Gạc-măng-rê của người Việt xưa là cái gì?

Gạc-măng-rê của người Việt xưa là cái gì?

(Kiến Thức) - Gạc-măng-rê tên gọi một đồ vật rất quen thuộc với người Việt một thế kỷ trước, nhưng ngày nay hầu như đã “tuyệt tích”. Vậy cái gạc-măng-rê là cái gì?

Gạc-măng-rê còn được gọi là gạc-măng-giê, là cách người Việt phát âm từ tiếng Pháp “garde manger”, nghĩa là cái tủ ở nhà bếp. Cái gạc-măng-rê còn được gọi bằng một cái tên thân thuộc hơn, là cái chạn.
Gạc-măng-rê còn được gọi là gạc-măng-giê, là cách người Việt phát âm từ tiếng Pháp “garde manger”, nghĩa là cái tủ ở nhà bếp. Cái gạc-măng-rê còn được gọi bằng một cái tên thân thuộc hơn, là cái chạn.
Có lẽ văn hóa sử dụng gạc-măng-rê đã thịnh hành Việt Nam từ thời Pháp thuộc nên vật dụng tưởng như rất dân dã với người Việt này lại mang một cái tên rất “tây”.
Có lẽ văn hóa sử dụng gạc-măng-rê đã thịnh hành Việt Nam từ thời Pháp thuộc nên vật dụng tưởng như rất dân dã với người Việt này lại mang một cái tên rất “tây”.
Về cơ bản, gạc-măng-rê là một vật dụng nhà bếp dùng để cất trữ thực phẩm, các loại đồ dùng trong nấu ăn, thường được đóng bằng gỗ. Trong nhiều thập niên, gạc-măng-rê ở Việt Nam được đóng theo một quy tắc ít thay đổi.
Về cơ bản, gạc-măng-rê là một vật dụng nhà bếp dùng để cất trữ thực phẩm, các loại đồ dùng trong nấu ăn, thường được đóng bằng gỗ. Trong nhiều thập niên, gạc-măng-rê ở Việt Nam được đóng theo một quy tắc ít thay đổi.
Gạc-măng-rê có kích cỡ đa dạng, thường được đóng thành ba tầng. Tầng dưới cùng không có cánh cửa, dùng để úp xoong, nồi. Tầng giữa có nan gỗ thưa để xếp bát đĩa. Tầng trên cùng thường dùng để cất đồ ăn. Bên hông gạc-măng-rê treo một giỏ tre cắm đũa, muôi, thìa, dao... các loại.
Gạc-măng-rê có kích cỡ đa dạng, thường được đóng thành ba tầng. Tầng dưới cùng không có cánh cửa, dùng để úp xoong, nồi. Tầng giữa có nan gỗ thưa để xếp bát đĩa. Tầng trên cùng thường dùng để cất đồ ăn. Bên hông gạc-măng-rê treo một giỏ tre cắm đũa, muôi, thìa, dao... các loại.
Gạc-măng-rê thường có bốn chân và nhô lên khỏi mặt đất. Để chống kiến bò lên, thời xưa nhiều gia đình lồng bốn chiếc bát vào bốn chân và đổ dầu hôi vào bên trong.
Gạc-măng-rê thường có bốn chân và nhô lên khỏi mặt đất. Để chống kiến bò lên, thời xưa nhiều gia đình lồng bốn chiếc bát vào bốn chân và đổ dầu hôi vào bên trong.
Vào thời bao cấp, hầu như gia đình nào ở Việt Nam cũng có một cái gạc-măng-rê. Có thể nói không ngoa là một gia đình dù đã có con cái nhưng chưa có cái gạc-măng-rê ở trong bếp thì chưa thể coi là một gia đình thực sự.
Vào thời bao cấp, hầu như gia đình nào ở Việt Nam cũng có một cái gạc-măng-rê. Có thể nói không ngoa là một gia đình dù đã có con cái nhưng chưa có cái gạc-măng-rê ở trong bếp thì chưa thể coi là một gia đình thực sự.
Ngày nay, cái chạn - gạc-măng-rê đã trở thành hoài niệm của người Việt khi nó được thay thể bằng các loại tủ bếp, kệ bếp... rất đa dạng về chủng loại kích cỡ, chật liệu. Những cái gạc-măng-rê cũ còn nguyên vẹn trở thành mặt hàng hiếm trong giới sưu tầm đồ xưa, có thể được mua bán với giá cao không tưởng so với giá trị thực của nó thời còn thịnh hành...
Ngày nay, cái chạn - gạc-măng-rê đã trở thành hoài niệm của người Việt khi nó được thay thể bằng các loại tủ bếp, kệ bếp... rất đa dạng về chủng loại kích cỡ, chật liệu. Những cái gạc-măng-rê cũ còn nguyên vẹn trở thành mặt hàng hiếm trong giới sưu tầm đồ xưa, có thể được mua bán với giá cao không tưởng so với giá trị thực của nó thời còn thịnh hành...
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.