hồ sơ gia hạn cần giải quyết rất lớn (trên 14.000 hồ sơ) và tiếp tục tăng lên, nhân lực thẩm định hồ sơ thiếu trầm trọng.
Việc gia hạn này không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc do các thuốc này đã được đăng ký lưu hành nhiều năm tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới (trong đó có nhiều quốc gia quản lý dược chặt chẽ).
Trường hợp không gia hạn kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hoạt động cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ở mọi chuyên khoa, ở tất cả các tuyến điều trị.
Về lâu dài cần có cơ chế gia hạn tự động đối với thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành. Chính phủ đã đề xuất cơ chế này trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và sẽ trình Quốc hội trong thời gian tới.

Thủ tướng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn nhân sự Bộ Y tế vào tháng 10

Tới đây, tại Kỳ họp Quốc hội thứ tư, theo quyết định của cấp có thẩm quyền, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê chuẩn nhân sự Bộ Y tế.

Thủ tướng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn nhân sự Bộ Y tế vào tháng 10
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long thông tin nội dung trên tại họp báo Chính phủ chiều 3/8 liên quan đến nhân sự là Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bộ Y tế lên tiếng việc nhiều viện 'kêu' thiếu thuốc chống đông, nguy cơ phải ngưng mổ tim

Protamin sulfat là thuốc hiếm, thuộc nhóm chống đông máu, không thể thiếu trong quy trình phẫu thuật tim, lồng ngực. Tuy nhiên tới đây lượng thuốc này nhập về Việt Nam vẫn có thể thiếu do nhu cầu tăng hơn so với dự trù hiện tại.

Bộ Y tế lên tiếng việc nhiều viện 'kêu' thiếu thuốc chống đông, nguy cơ phải ngưng mổ tim

Ngày 14/8, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có công văn liên quan việc một số cơ sở khám, chữa bệnh “kêu” có nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ứng thuốc chứa hoạt chất Protamin sulfat.

Theo Bộ Y tế, Protamin sulfat nằm trong danh mục thuốc hiếm, thuốc thuộc nhóm chống đông và là “mặt hàng không thể thiếu” trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực.

Do đây là thuốc hiếm, Cục Quản lý dược khẳng định Protamin sulfat luôn được ưu tiên xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành. Tuy nhiên đến nay, chưa có cơ sở nào nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam cho thuốc chứa hoạt chất này.

Gần đây, Cục Quản lý Dược đã cấp phép cho một số cơ sở để nhập khẩu thuốc tiêm chứa hoạt chất Protamin sulfat (chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành) để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở khám chữa bệnh.

Báo cáo về Bộ Y tế, các cơ sở nhập khẩu cho hay số lượng thuốc Protamin sulfat đã được cấp phép nhập khẩu theo đúng số lượng dự trù từ các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu. Tuy nhiên, tới đây lượng thuốc này nhập về Việt Nam vẫn có thể thiếu do nhu cầu tăng hơn so với dự trù hiện tại.

Lý do là thuốc Protamin sulfat chỉ sử dụng trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực với nhu cầu không nhiều, các hãng thường chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng.

Trong khi đó, các cơ sở nhập khẩu của Việt Nam sau khi nhận được dự trù từ các cơ sở y tế và được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu thì mới đặt hàng với nhà cung cấp thuốc nước ngoài.

Do đó, nếu việc đặt hàng không chủ động và kịp thời có thể dẫn đến có khoảng thời gian thiếu thuốc tạm thời khi nhà cung cấp thuốc nước ngoài không còn đủ hàng dự trữ để cung ứng theo yêu cầu cho Việt Nam; đồng thời, nếu chờ sản xuất thêm thì phải mất khoảng vài tháng.

Bo Y te len tieng viec nhieu vien 'keu' thieu thuoc chong dong, nguy co phai ngung mo tim

Một ca phẫu thuật tim tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: BVCC

Cục Quản lý dược từng yêu cầu các đơn vị chủ động liên hệ đặt hàng, mua sắm kịp thời; dự trữ thuốc phòng khi có nhu cầu đột biến hoặc gặp trục trặc trong cung ứng thuốc; rà soát lại kế hoạch dự trù, đặt hàng, mua sắm, dự trữ thuốc tiêm chứa hoạt chất Protamin sulfat tránh gián đoạn việc cung ứng thuốc.

Cục này cũng từng yêu cầu các cơ sở nhập khẩu thuốc Protamin sulfat khẩn trương tổng hợp toàn bộ các dự trù của cơ sở khám chữa bệnh, lập kế hoạch và ký hợp đồng sớm với cơ sở sản xuất, cơ sở cung ứng thuốc...

Để đảm bảo kịp thời, cung ứng đủ thuốc, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương; bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, các cơ sở nhập khẩu thuốc nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Cục liên quan đến việc cung ứng thuốc Protamin sulfat.

Bên cạnh đó, trước ngày 20/8, các cơ sở nhập khẩu thuốc cần báo cáo về Cục Quản lý dược kế hoạch nhập khẩu Protamin sulfat trong thời gian tới (gồm số lượng nhập, thời điểm dự kiến nhập), các nguy cơ và tình trạng thiếu hụt nguồn cung (nếu có) và đề xuất các giải pháp khắc phục.

Trước đó, các cơ quan truyền thông đã phản ánh về tình trạng nhiều cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy, Tim Hà Nội, Tim mạch Quốc gia... chỉ còn thuốc Protamin sulfat dùng trong một vài tuần. Nếu không kịp mua sắm, các bệnh viện này có nguy cơ phải ngưng các ca mổ tim vì không có thuốc thay thế.

Động cơ đê hèn của kẻ hiếp dâm nữ sinh rồi bị cắn đứt lưỡi

Quang đội lốt là Giám đốc doanh nghiệp ngành xây dựng rồi lên mạng tìm kiếm những nữ sinh viên vừa tốt nghiệp đang tìm việc làm để thực hiện ý đồ xấu.

Động cơ đê hèn của kẻ hiếp dâm nữ sinh rồi bị cắn đứt lưỡi
Dong co de hen cua ke hiep dam nu sinh roi bi can dut luoi
 Theo hồ sơ vụ án, cuối tháng 4/2017, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tiến hành bắt khẩn cấp đối tượng Chu Thế Quang (SN 1979, quê Thanh Hóa) về hành vi "Hiếp dâm". Nạn nhân trong vụ án là chị Hoàng Thu H. (25 tuổi, quê Hà Nội).
Dong co de hen cua ke hiep dam nu sinh roi bi can dut luoi-Hinh-2

Bản thân chị H. vốn là nữ sinh viên mới tốt nghiệp, đang khát khao tìm kiếm việc làm. Vừa làm hồ sơ, gửi trực tiếp khắp nơi, chị H. còn đăng tin tìm việc lên các trang mạng xã hội với đầy đủ thông tin cá nhân, trong đó có số điện thoại để liên hệ. (Ảnh minh hoạ, nguồn ảnh Internet) 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.