F0 điều trị tại nhà: Đối tượng nào được hưởng trợ cấp COVID-19

Số ca mắc COVID-19 mới đang ngày càng cao, đa số đều chọn phương pháp điều trị tại nhà, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng được hưởng trợ cấp COVID-19.

F0 điều trị tại nhà: Đối tượng nào được hưởng trợ cấp COVID-19
Chế độ ốm đau là chính sách hỗ trợ nghỉ ốm dành cho người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Những người lao động là F0 điều trị tại nhà cần làm gì để được hưởng trợ cấp COVID-19?
Trợ cấp chế độ ốm đau
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định khi gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng đủ các điều kiện như người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
F0 dieu tri tai nha: Doi tuong nao duoc huong tro cap COVID-19
 Người lao động là F0 điều trị tại nhà nếu không khai báo sẽ không được hưởng trợ cấp.
Như vậy, trường hợp người lao động nhiễm COVID-19 đang đóng BHXH và điều trị tại nhà thì được hưởng chế độ ốm đau nếu có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Khoản 1 Điều 100 của Luật BHXH quy định, để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động điều trị bệnh tại nhà phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trong đó, theo điểm a khoản 1 Điều 20 của Thông tư 56/2017/TT-BYT, Giấy này do cơ sở khám, chữa bệnh đã dược cấp giấy phép hoạt động cấp.
Hiện nay, chưa có hướng dẫn thống nhất về việc trường hợp F0 điều trị tại nhà thì xin Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ở đâu, mà mỗi địa phương lại có hướng dẫn khác nhau.
TP HCM đã có hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tại Công văn 9000/SYT-NVY. Cụ thể, Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Thế nhưng, một số địa phương khác, Trạm Y tế chỉ cấp Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà, sau đó người lao động cần nộp Giấy này cho Trung tâm y tế huyện để cấp Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Khi đã có được Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH, NLĐ nộp lại cho công ty để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau, với mức hưởng bằng 75% mức đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Như vậy, trong mọi trường hợp, F0 điều trị tại nhà vẫn cần phải khai báo với Trạm y tế để có được Giấy xác nhận hoàn thành điều trị COVID-19, hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và hưởng tiền trợ cấp ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo Điều 26 của Luật BHXH, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động như sau:

- Nếu làm việc trong điều kiện bình thường:

+ 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 30 năm.

+ 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm.

- Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

+ 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30 năm.

+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở trở lên.

Nếu không khai báo, người lao động sẽ không được cấp Giấy và sẽ đánh mất quyền lợi này. Ngoài ra, việc khai báo với Trạm y tế cũng là cần thiết để người dân được hướng dẫn về cách thức cách ly, điều trị.
Về quy định cấp xác nhận, theo công văn của Cục Quản lý khám chữa bệnh thì người lao động là F0 muốn hưởng chế độ ốm đau phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu quy định tại Thông tư 56/2017.
Cần thủ tục nào để xin trợ cấp?
Để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động là F0 cần xin cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội. Theo Công văn 238/BYT-KCB về hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với NLĐ điều trị COVID-19, F0 cần chuẩn bị bản chính hoặc bản sao giấy ra viện (nếu điều trị nội trú) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (nếu điều trị ngoại trú) sau đó chuyển cho người sử dụng lao động để làm thủ tục hưởng chế độ.
Cụ thể, sau khi hoàn thành cách ly, điều trị tại nhà, NLĐ là F0 cần liên hệ trung tâm y tế, trạm y tế chăm sóc, quản lý để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội. Nếu được cấp không đúng mẫu quy định, người lao động được đề nghị cơ sở y tế cấp lại.
Ngoài ra, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho doanh nghiệp. Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, NLĐ phải nộp cho doanh nghiệp bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Thời hạn nộp: Trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Nếu nộp muộn khiến doanh nghiệp chậm nộp cho cơ quan BHXH, phải giải trình lý do bằng văn bản.
Sau khi nhận hồ sơ từ NLĐ, doanh nghiệp sẽ lập thêm Mẫu số 01B-HSB và gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trong 10 ngày làm việc.
Về việc nhận tiền trợ cấp ốm đau từ cơ quan Bảo hiểm xã hội, thời hạn giải quyết trả trợ cấp cho người lao động là tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ. Số tiền trợ cấp được tính theo công thức như sau: Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 ngày x số ngày nghỉ.
Bên cạnh đó, người lao động còn được nhận tiền dưỡng sức sau khi điều trị COVID-19 trong trường hợp sau: Sau khi điều trị COVID-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của NLĐ vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày (theo Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng.

Ngày 14/1: Có 16.040 ca mắc COVID-19, Hà Nội lần đầu vượt mốc 3.000 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 14/1 của Bộ Y tế cho biết có 16.040 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội lần đầu vượt mốc 3.000 ca.

Ngày 14/1: Có 16.040 ca mắc COVID-19, Hà Nội lần đầu vượt mốc 3.000 ca
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

Hành trình phá án: Giải mã bí ẩn xác người phụ nữ bị đâm 37 nhát

Do thiếu tiền tiêu sài nên hung thủ đã sát hại nạn nhân dã man để cướp tài sản. Vụ án được ANTV dựng lại trong Chương trình Hành Trình Phá Án.

Hành trình phá án: Giải mã bí ẩn xác người phụ nữ bị đâm 37 nhát
Hanh trinh pha an: Giai ma bi an xac nguoi phu nu bi dam 37 nhat

Theo hồ sơ vụ án, Sáng 30/9/2017, Công an tỉnh Trà Vinh nhận được tin báo, một vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra tại ấp Mỹ Thập (xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh). Nạn nhân là bà Trần Thị Sở Vân (SN 1958, ngụ cùng địa chỉ trên). Bà Vân sống cùng người con 17 tuổi bị thiểu năng từ nhỏ.

Hanh trinh pha an: Giai ma bi an xac nguoi phu nu bi dam 37 nhat-Hinh-2

Công an tỉnh Trà Vinh khám nghiệm tử thi cho thấy, trên người nạn nhân có 37 vết thương nghi là bị đâm bởi loại dao thái lan, trong đó có một vết thủng tim gây tử vong.

Số ca mắc mới tăng cao, nhiều địa phương thay đổi cấp độ chống dịch

Số ca mắc mới trong ngày cuối tuần tăng cao, nhiều địa phương đã thay đổi trạng thái phòng chống dịch COVID-19.

Số ca mắc mới tăng cao, nhiều địa phương thay đổi cấp độ chống dịch
Những ngày vừa qua, số ca mắc mới COVID-19 tăng cao. Riêng ngày cuối tuần vừa qua, nhiều Tỉnh Thành đã lập đỉnh mới.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.