Eximbank nói gì về việc "xử" GĐ chi nhánh xảy ra vụ mất 245 tỷ?

Lãnh đạo Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam cho biết, vẫn chưa có quyết định chính thức việc thuyên chuyển bà Bùi Thiện Tâm - GĐ và bà Châu Thị Huyền Chi - PGĐ chi nhánh TPHCM về công tác tại hội sở Eximbank như một số báo đăng.

Eximbank nói gì về việc "xử" GĐ chi nhánh xảy ra vụ mất 245 tỷ?
Thông tin trên một số tờ báo trước đó, ông Lê Văn Quyết - Tổng giám đốc Eximbank - cho biết, sẽ thuyên chuyển bà Bùi Thị Thiện Tâm và bà Châu Thị Huyền Chi về công tác tại hội sở ngân hàng này.
Tranh cãi vụ "mất 245 tỷ đồng" ở Eximbank vẫn chưa có hồi kết.
 Tranh cãi vụ "mất 245 tỷ đồng" ở Eximbank vẫn chưa có hồi kết.
Ông Quyết cũng nói thêm rằng, việc này chỉ là một hoạt động nhân sự nội bộ nhằm ổn định tình hình hoạt động của chi nhánh Eximbank TP Hồ Chí Minh.
Trả lời PV VTC News ngày 22/3, một cán bộ ngân hàng Eximbank xác nhận việc lãnh đạo ngân hàng chủ trương thuyên chuyển nhân sự đối với bà Bùi Thị Thiện Tâm và bà Châu Thị Huyền Chi. Tuy nhiên, vị này cho biết, hiện Eximbank vẫn chưa có quyết định chính thức.
“Hội đồng quản trị Eximbank vẫn chưa có quyết định chính thức về việc điều chuyển công tác đối với bà Bùi Thị Thiện Tâm và bà Châu Thị Huyền Chi”, vị này nói.
Vẫn theo vị này, thông báo chính thức có thể được Hội đồng quản trị Eximbank đưa ra trong một vài ngày tới.
Cũng liên quan đến sự việc khách hàng bị “mất 245 tỷ đồng” tại Eximbank, trước đó có thông tin bà Bùi Thị Thiện Tâm và bà Châu Thị Huyền Chi đã bị ban lãnh đạo Eximbank đình chỉ công tác để làm rõ những sai phạm (nếu có).
Trước đó, bà Chu Thị Bình – một khách hàng lâu năm của Eximbank – có mở 3 sổ tiết kiệm với tổng số tiền gốc hơn 301 tỷ đồng tại chi nhánh Eximbank TP Hồ Chí Minh.
Hồi tháng 2 năm ngoái, bà Bình đến ngân hàng để rút tiền thì được Eximbank thông báo và cung cấp chứng từ cho thấy đã bị rút hết 245 tỷ đồng, trong khi bà vẫn còn giữ sổ tiết kiệm.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP Hồ Chí Minh đã làm giả giấy tờ để rút tiền từ các sổ tiết kiệm của bà Bình.
Ban lãnh đạo Eximbank sau đó đã có buổi làm việc với bà Bình và cho biết khó giải quyết vụ việc nếu chỉ dựa trên kết luận của cơ quan điều tra, mà hai bên cần sớm phối hợp để đưa vụ việc ra tòa thực hiện theo đúng trình tự tố tụng. Khi tòa án có phán quyết, Eximbank có trách nhiệm trả số tiền này thì ngân hàng sẽ trả.
Tuy nhiên, bà Bình không đồng ý chờ kết luận của toà mà muốn Eximbank giải quyết cho bà tất toán ngay 245 tỷ đồng theo kết luận của cơ quan điều tra.
Vụ việc kéo dài nhiều tháng nay vẫn chưa ngã ngũ về giải pháp bồi thường thiệt hại sau khi các cuộc đàm phán giữa hai bên bế tắc.
Bình luận với VTC News liên quan sự việc trên, luật sư Nguyễn Thế Truyền – Đoàn luật sư TP Hà Nội nói “ngân hàng phải có trách nhiệm với tiền mà khách của mình gửi vào”.
“Cần phân định rõ ràng các mối quan hệ ở đây. Có 3 chủ thể và 2 mối quan hệ, đầu tiên là mối quan hệ giữa khách hàng và pháp nhân ngân hàng Eximbank, thứ 2 là mối quan hệ giữa cán bộ ngân hàng với pháp nhân ngân hàng.
Việc khách hàng bị mất tiền trong tiền gửi thì là câu chuyện của mối quan hệ thứ nhất, ngân hàng phải có trách nhiệm với tiền mà khách của mình gửi vào, đây là mối quan hệ giữa cá nhân và pháp nhân, người gửi tiền hoàn toàn có thể kiện ngân hàng nếu không giữ được số tiền mình gửi.
“Còn câu chuyện cán bộ chiếm đoạt tiền thì lúc này chiếm đoạt tiền của ngân hàng chứ không phải chiếm đoạt tiền của khách hàng, ngân hàng lúc này có quyền khởi kiện nhân viên của mình”, luật sư Truyền phân tích.
Vẫn theo luật sư này, khách hàng vẫn đang nắm giữ sổ tiết kiệm chưa tất toán thì đương nhiên có giá trị pháp lý để rút tiền.
“Trường hợp ngân hàng không tất toán thì khách hàng có thể khởi kiện”, luật sư Nguyễn Thế Truyền, nói.

