"Em trai" Yak-130 Nga sẽ thành công trên thị trường?

(Kiến Thức) - Đặc tính kĩ thuật Yak-152 - "em trai" Yak-130 chưa được tiết lộ, nhưng các chuyên gia tin tưởng nó sẽ giành nhiều sự quan tâm của khách hàng nước ngoài.

"Em trai" Yak-130 Nga sẽ thành công trên thị trường?
Nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk cho biết, công ty này sẽ cho ra mắt hai mẫu thử đầu tiên máy bay huấn luyện Yak-152 vào năm 2015, và chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2016 trước khi mẫu máy bay này được sản xuất hàng loạt. Được biết nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk là một thành viên thuộc Tổng công ty hàng không Irkut của Nga.
Còn đối với chương trình huấn luyện bay ban đầu Yak-152, Nga dự kiến sẽ sử dụng các phi công lái máy bay thử nghiệm dày dặn đến từ các học viện không quân thuộc Bộ quốc phòng Nga. Sau khi được đưa vào trang bị chính thức Yak-152 sẽ được vào phục vụ công tác đào tạo và huấn luyện bay trong các học viện không quân.
Đây sẽ là cơ hội lớn cho các học viên phi công lái máy bay chiến đấu của Không quân Nga được tiếp cận với các mẫu máy bay hiện đại nhất của nước này, tuy nhiên thời gian họ bắt buộc phải bay cùng giáo viên hướng dẫn trước khi làm chủ và xử lý tốt các tình huống trên không trong suốt thời gian bay.
Mô hình Yak-152.
 Mô hình Yak-152.
Theo phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nga, Yak-152 sẽ giúp phi công tương lai của Không quân Nga nâng cao khả năng và kinh nghiệm bay của mình trong mọi điều kiện thời tiết lẫn những bài bay phức tạp như là bay đêm. Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn trong quá trình bay, Yak-152 còn được trang bị hệ thống ghế phóng khẩn cấp CKC-94M trong trường hợp máy bay mất khả năng điều khiển.
Bộ quốc phòng Nga cũng cho biết, Yak-152 không chỉ đào tạo riêng các phi công lái máy bay chiến đấu mà còn cả các phi công lái máy bay ném bom trong tương lai. Ngoài ra Yak-152 sẽ được xem như một mẫu máy bay huấn luyện tiêu chuẩn của Không quân Nga với mọi phi công bao gồm cả phi công lái máy bay vận tải quân sự và máy bay trực thăng.
Sau khi các học viên được huấn luyện các kỹ năng lái máy bay cơ bản trên những chiếc Yak-152, họ sẽ được chuyển sang các học viện đào tạo chuyên ngành cho từng loại máy bay khác nhau. Các phi công lái máy bay chiến đấu tương lai của Nga có thể lựa chọn mẫu máy bay mình sử dụng trong suốt quá trình đào tạo, kể các các loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Nga hiện nay như Su-35, T-50 và máy bay cường kích Su-34. Dựa trên chương trình huấn luyện bay cơ bản được tích hợp trên mẫu máy bay huấn luyện Yak-130.
Còn đối với các phi công lái máy bay ném bom như Tu-22M và Tu-160, họ sẽ được đào tạo và trau dồi kinh nghiệm bay của mình trên mẫu máy bay huấn luyện Tu-134UBL.
Buồng lái cực kì hiện đại của Yak-152.
 Buồng lái cực kì hiện đại của Yak-152.
Nhu cầu phát triển máy bay huấn luyện kiêm cường kích hạng nhẹ
