[e-Magazine] “Đất vàng” Bỏ hoang…biểu hiện gây lãng phí, thất thoát ở Hà Nội

Qua rà soát ban đầu, Hà Nội đã phát hiện hơn 800 dự án có biểu hiện lãng phí, thất thoát. Nguyên nhân là do các Sở, ngành đã buông lỏng trong quản lý và sử dụng đất công khiến chủ đầu tư chây ì.

[e-Magazine] “Dat vang” Bo hoang…bieu hien gay lang phi, that thoat o Ha Noi
Xung quanh nội dung trên, PV Báo Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ĐBQH khóa XII, XIII.
[e-Magazine] “Dat vang” Bo hoang…bieu hien gay lang phi, that thoat o Ha Noi-Hinh-2
Hà Nội có hơn 800 dự án có biểu hiện gây lãng phí, thất thoát và mới xử lý 3 dự án đã thu về hơn 42.000 tỷ đồng. Nguyên nhân gây nên thực trạng này do Sở, ngành Hà Nội đã buông lỏng trong công tác quản lý và sử dụng đất công, nên chủ đầu tư muốn “chây ì” bao lâu thoả thích?
Ông Lê Như Tiến: Đúng là như vậy. Theo tôi, không chỉ Hà Nội mà rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước cũng có tình trạng tương tự. Các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương đã buông lỏng quản lý. Trước kia, trên diễn đàn Quốc hội ở các nhiệm kỳ khóa XII, XIII, tôi cũng đã phát biểu vấn đề buông lỏng quản lý đất đai, công sản là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng tham nhũng, lãng phí. Vì buông lỏng quản lý đất đai, công sản, không có quản lý sâu sát, không có thanh tra, kiểm tra cặn kẽ, xử lý kịp thời, dẫn đến các chủ đầu tư tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm. Và bao nhiêu đất đai, tài nguyên của đất nước đã bị thất thoát lãng phí. Có những dự án treo xuyên thế kỷ mà vẫn chưa được xử lý, đó chính là lãng phí nguồn lực rất lớn của đất nước.
Tôi cho rằng, khi Tổng Bí thư đã chỉ ra thực trạng và có ý kiến như trên, đó là tiếng chuông cảnh báo thì các Sở, ban ngành của TP Hà Nội cũng như các tỉnh, thành khác trong cả nước phải vào cuộc một cách ráo riết để rà soát lại tất cả các dự án đang gây thất thoát, lãng phí.
Các dự án “đất vàng” phơi sương từ nhiều năm tới hàng chục năm, như: Khu 94 Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) của Chủ đầu tư Công ty Thiên Bình; Tòa nhà 31 tầng, rộng gần 8.500 m2 của Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM); Khu đất gần 4.000 m2 ở số 161 Yên Phụ và đường Nghi Tàm (quận Tây Hồ) của Tập đoàn Tân Hoàng Minh… Lý do gì UBND Hà Nội không thu hồi đất, có “sự nâng đỡ” không trong sáng?
[e-Magazine] “Dat vang” Bo hoang…bieu hien gay lang phi, that thoat o Ha Noi-Hinh-3

Ông Lê Như Tiến: Có một thực tế xảy ra thời gian qua cũng là nguyên nhân chính là một số quan chức, chính quyền bảo kê cho các doanh nghiệp, thậm chí doanh nghiệp là “sân sau” của một số quan chức như trong vụ án Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh. Cho thấy, có nhiều dự án được các cấp chính quyền, thậm chí cả các cán bộ cấp cao bảo kê, bao che để doanh nghiệp tự tung, tự tác, vi phạm pháp luật và bất chấp pháp luật.