“Sếp” Ngân hàng Eximbank cuỗm tiền tỷ của khách: Không phải lần đầu!

(Kiến Thức) - Dư luận đang quan tâm đến vụ việc Phó giám đốc Eximbank cuỗm hàng trăm tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn. Đây không phải lần đầu cán bộ Ngân hàng Eximbank lừa tiền khách. Kiến Thức điểm danh lại những vụ "phốt" gây bức xúc của Eximbank.

“Sếp” Ngân hàng Eximbank cuỗm tiền tỷ của khách: Không phải lần đầu!
1. Phó giám đốc Eximbank cuỗm 245 tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn
Theo khách hàng Chu Thị Bình, bà là khách hàng thân thiết của Eximbank. Từ năm 2007, bà Bình cùng nhiều thành viên đều mở sổ tiết kiệm tại Eximbank chi nhánh TP.HCM với giá trị sổ từ vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng. Bà Bình gửi tiền tiết kiệm 12 tháng, lãi tất toán cộng tiền gốc gửi tiếp vào năm sau.

Trách nhiệm trả 245 tỷ cho khách của Eximbank sẽ thế nào?

(Kiến Thức) - Theo Luật sư Đặng Văn Cường, trong vụ khách hàng mất 245 tỷ ở Eximbank, trách nhiệm trả tiền cho khách của Eximbank không phụ thuộc vào việc có bắt được ông Lê Nguyễn Hưng hay không.

Trách nhiệm trả 245 tỷ cho khách của Eximbank sẽ thế nào?

Liên quan đến vụ ông Lê Nguyễn Hưng, nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Chi nhánh TP HCM, lợi dụng khách hàng ủy quyền giao dịch tiền gửi đã rút hàng trăm tỉ đồng rồi bỏ trốn sang Mỹ, dự luận đang đặt câu hỏi về trách nhiệm bồi thường 245 tỉ của Ngân hàng Eximbank đối với khách hàng Chu Thị Bình như thế nào trong trường hợp bắt được hoặc không bắt được ông Hưng?

Để giải đáp vấn đề băn khoăn của dư luận nêu trên, Kiến Thức đã liên hệ với Ths. Ls Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Trao đổi với Kiến Thức, ông Cường bày tỏ quan điểm: “Trong vụ án này, tội danh được áp dụng với ông Hưng và xác định quyền sở hữu số tiền đó là của Ngân hàng Eximbank hay của bà Bình sẽ là câu chuyện gây tranh cãi giữa bà Bình với Ngân hàng, bởi những nội dung này là mấu chốt để xác định nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình) trong vụ án hình sự này.

Vì thế, việc bắt được ông Hưng hay không chưa phải là vấn đề mấu chốt để xác định bà Bình có lấy được lại số tiền trên hay không. Mấu chốt ở chỗ xác định số tiền 245 tỉ đồng trên thuộc quyền quản lý, sử dụng, định đoạt (quyền sở hữu) của Ngân hàng hay của bà Bình? Giao dịch tiền gửi, gửi tiết kiệm của bà Bình tại Ngân hàng là hợp đồng gửi giữ hay hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành? Từ đó mới xác định được nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình là của Ngân hàng hay của ông Hưng”.

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích: Ở trường hợp thứ nhất, nếu ông Hưng bị kết tội tham ô tài sản hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì người bị hại sẽ được xác định là Ngân hàng, bà Bình chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Khi đó, nghĩa vụ dân sự được xác định trong vụ án này là ông Hưng phải trả lại tiền cho ngân hàng, đồng thời Ngân hàng trả tiền cho bà Bình.

Do đó, việc ngân hàng trả tiền cho bà Bình không phụ thuộc vào việc ông Hưng có trả được tiền cho ngân hàng hay không, có bắt được ông Hưng hay không. Nếu vụ việc kết thúc như vậy thì sẽ đảm bảo quyền lợi cho bà Bình cũng như những khách hàng gặp rủi ro trong các giao dịch với Ngân hàng, đồng thời thể hiện trách nhiệm của Ngân hàng trước khách hàng và cộng đồng xã hội, nâng cao niềm tin của người dân trong các quan hệ tín dụng.

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ.
 Ảnh minh họa: Tuổi trẻ.