Việc phát triển các mẫu máy bay huấn luyện có khả năng cải tạo thành một mẫu máy bay chiến đấu hay cường kích hạng nhẹ, được xem là xu thế chung ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Có thể kể tới như mẫu máy bay cường kích cánh quạt Super Tucano của Brazil, hay mẫu máy bay huấn luyện cánh quạt PC-7 và PC-9 của Thụy Sĩ và còn nhiều loại khác.
Super Tucano là một trong những mẫu máy bay cường kích cánh quạt hạng nhẹ đưa ưa chuộng nhất hiện nay.
 Super Tucano là một trong những mẫu máy bay cường kích cánh quạt hạng nhẹ đưa ưa chuộng nhất hiện nay.
Điểm đáng chú ý ở đây là vào đầu những năm 2000, công ty Beechcraft của Mỹ đã mua giấy phép sản xuất mẫu máy bay PC-9 từ công ty Pilatus của Thụy Sĩ để phát triển một biến thể máy bay huấn luyện đa năng thế hệ mới. Nó còn được biết với cái tên T-6B Texas-2 và đang được sử dụng trong các chương trình đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu thuộc cả Không quân và Hải quân Mỹ. Bên cạnh đó mẫu máy bay này còn được xuất khẩu sang các nước như Canada, Israel, Đức và New Zealand.
Trong khi đó, ở nhiều quốc gia có nguồn lực không quân hạn chế các mẫu máy bay huấn luyện được kiêm nhiệm cả vai trò của một máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Đặc biệt là ở Colombia, khi lực lượng không quân nước này sử dụng những chiếc Super Tucano trong các nhiệm vụ chống buôn lậu ma túy và tiêu diệt lực lượng phiến quân.
Theo chuyên gia quân sự người Nga - Anton Lavrov cho biết, ngày nay các loại vũ khí thông minh có được trang bị các hệ thống dẫn đường tiên tiến có thể dễ dàng đánh trúng bất cứ mục tiêu nào. Và việc trang bị các loại vũ khí này trên các mẫu máy bay huấn luyện đa năng sẽ giúp giảm bớt chi phí vận hành các loại máy bay chiến đấu chuyên dụng cho các nhiệm vụ đơn giản như tuần tra biên giới, chống buôn lậu, bảo vệ lãnh hải hay chống lại lực lượng phiến quân. Bên cạnh đó nó còn làm giảm bớt thiệt hại trước các hệ thống phòng không của đối phương.
Triển vọng xuất khẩu
Hiện tại rất khó để ước tính được tiềm năng xuất khẩu của Yak-152, khi đặc tính kỹ thuật của mẫu máy bay này hầu như vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên Yak-152 vẫn dành được sự quan tâm nhất định từ các quốc gia bạn hàng truyền thống của Nga nhất là trong lĩnh vực hàng không.
Yak-152 bên cạnh nhiệm vụ chính là đào tạo phi công, nó cũng có thể được sử dụng như một mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ trong các cuộc xung đột ở qui mô nhỏ. Với chi phí vận hành khá dễ chịu và phù hợp với các quốc gia có tiềm lực quân sự hạn chế.
Việc với phải duy trì một lực lượng máy bay chiến đấu chi phí lớn ẽ luôn là vấn đề với bất cứ quốc gia nào, và Yak-152 sẽ là giải pháp hiệu quả cho vấn đề trên. Đây cũng sẽ lợi thế của Yak-152 khi nó được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Theo một đại diện của ngành công nghiệp hàng không Nga, nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk đang được chuẩn bị để có thể đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất Yak-152. Hiện tại Irkutsk đã nhận được các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho việc sản xuất máy bay mới. Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, thì đến cuối năm nay Irkutsk sẽ bắt đầu sản xuất nguyên mẫu đầu tiên của Yak-152.

