FTA Việt Nam-EAEC: Không chỉ có ý nghĩa kinh tế

(Kiến Thức) - Việc ký kết FTA giữa Cộng đồng kinh tế Á-Âu với Việt Nam ngoài ý nghĩa kinh tế còn đem lại hiệu quả chính trị hay đúng hơn là địa chính trị.

FTA Việt Nam-EAEC: Không chỉ có ý nghĩa  kinh tế
Đó là nhận định của  Giáo sư Evgeny Kanaev - chuyên gia Trung tâm ASEAN Đại học MGIMO - trong hội thảo bàn tròn về FTA diễn ra gần đây tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
FTA Viet Nam-EAEC: Khong chi co y nghia  kinh te
Giáo sư Evgeny Kanaev: Việc ký kết FTA Việt Nam-EAEC  ngoài ý nghĩa kinh tế còn đem lại hiệu quả  địa chính trị.
Vậy FTA Việt Nam-EAEC mang lại điều gì cho Nga xét từ quan điểm địa chính trị?
Giáo sư Evgeny Kanaev trả lời: "Nga đã có hành động giá trị trong việc thực hiện các mục tiêu địa chính trị quan trọng nhất: hội nhập theo hai hướng Châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Á-Âu. Đa số hiểu rằng, quan hệ Nga-phương Tây trong 5 đến 7 năm, thậm chí 10 năm tới sẽ phát triển với kịch bản tiêu cực… Vì vậy, đối với Nga, điều quan trọng là phải siết chặt hai vectơ chính sách đối ngoại hướng Thái Bình Dương và khu vực Á-Âu. Điểm thứ hai là  đa dạng hóa các tiềm lực chính trị và kinh tế của đất nước. Bằng hiệp định FTA vừa ký kết, chúng tôi chứng tỏ… rằng chuyển hướng về phía đông không có nghĩa chỉ hướng tới Trung Quốc. Sự hợp tác Nga-Việt đang trở nên bền vững, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước chứa đựng những nội dung thiết thực. Tạo ra tiền đề cho việc bắc cầu FTA với ASEAN, tiếp đến mở rộng hơn nữa Quan hệ đối tác kinh tế khu vực toàn diện đang được triển khai”.
Về ý nghĩa địa chính trị của FTA này đối với Việt Nam, Giáo sư Evgeny Kanaev nhận định: "Việt Nam đã chứng tỏ là một thành viên tích cực trong các quan hệ hợp tác đa phương cấp khu vực và toàn cầu. Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - mà Việt Nam là một thành viên quan trọng - đang phấn đấu trở thành nền kinh tế đứng thứ tư thế giới, tăng cường ảnh hưởng tới các quá trình chính trị-kinh tế toàn cầu. Xét từ đó sẽ thấy Việt Nam thực hiện một bước đi thiết thực củng cố cho chính sách chung của ASEAN, thúc đẩy uy tín của Việt Nam tại hiệp hội cũng như trong các thể chế khác…Việc ký Hiệp định FTA với EAECphù hợp với chủ trương của Việt Nam về cân bằng quan hệ đối ngoại và ngoại thương”.
Theo chuyên gia Kanaev, FTA EAEC-Việt Nam sẽ tăng cường vị thế của tập thể "phi phương Tây” và thể hiện tăng sự cường xu hướng khu vực hóa. Cuối cùng, FTA này còn góp phần cho sự hình thành thế giới Âu-Á đoàn kết…

Bước tiến thiết thực trong quan hệ hợp tác Nga-Việt

Bước tiến thiết thực trong quan hệ hợp tác Nga-Việt
Thủ tướng Medvev và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
 Thủ tướng Medvev và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Chương trình nghị sự trong chuyến thăm Liên bang Nga 3 ngày của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nổi bật và phong phú. Chương trình bao gồm chuyến thăm Trung tâm Văn hóa và Thương mại Hà Nội ở Moscow và chuyến thị sát những tàu ngầm đang được chế tạo cho Việt Nam ở thành phố Kaliningrad trên biển Baltic. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến thăm các tập đoàn Zarubezhneft và Rosatom, gặp gỡ các nghị sĩ Nga và các nhà hoạt động của Hội Hữu nghị Nga-Việt.

“Bước đột phá” trong quan hệ Việt Nam-EAEC

(Kiến Thức) - Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev ca ngợi việc ký FTA giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC) và Việt Nam là "bước đột phá".

“Bước đột phá” trong quan hệ Việt Nam-EAEC
“Buoc dot pha” trong quan he Viet Nam-EAEC
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev tại Lễ ký kết FTA giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam.
Theo Thủ tướng Medvedev, hơn 40 nước và các tổ chức thế giới đã tuyên bố quan tâm hợp tác với Liên minh kinh tế Á-Âu dưới nhiều hình thức khác nhau. Việt Nam - quốc gia phát triển năng động và đóng vai trò quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới - là nước đầu tiên ký kết thỏa thuận với EAEC.
Đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Nga và Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2009. Đến năm 2010, Liên minh Hải quan (gồm Nga, Belarus và Kazastan) được thành lập, nên khuôn khổ đàm phán đã thay đổi.

Liên minh chống IS vẫn “trong vòng luẩn quẩn”

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ cầm đầu vẫn chưa có một chiến lược toàn diện và hữu hiệu.

Liên minh chống IS vẫn “trong vòng luẩn quẩn”
Trong khi thừa nhận liên minh chống IS chưa có chiến lược toàn diện và hiệu quả, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói Lầu Năm Góc đang soạn thảo kế hoạch huấn luyện binh sĩ Iraq một cách hiệu quả, nhưng công tác tuyển mộ binh sĩ từ các bộ tộc Hồi giáo Sunni cần được coi là một ưu tiên.
Lien minh chong IS van
Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức, Tổng thống Obama thừa nhận Liên minh chống IS chưa có chiến lược toàn diện và hữu hiệu.
Ông cũng tái khẳng định việc phải chặn đứng làn sóng các chiến binh nước ngoài tràn vào Iraq, khi mà hàng ngàn các phần tử thánh chiến vẫn đổ vào Syria và tiếp tục cuộc hành trình sang Iraq.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.