Còn ở trường hợp thứ 2, nếu ông Hưng bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời bà Bình được xác định là người bị hại (người bị ông Hưng lừa gạt để chiếm đoạt tài sản) thì nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình là nghĩa vụ của ông Hưng, nếu không bắt được ông Hưng hoặc ông Hưng không còn tài sản thì bà Bình không còn cơ hội lấy lại số tiền đó. Chính vì vậy, vụ việc này cần phải điều tra cẩn trọng, cần phải công tâm, khách quan, đánh giá vấn đề có lý luận để quyết định đúng đắn về tội danh và nghĩa vụ dân sự trong vụ án này.

Theo luật sư Cường , trong những vụ việc xâm phạm quyền sở hữu như thế này thì trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự sẽ được đồng thời đặt ra. Trong đó, căn cứ vào hành vi, động cơ, mục đích, lỗi, hậu quả... căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, căn cứ về lý luận cấu thành tội phạm để xác định tội danh đối với người đã chiếm đoạt số tiền nêu trên. Xác định tội danh trong vụ án này cũng cần căn cứ vào chủ thể nào là người đang sở hữu số tiền bị chiếm đoạt (245 tỷ đồng).

Nếu xác định hợp đồng giữa bà Bình và Ngân hàng (gửi tiết kiệm, huy động tiền gửi) là hợp đồng vay tài sản thì ngân hàng được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt số tiền đó trong thời gian vay.

Nếu gặp rủi ro về sở hữu số tiền trong thời gian hợp đồng huy động tiền gửi có hiệu lực pháp luật thì ngân hàng sẽ chịu thiệt.

Còn nếu xác định hợp đồng giữa bà Bình với ngân hàng là hợp đồng gửi giữ tài sản thì bà Bình vẫn có quyền yêu cầu ngân hàng chịu rủi ro bởi theo quy định của bộ luật dân sự hiện hành thì người trông giữ tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị mất mát.

Hành vi làm giả hợp đồng ủy quyền của bà Bình để rút tiền từ ngân hàng trên là hành vi gian dối của ông Hưng, người bị gian dối, qua mặt để chuyển tiền từ tài khoản của bà Bình sang cho người khác hoặc để rút tiền ra khỏi hệ thống là ngân hàng chứ không phải là bà Bình. Ngân hàng bị ông Hưng lừa, tưởng văn bản đó là của bà Bình tự nguyện lập nên mới thực hiện lệnh chuyển tiền... Vì vậy, trong trường hợp này bà Bình có thể căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản... để xác định nghĩa vụ chịu rủi ro thuộc về ngân hàng, từ đó đòi tiền từ ngân hàng chứ không cần phải đợi công an bắt được ông Hưng.

Trong quan hệ tín dụng (huy động tiền gửi, gửi tiết kiệm) thì ngân hàng có toàn quyền sử dụng tài sản tiền gửi trong thời gian vay và phải trả gốc và lãi suất khi hết thời hạn vay hoặc khi tất toán hợp đồng (thể hiện của hợp đồng là Sổ tiết kiệm). Đây là những dấu hiệu đặc thù của hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 về Hợp đồng vay tài sản. Cụ thể: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Ngoài ra, Điều 464 Bộ luật dân sự cũng quy định: " Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.", Như vậy, nếu tài sản là tiền vay đó bị mất trong thời gian thực hiện hợp đồng vay (thời gian gửi tiết kiệm) thì rủi ro sẽ thuộc về bên vay (ngân hàng), chứ không phụ thuộc vào bên cho vay (bà Bình).

Như vậy, kể cả không kết tội ông Hưng về tội tham ô tài sản hay tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà chi kết tội ông Hưng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người bị lừa ở đây, bị "qua mặt" để rút tiền khỏi hệ thống ở đây là ngân hàng, khi tiền chưa được rút ra khỏi hệ thống thì đó là tiền của ngân hàng theo quy định tại Điều 464 BLDS năm 2015. Vì vậy rủi ro trong việc mất tiền trên thuộc về ngân hàng, bà Bình có quyền đòi tiền ngân hàng và yêu cầu ngân hàng phải chịu rủi ro đối với số tiền đó.

"Bốc hơi” 245 tỉ đồng: Eximbank khẳng định không trốn tránh trách nhiệm

Eximbank vừa có văn bản gửi toàn bộ nhân viên về việc khách hàng Chu Thị Bình mất hàng trăm tỉ đồng gửi tiết kiệm tại ngân hàng này, đồng thời khẳng định quyền lợi hợp pháp của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu.

"Bốc hơi” 245 tỉ đồng: Eximbank khẳng định không trốn tránh trách nhiệm
Tại văn bản này, Ban lãnh đạo Eximbank thông tin đến toàn thể cán bộ - công nhân viên (CB-CNV) ngân hàng chi tiết vụ việc nguyên Phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP HCM Lê Nguyễn Hưng lập giấy tờ giả chiếm đoạt hơn 245 tỉ tiền tiết kiệm của bà Chu Thị Bình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.