“Lớp học trên trời” Yak-52 của Không quân Việt Nam

“Lớp học trên trời” Yak-52 của Không quân Việt Nam
Hiện nay, toàn bộ máy bay Yak-52 được biên chế trong Trung đoàn Không quân 920 (Trường Sĩ quan Không quân). Tất cả học viên phi công sau này muốn được bước lên những chiếc tiêm kích Su-27/30 hiện đại đều phải trải qua quá trình học tập trên chiếc Yak-52. Trong ảnh là công tác bảo đảm kỹ thuật trước giờ bay cho học viên phi công Trường Sĩ quan Không quân.
Hiện nay, toàn bộ máy bay Yak-52 được biên chế trong Trung đoàn Không quân 920 (Trường Sĩ quan Không quân). Tất cả học viên phi công sau này muốn được bước lên những chiếc tiêm kích Su-27/30 hiện đại đều phải trải qua quá trình học tập trên chiếc Yak-52. Trong ảnh là công tác bảo đảm kỹ thuật trước giờ bay cho học viên phi công Trường Sĩ quan Không quân.

Công tác bảo đảm kỹ thuật trước giờ bay là hết sức quan trọng.
Công tác bảo đảm kỹ thuật trước giờ bay là hết sức quan trọng.

Cận cảnh buồng lái chiếc máy bay Yak-52 do Nga sản xuất.
Cận cảnh buồng lái chiếc máy bay Yak-52 do Nga sản xuất.

Học viên phi công tập lái trên buồng lái mô phỏng máy bay Yak-52 trước khi bước lên máy bay thực.
Học viên phi công tập lái trên buồng lái mô phỏng máy bay Yak-52 trước khi bước lên máy bay thực.

Học viên phi công luyện tập thể lực.
Học viên phi công luyện tập thể lực.

Hơn 10 chiếc Yak-52 đồng loạt khởi động động cơ chuẩn bị xuất kích thực hiện nhiệm vụ bay.
Hơn 10 chiếc Yak-52 đồng loạt khởi động động cơ chuẩn bị xuất kích thực hiện nhiệm vụ bay.

Nụ cười tự tin của các giảng viên trước khi thực hiện chuyến bay phương pháp.
Nụ cười tự tin của các giảng viên trước khi thực hiện chuyến bay phương pháp.

Học viên phi công Doãn Văn Cảnh điều khiển máy bay ra đường băng chuẩn bị cất cánh thực hiện chuyến bay đơn (không có giáo viên bay kèm).
Học viên phi công Doãn Văn Cảnh điều khiển máy bay ra đường băng chuẩn bị cất cánh thực hiện chuyến bay đơn (không có giáo viên bay kèm).

Kiểm tra kỹ thuật lần cuối trước khi bay.
Kiểm tra kỹ thuật lần cuối trước khi bay.

Máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-52 trang bị một động cơ Vedeneyev M14P với cánh quạt 2 lưỡi. Trong ảnh là chiếc Yak-52 do học viên phi công điều khiển cất cánh.
Máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-52 trang bị một động cơ Vedeneyev M14P với cánh quạt 2 lưỡi. Trong ảnh là chiếc Yak-52 do học viên phi công điều khiển cất cánh.

Yak-52 có thể đạt tốc độ tối đa tới 272km/h, vận tốc leo cao 7m/s. Trong ảnh là chiếc Yak-52 của Trung đoàn 920 đang nâng độ cao.
Yak-52 có thể đạt tốc độ tối đa tới 272km/h, vận tốc leo cao 7m/s. Trong ảnh là chiếc Yak-52 của Trung đoàn 920 đang nâng độ cao.

Yak-52 đạt tầm bay tới 510km, trần bay 4km.
Yak-52 đạt tầm bay tới 510km, trần bay 4km.

Bay trên biển trời quê hương Việt Nam tươi đẹp.
Bay trên biển trời quê hương Việt Nam tươi đẹp.

Yak-52 trên bầu trời Việt Nam.
Yak-52 trên bầu trời Việt Nam.

Máy bay Yak-52 hạ cánh an toàn.
Máy bay Yak-52 hạ cánh an toàn.

Thầy, trò rút kinh nghiệm sau giờ bay huấn luyện.
Thầy, trò rút kinh nghiệm sau giờ bay huấn luyện.

Nga muốn bán máy bay huấn luyện Yak-130 cho Việt Nam

(Kiến Thức) - Nga đang tiến hành công việc để đưa loại máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-130 thâm nhập thị trường Việt Nam, Mông Cổ và Mỹ Latinh.

Nga muốn bán máy bay huấn luyện Yak-130 cho Việt Nam

Biến thể L-39 thế kỷ 21 phù hợp với Việt Nam có gì lạ?

(Kiến Thức) - Máy bay huấn luyện L-39 phiên bản thế kỷ 21 trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số, động cơ mới hiện đại hơn.

Biến thể L-39 thế kỷ 21 phù hợp với Việt Nam có gì lạ?

L-39 là thiết kế máy bay huấn luyện nổi tiếng được chế tạo bởi Aero Vodochody, trước đây thuộc Tiệp Khắc nay là Cộng hòa Czech. L-39 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1968, nó được chấp nhận biên chế trong Không quân Tiệp Khắc (cũ) từ năm 1972.

Hơn 3.000 chiếc đã được sản xuất và xuất khẩu cho hơn 30 quốc gia trên thế giới và đến nay vẫn còn khoảng 400 chiếc đang hoạt động với vai trò máy bay huấn luyện chủ lực trong đó có Không quân Nhân dân Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới