Formosa chôn lấp chất thải có chứa xyanua vượt quá quy định

(Kiến Thức) - Bộ Tài nguyên và Môi trường kết luận, trong chất thải chôn lấp trái phép có một số mẫu bùn thải chứa thông số xyanua (CN-) vượt ngưỡng chất thải nguy hại.

Formosa chôn lấp chất thải có chứa xyanua vượt quá quy định
Ngày 2/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thông tin báo chí về sự việc chôn lấp bùn thải trái phép của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh.
Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi phát hiện vụ việc, ngày 11/7/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động thành lập Đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra làm rõ vụ việc và xử lý theo thẩm quyền. Trong quá trình kiểm tra, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu chất thải.
Ngày 12/7/2016, Tổng cục Môi trường đã ban hành Công văn số 1567/TCMT-QLCT&CTMT đề nghị Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh báo cáo về nội dung vụ việc. Ngày 13/7/2016, Bộ TN&MT đã cử Đoàn công tác vào phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để kiểm tra, hướng dẫn xử lý, giải quyết vụ việc.
Formosa chôn lấp nhiều chất thải độc hại tại nhiều nơi tại Hà Tĩnh. Ảnh: Xuân Đức/Zing News.
Formosa chôn lấp nhiều chất thải độc hại tại nhiều nơi tại Hà Tĩnh. Ảnh: Xuân Đức/Zing News.
Đoàn công tác của Bộ TN&MT đã tiến hành lấy mẫu bùn thải, mẫu đất và mẫu nước mặt, nước ngầm tại các khu vực chôn lấp chất thải nêu trên (bao gồm 38 mẫu bùn thải, 30 mẫu đất tại vị trí chôn lấp và khu vực đất xung quanh, 01 mẫu nước giếng khoan và 03 mẫu nước suối trong khu vực). Phương pháp lấy mẫu được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày 1/8/2011 của Bộ TN&MT quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại.
"Việc phân tích mẫu được giao cho 3 Phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn xử lý, phân tích và đối chứng. Đến ngày 1/8/2016, Bộ TN&MT sau khi tiến hành tổng hợp kết quả, so sánh, đối chứng, đánh giá kết quả phân tích từ các phòng thí nghiệm cho thấy: trong chất thải chôn lấp trái phép có một số mẫu bùn thải có chứa thông số xyanua (CN-) vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 của Luật Bảo vệ môi trường: “chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại”; và Khoản 1 Điều 29 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu: “chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân định, phân loại riêng với chất thải nguy hại, trường hợp không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại". Vì vậy, Bộ TN&MT kết luận: bùn thải bị chôn lấp trái phép đã được bốc xúc, lưu giữ với khối lượng là 390,72 tấn (bao gồm cả đât đá bị lẫn) là chất thải công nghiệp có lẫn chất thải nguy hại; phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại và phải được chuyển giao cho đơn vị có chức năng, được cấp phép xử lý theo quy định của pháp luật", Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết.
Kết quả khảo sát môi trường đất, môi trường nước cho thấy nước mặt, nước ngầm và đất tại vị trí chôn lấp bùn thải và khu vực xung quanh chưa bị ô nhiễm do việc chôn lấp trái phép bùn thải nêu trên gây ra.
Về xử lý trách nhiệm đối với chủ nguồn thải là Công ty Formosa Hà Tĩnh, Theo Bộ Tài Nguyên Môi trường kết quả phân tích mẫu bùn thải nêu trên cho thấy Công ty Formosa Hà Tĩnh đã có các hành vi vi phạm sau: Không phân định, phân loại, xác định đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại phải đăng ký và quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với trường hợp chuyển giao từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại, quy định tại Điểm h, Khoản 7 Điều 21 của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP.
Bộ TN&MT sẽ xử phạt các vi phạm hành chính nêu trên theo quy định của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP và yêu cầu Công ty Formosa Hà Tĩnh phải khắc phục ngay hậu quả do việc chuyển giao bùn thải không đúng quy định, cụ thể:
Công ty Formosa chịu hoàn toàn trách nhiệm phối hợp với Công ty Kỳ Anh tiến hành ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý chất thải nguy hại để xử lý ngay 390,72 tấn bùn thải lẫn đất đá nêu trên theo quy định và chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý này; quá trình vận chuyển, xử lý giao Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh có trách nhiệm chủ trì và phối hợp giám sát, kiểm tra;
Phải tiến hành đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với các loại bùn thải nguy hại phát sinh theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ- CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; xây dựng kế hoạch xử lý chất thải (công nghiệp rắn thông thường, chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại) cho toàn bộ Dự án và phải hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền trước ngày 30 tháng 8 năm 2016.
Về xử lý trách nhiệm đối với Công ty Kỳ Anh: Việc chôn lấp trái phép bùn thải nguy hại của Công ty Kỳ Anh nêu trên có dấu hiệu tội phạm về môi trường theo quy định tại Điều 182a của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10. Do vậy, Bộ TN&MT sẽ bàn giao toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm của Công ty Kỳ Anh cho Công an tỉnh Hà Tĩnh để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Mời quý độc giả xem video về Formosa (nguồn VTC):

"Có thể xử lý hình sự vụ Formosa chôn chất thải"

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: "Nếu thực sự Formosa đưa chất thải nguy hại chôn lấp ra môi trường thì có thể xử theo bộ luật hình sự".

