FLC dự kiến không chia cổ tức, huy động thêm 5.000 tỷ đồng làm dự án

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2021 với kế hoạch lãi tăng mạnh 35%, không chia cổ tức đồng thời muốn huy động gần 5.000 tỷ đồng để đầu tư bất động sản.

Cho năm 2021, FLC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 9.500 tỷ đồng và lãi sau thuế hợp nhất 416 tỷ đồng. So với năm 2020, kế hoạch doanh thu giảm 30%, ngược lại kế hoạch lợi nhuận tăng 35%.

Năm vừa qua, tập đoàn của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết ghi nhận doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 13.500 tỷ đồng, lãi sau thuế 308 tỷ đồng, giảm lần lượt 15% và 56% so với thực hiện năm trước.

FLC du kien khong chia co tuc, huy dong them 5.000 ty dong lam du an
 FLC đặt kế hoạch tăng trưởng lãi 35% trong năm nay.

Bên cạnh đó, HĐQT FLC cũng đề nghị không chia cổ tức trong cả hai năm 2020 và 2021 để tái đầu tư lợi nhuận vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tâp̣ đoàn.

Công ty vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư trọng điểm xoay quanh 3 trụ cột chính là bất động sản, hàng không và du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp chặt chẽ cùng các lĩnh vực kinh doanh bổ trợ nhằm tạo nên dấu ấn bứt phá trong hệ sinh thái kinh tế FLC.

Dự kiến trong năm 2021, Tập đoàn FLC có kế hoạch phát triển và ra mắt gần 20 dự án, trong đó, nhiều dự án đã, đang được triển khai tại nhiều tỉnh, thành từ Bắc vào Nam gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Bình Định, Quảng Bình, Gia Lai, Kontum, Đồng Tháp...

Dự kiến huy động 5.000 tỷ đồng đầu tư bất động sản

Tập đoàn FLC cũng đang có kế hoạch chào bán 497 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành lên thành 1,2 tỷ đơn vị.

Thời gian chào bán dự kiến là trong quý 2/2021 sau khi Đại hội cổ đông ngày 12/4 tới đây thông qua và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

FLC du kien khong chia co tuc, huy dong them 5.000 ty dong lam du an-Hinh-2
Nguồn: FLC 

Tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán (tính theo mệnh giá) là gần 4.970 tỷ đồng. Trong đó, FLC dự định dùng khoảng 4.500 tỷ đồng để đầu tư thực hiện các dự án bất động sản, đáng kể nhất là Dự án FLC Quảng Bình, Khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh (Hạ Long, Quảng Ninh) và Sân golf Đak Đoa (tỉnh Gia Lai).

Còn lại khoảng 470 tỷ đồng sẽ được dùng để bổ sung vốn lưu động.

Đầu tháng 2 năm nay, tỷ lệ sở hữu của FLC tại Bamboo Airways giảm còn 39,4% nên FLC không còn là công ty mẹ của hãng hàng không này. FLC cũng đã thoái hết vốn khỏi CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS).

Những phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu FLC tăng mạnh bất chấp diễn biến thị trường chung, trong đó có ba phiên kịch trần liên tiếp là 19, 22 và hôm nay 23/3.

Sáng nay dù thị trường đỏ lửa, FLC tiếp tục tăng mạnh 4,6% lên 9.600 đồng/cp, con đường về mệnh giá của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết hứa với cổ đông không còn xa.

Lợi nhuận sau kiểm toán tăng gấp 6 lần, FLC bị nghi 'giấu lãi' 133 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - CTCP Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 với các chỉ tiêu biến động rất mạnh so với báo cáo tự lập.

Trong đó, doanh thu thuần chỉ giảm nhẹ 0,7% so với báo cáo tự lập, tuy nhiên lợi nhuận gộp lại ghi âm nặng hơn với 3.246 tỷ đồng.

Thêm vào đó, chi phí tài chính giảm gần 4% về mức 896 tỷ đồng; hoạt động khác cũng giảm lỗ từ 41 tỷ về còn 26 tỷ. Nhờ đó, FLC ghi nhận gần 160 tỷ đồng lợi nhuận năm 2020, tăng vọt gấp gần 6 lần báo cáo tự lập, tương ứng thêm 133 tỷ đồng.

Nhà đầu tư chứng khoán có liều lĩnh khi đổ tiền vào hàng FLC?

(Vietnamdaily) - Liên tiếp trong 2 phiên giao dịch 22-23/3, cả thị trường giao dịch yếu và giằng co trước ngưỡng 1.200 điểm, tuy vậy cả nhóm cổ phiếu họ FLC lộn ngược dòng xanh ngắt và thu hút khá dòng tiền khá lớn từ nhà đầu tư.

Ngược với thị trường, nhiều cổ phiếu thị giá thấp tăng mạnh, tiêu biểu là FLC và ROS. Hai cổ phiếu này cùng tăng trần, trắng bên mua về cuối phiên 22/3.

Đặc biệt, cổ phiếu FLC dư mua gần 33 triệu đơn vị ở giá trần 8.580 đồng khi đóng cửa phiên 22/3. Hiện thị giá FLC đang ở mức cao nhất trong hơn 6 năm qua từ năm 2015 đến nay sau chuỗi tăng mạnh từ đầu tháng 3.

Tin mới