FE Credit và HDSaison bị ảnh hưởng thế nào từ quy định giới hạn giải ngân trực tiếp?

(Vietnamdaily) - Ngân hàng Nhà nước đề ra quy định giới hạn giải ngân trực tiếp đối với tất cả công ty tài chính tiêu dùng. 

7 tháng sau khi NHNN lấy ý kiến trong ngành cho bản dự thảo sửa đổi thông tư 43/2016/NHNN quy định hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính, thông tư chính thức này đem lại lợi ích lẫn tổn thất cho các ngân hàng.

Thông tư 18/2019/TTNHNN bổ sung các điều mới và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Theo đó, đối với tỷ trọng giải ngân trực tiếp (cụ thể là cho vay bằng tiền mặt) trong tổng dư nợ cho vay, các điều khoản thay đổi trong dự thảo trước đó nhắm đến giới hạn chỉ giải ngân trực tiếp cho khách hàng hiện hữu và có lịch sử tín dụng tốt trên cơ sở dữ liệu CIC.

Còn Thông tư 18 bỏ ý chỉ giải ngân trực tiếp cho khách hàng hiện hữu và giữ ý có lịch sử tín dụng tốt trên cơ sở dữ liệu CIC. Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đây là điểm tích cực cho công ty tài chính.

Như vậy, lộ trình quy định giới hạn giải ngân trực tiếp trong tổng dư nợ là 70% trong năm 2021, 60% năm 2022, 50% cho năm 2023 và 30% từ năm 2024.

FE Credit va HDSaison bi anh huong the nao tu quy dinh gioi han giai ngan truc tiep?
 

Thông tư 18 định nghĩa giải ngân trực tiếp bao gồm tiền mặt và giao dịch thanh toán không sử dụng tiền mặt (thẻ tín dụng).

Cũng theo VCSC, trong tháng 3/2019, FE Credit đã phân biệt danh mục cho vay tiền mặt và thẻ tín dụng. Tuy nhiên, Thông tư 18 đặt ra nghi vấn cho điều này và có khả năng 1 phần của danh mục thẻ tín dụng sẽ bị tính vào giới hạn.

Hiện tại, cho vay tiền mặt và thẻ tín dụng chiếm 83% dư nợ của FE Credit còn HDSaison không có mảng thẻ tín dụng và tỷ lệ cho vay tiền mặt vào khoảng 1/3 tổng dư nợ. 

Thực tế, việc đưa ra các quy định để kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các Công ty tài chính tiêu dùng là cần thiết khi cho vay giải ngân trực tiếp là loại hình vay tín chấp, thủ tục nhanh và không cần chứng minh mục đích vay.

Đây cũng là phân khúc dễ phát triển dư nợ, nhưng rủi ro cao và khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay.

Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gia tăng, các công ty tài chính tiêu dùng sẽ đẩy mạnh tỷ trọng cho vay tiền mặt trong danh mục tín dụng để nhanh chiếm lĩnh thị phần.

Thời gian qua, theo đánh giá của NHHN, các công ty tài chính đã giúp người dân có cơ hội tiếp cận vốn vay nhiều hơn.

Tuy nhiên, với việc đòi nợ kiểu xã hội đen của nhiều công ty tài chính, cho vay tiềm ẩn rủi ro nợ xấu. Do đó, đã đến lúc cơ quan quản lý thấy cần siết chặt, kiểm soát hoạt động này hơn.

Công ty tài chính bị tố 'gài' khách hàng, cứ tự động chuyển tiền vào tài khoản

(Vietnamdaily) - Gần đây, trên mạng xã hội lại tiếp lan truyền thông tin về việc nhân viên công ty tài chính lừa đảo một khách hàng.

“Gài bẫy” khách hàng?

Một khách hàng vừa chia sẻ lên mạng xã hội thông tin mình bị công ty tài chính của một ngân hàng. Trước đây khách hàng này đã từng mua hàng trả góp thông qua công ty tài chính này và cũng đã trả đúng hạn.

Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng FE Credit

Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) có vốn điều lệ 7.328 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sở hữu 100% vốn.

Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) có vốn điều lệ 7.328 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sở hữu 100% vốn.

Theo kết quả kinh doanh mà FE Credit vừa công bố, lợi nhuận trước thuế 6 tháng 2019 đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói, con số này đóng góp vào 49% lợi nhuận hợp nhất của VPBank, tăng cao hơn so với mức 45% của năm 2018.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.