"Có thể xử lý hình sự vụ Formosa chôn chất thải"
Trao đổi với báo Lao Động bên lề hội thảo "Lập quy hoạch tài nguyên nước lực vực sông Hồng - Thái Bình" Bộ trưởng Bộ TNMT khẳng định hiện pháp luật đã quy định rất rõ về việc quản lý chất thải. Theo đó, chủ thể phát sinh ra chất thải phải có những trách nhiệm rất rõ ràng trong quản lý. Luật quy định họ phải chọn những nhà xử lý có năng lực, có giấy phép, phải kiểm tra kỹ thì mới được thực hiện việc chuyển chất thải, những người xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp, rác thải nguy hại phải được cấp phép được cơ quan quản lý ở trung ương nếu chất thải đó thải ra vận chuyển đi qua nhiều tỉnh còn nếu xử lý ở địa phương thì Sở TNMT ở đó cấp phép. Theo ông Hà, khi đối chiếu theo luật, phải xem chất thải đó là chất thải gì, nếu phân tích xong có kết quả, số liệu chính xác thì sẽ xác định rõ trách nhiệm của người phát sinh ra chất thải đó rồi sẽ kiểm tra làm rõ trách nhiệm, năng lực và cơ sở pháp lý của người nhận chất thải đó.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. 
Người nhận chất thải thì có hai trường hợp là người vận chuyển và người xử lý. Trong trường hợp nếu thực sự đưa chất thải nguy hại chôn lấp ra môi trường thì có thể xử theo bộ luật hình sự vì đã có quy định về tội đưa chất thải ra huỷ hoại môi trường. Người đứng đầu Bộ TNM khẳng định nếu có phát hiện ra sai ở đâu, lỗi đến đâu xử lý đến đấy và xử lý nghiêm để răn đe.

Chùm ảnh: Ngắm những điều hòa tự nhiên siêu mát ở Hà Nội

Các hồ ở khu vực nội thành Hà Nội được hình thành nên qua những biến động địa chất hàng vạn năm của sông Hồng vùng hạ lưu, được ví như những "điều hòa" tự nhiên của thành phố.

Chùm ảnh: Ngắm những điều hòa tự nhiên siêu mát ở Hà Nội
Với sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị, mật độ dân cư ngày một tăng, Hà Nội vẫn may mắn có được hệ thống ao hồ dày đặc giảm phần nào không khí ngột ngạt. Các hồ ở khu vực nội thành Hà Nội tạo nên ấn tượng về màu xanh đặc biệt khi nhìn từ trên cao. Hồ Gươm nằm ở quận trung tâm Hoàn Kiếm bao quanh là các phố Hàng Khay, Hàng Trống, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng là thắng cảnh nổi tiếng nhất của Thủ đô.

Với sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị, mật độ dân cư ngày một tăng, Hà Nội vẫn may mắn có được hệ thống ao hồ dày đặc giảm phần nào không khí ngột ngạt. Các hồ ở khu vực nội thành Hà Nội tạo nên ấn tượng về màu xanh đặc biệt khi nhìn từ trên cao. Hồ Gươm nằm ở quận trung tâm Hoàn Kiếm bao quanh là các phố Hàng Khay, Hàng Trống, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng là thắng cảnh nổi tiếng nhất của Thủ đô.

Sở XD Thanh Hóa “nhất bên trọng, nhất bên khinh” khi xử lý vi phạm?

(Kiến Thức) - Nhiều công trình tại Thanh Hóa có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng không được Sở Xây dựng xử lý triệt để và thống nhất theo luật định gây lùm xùm trong dư luận?

Sở XD Thanh Hóa “nhất bên trọng, nhất bên khinh” khi xử lý vi phạm?
Nương tay với nhiều công trình có dấu hiệu vi phạm xây dựng?
Thời gian gần đây, dư luận tỉnh Thanh Hóa xôn xao trước thông tin nhiều công trình đã và đang triển khai xây dựng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xây dựng nhưng vẫn được tỉnh Thanh Hóa và Sở Xây dựng Thanh Hóa “mắt nhắm, mắt mở” để nương tay.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.