“Bước đột phá” trong quan hệ Việt Nam-EAEC

(Kiến Thức) - Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev ca ngợi việc ký FTA giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC) và Việt Nam là "bước đột phá".

“Bước đột phá” trong quan hệ Việt Nam-EAEC
“Buoc dot pha” trong quan he Viet Nam-EAEC
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev tại Lễ ký kết FTA giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam.
Theo Thủ tướng Medvedev, hơn 40 nước và các tổ chức thế giới đã tuyên bố quan tâm hợp tác với Liên minh kinh tế Á-Âu dưới nhiều hình thức khác nhau. Việt Nam - quốc gia phát triển năng động và đóng vai trò quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới - là nước đầu tiên ký kết thỏa thuận với EAEC.
Đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Nga và Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2009. Đến năm 2010, Liên minh Hải quan (gồm Nga, Belarus và Kazastan) được thành lập, nên khuôn khổ đàm phán đã thay đổi.
FTA Việt Nam-EAEC được ký kết ngày 29/5/2015. Theo tiêu chuẩn quốc tế, 5 năm chuẩn bị hoàn toàn không phải là khoảng thời gian dài.
Theo ông Anton Anikiev, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Ủy ban Kinh tế Á-Âu, cuộc đàm phán đã mang lại cho các chuyên gia Nga những kinh nghiệm to lớn. Tại hội nghị bàn tròn do Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga tổ chức, ông Anton Anikiev nói: "Hiệp định về Khu vực thương mại tự do với Việt Nam được soạn thảo dựa trên cơ sở kinh nghiệm tiên tiến nhất của các FTA hiện nay. Chúng tôi đã tìm hiểu toàn bộ kinh nghiệm thế giới về việc ký kết các hiệp định tương tự và cố gắng chọn ra những điều tốt nhất, bởi vì  hiệp định với Việt Nam sẽ là nền tảng cho các FTA  mà sau này Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ ký kết với các nước khác. Tất cả các vấn đề đã được soạn thảo chi tiết, thành văn bản dài tới 1.300 trang. Hiệp định về tự do thương mại liên quan đến Việt Nam và các nước trong  Liên minh kinh tế Á-Âu. Riêng Hiệp định về tự do dịch vụ và đầu tư chỉ liên quan đến Việt Nam và Nga. Trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài đến 12 năm, thuế quan đối với 90% hàng hóa trao đổi chung sẽ giảm từ 16% hiện nay xuống thực tế 0%. Chúng tôi cũng đã lường trước việc bảo vệ lợi ích kinh tế cho cả các bên đối với một số nhóm hàng hóa”.
Từ lâu, Việt Nam có quan hệ hữu nghị với Nga và các nước khác trong Liên minh Kinh tế Á-Âu. Việc thành lập Khu vực thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích cho cả các bên. Đây là đòn bẩy cho sự phát triển thương mại và đầu tư giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam, đưa liên minh vào với thị trường các nước ASEAN, còn Việt Nam thì tiếp cận với công nghệ tiên tiến của Nga, tăng cường kinh tế trong quan hệ đối tác toàn diện Nga-Việt Nam.
Xây dựng Khu vực Thương mại Tự do với Việt Nam không những quan trọng về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa về về mặt địa chính trị và thể hiện chính sách ngoại giao đa phương của Liên bang Nga.

Tổng thống Putin viết về quan hệ Nga-Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhân chuyến thăm Việt Nam lần thứ 3 (từ 12/11), Tổng thống V.Putin có bài viết nói về quan hệ hai nước Nga và Việt Nam.

Tổng thống Putin viết về quan hệ Nga-Việt Nam
Tổng thống Nga Putin.
 Tổng thống Nga Putin.
Toàn văn bài viết như sau:

Trung Quốc phản đối Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam

(Kiến Thức) - Theo trang mạng Strategy Page ở Mỹ, Trung Quốc đã phản đối Nga về việc Moscow đồng ý bán cho Việt Nam 50 tên lửa phóng  từ  tàu ngầm 3M54 Klub.

Trung Quốc phản đối Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam
Trong một bài viết được đăng tải ngày 31/5, Strategy Page nói rằng mặc dù Nga và Việt Nam cố gắng hạ thấp thương vụ nói trên, 28  tên lửa Klub đã được chuyển giao cho Việt Nam.
Trung Quốc hiện không có phương tiện chống đỡ hiệu quả trước sự tấn công của tên lửa Klub.
Trung Quốc hiện không có phương tiện chống đỡ  hiệu quả trước sự tấn công của  tên lửa Klub.
Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến thương vụ này  vì các tên lửa Klub cũng có thể được sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất. Bài viết của Strategy Page nói rằng các tàu ngầm của Ấn Độ, Algeria và Việt Nam hiện đang sử dụng các tên lửa Klub  được cho là có hiệu quả chiến đấu cao.

Ai được lợi khi châm ngòi chiến tranh ở Ukraine?

(Kiến Thức) - Tổng thống Poroshenko tuyên bố rằng Nga sắp xâm lược Ukraine, nhưng “tia lửa đốt cháy cánh đồng” lại được tìm thấy ở vấn đề trong nước.

Ai được lợi khi châm ngòi chiến tranh ở Ukraine?
Tổng thống Petro Poroshenko nói trước quốc hội rằng Ukraine đang phải đối mặt với "mối đe dọa to lớn" sắp xảy ra và đó là cuộc xâm lược tổng lực của Nga.
Ai duoc loi khi cham ngoi chien tranh o Ukraine?
Tổng thống Petro Poroshenko: Ukraine đang phải đối mặt với "mối đe dọa to lớn" sắp xảy ra. 
Trên thực tế, không hẳn là như vậy. Trong khi nguy cơ chiến tranh tái bùng phát là rất thực tế do bạo lực leo thang ở miền đông Ukraine, nhưng kẻ chủ mưu châm ngòi chiến tranh ở Ukraine nhiều khả năng ngồi ở Kiev hoặc ở miền đông Ukraine, chứ không phải ở Moscow hay ở các thủ đô phương Tây.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.