Một số dự án BĐS còn ở tình trạng chủ đầu tư dự án không chấp hành pháp luật đất đai, chấp hành chế độ báo cáo giám sát đầu tư, cố ý sử dụng đất sai mục đích… Điều này cho thấy có một sự lãng phí, thất thoát ngân sách của Thủ Đô không hề nhỏ?
Ông Lê Như Tiến: Thời gian qua, cơ quan chức năng, cơ quan thanh tra đã chỉ ra một số dự án BĐS ở Hà Nội và một số địa phương có tình trạng chủ đầu tư dự án không chấp hành pháp luật đất đai, chấp hành chế độ báo cáo giám sát đầu tư, cố ý sử dụng đất sai mục đích… Lẽ ra nếu như các dự án có dấu hiệu lãng phí cần phải có giải pháp kịp thời. Luật Đất đai đã quy định rất rõ việc các dự án có dấu hiệu lãng phí đất đai, sử dụng không đúng mục đích, sau một thời gian nhất định, cơ quan chức năng có quyền đình chỉ dự án, thu hồi đất. Đó là thẩm quyền nhưng tại sao không làm? UBND cấp nào cấp đất thì có quyền thu hồi đất, cơ quan nào cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép dự án có quyền thu hồi dự án, thu hồi giấy phép kinh doanh. Phải chăng không làm vì có gì đó đằng sau?
[e-Magazine] “Dat vang” Bo hoang…bieu hien gay lang phi, that thoat o Ha Noi-Hinh-4
Ở diễn biến khác, vào tháng 11 vừa qua, UBND TP Hà Nội có văn bản giao Thanh tra TP Hà Nội tổ chức thanh tra Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc (huyện Thạch Thất) do Sở KH-CN làm chủ đầu tư, gần 600 tỷ. Đến nay, dự án chưa hoàn thành, có biểu hiện của lãng phí?
Ông Lê Như Tiến: Dự án này được giao cho Sở KH&CN Hà Nội làm chủ đầu tư, với diện tích đất được giao vào năm 2012 là gần 2,1 ha, tổng mức đầu tư gần 600 tỉ đồng. Trung tâm công nghệ được khánh thành và là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVI vào tháng 10/2015. Tuy nhiên, đến nay, các thiết bị thuộc trung tâm công nghệ hầu hết đều đã xuống cấp, hiện trạng không thể sử dụng được nếu không thực hiện công tác bảo trì sửa chữa, trong đó có những thiết bị có giá trị lớn. Ngay Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng khẳng định có biểu hiện của lãng phí. Do đó, người đứng đầu chính quyền thành phố đã giao Thanh tra TP Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thanh tra, sớm có kết luận, kiến nghị phương án xử lý, giải quyết tồn tại, vướng mắc của dự án.
[e-Magazine] “Dat vang” Bo hoang…bieu hien gay lang phi, that thoat o Ha Noi-Hinh-5
Vẫn phải thừa nhận, thực trạng “đất vàng” bỏ hoang có biểu hiện “lỗi mang tính hệ thống” ở bộ máy chính quyền TP Hà Nội, tới lúc, cần chỉ rõ tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm và xử lý thích đáng theo pháp luật?
Ông Lê Như Tiến: Như Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nói, cần có người phải chịu trách nhiệm, phải xử lý khi để tình trạng “đất vàng” bỏ hoang, dự án có biểu hiện gây lãng phí, thất thoát. Bởi đây là nguồn lực của đất nước. Tôi thấy, xử lý cán bộ buông lỏng quản lý có quy định rất rõ trong Luật cán bộ công chức, viên chức, luật phòng chống tham nhũng. Vấn đề là chúng ta chưa làm đến nơi đến chốn dù hoàn toàn có quyền làm điều đó. Ví dụ như Thành ủy Hà Nội, UBND TP Hà Nội hoàn toàn có quyền kỷ luật Đảng viên của mình nếu vi phạm, gây thất thoát, lãng phí.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi trên!
[e-Magazine] “Dat vang” Bo hoang…bieu hien gay lang phi, that thoat o Ha Noi-Hinh-6

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: 'Xử lý mạnh các hành vi lãng phí'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Chống lãng phí", trong đó đưa ra giải pháp sửa đổi chính sách để giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí.

Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.

Tổng Bí thư Tô Lâm "điểm danh" những dự án lãng phí

Chiều 26/10, thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian nói đến tình trạng lãng phí, “đất vàng” bỏ hoang...

Đề cập đến tình hình kinh tế- xã hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, vấn đề hiện tại là làm sao phát triển đi vào bền vững, đến tận tay người dân, nâng cao được mức sống cụ thể của người dân, bộ mặt xã hội thay đổi.

“Người dân mong muốn cuộc sống ấm no, chỉ số hạnh phúc, quan hệ xã hội và môi trường tốt. Chăm lo đời sống người dân phát triển toàn diện, hài hoà, cân bằng. Chúng ta muốn phát triển với tốc độ ổn định, tầm nhìn đến năm 2045 thì phải trở về những mục tiêu phát triển bền vững, thực chất, không để xảy ra những điều bất ngờ", Tổng Bí thư nêu rõ.

Người Việt đang lãng phí thực phẩm ở mức đáng báo động

Nước ta chưa giàu, đến cuối năm 2023, cả nước còn khoảng 815.000 hộ nghèo theo chuẩn đa chiều, nhưng sự lãng phí thực phẩm của người Việt rất đáng báo động.

Theo kết quả một cuộc khảo sát với quy mô 4.000 hộ gia đình tại 8 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương mới đây cho thấy, Việt Nam dù là quốc gia đang phát triển, chưa được xếp vào nhóm các nước giàu thế nhưng đứng thứ 2 thế giới về chỉ số lãng phí thực phẩm, chỉ sau Trung Quốc.

Chủ tịch Hà Nội làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của thủ đô.

Ngày 20/11, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí Thành phố (Ban chỉ đạo). Với việc ban hành quyết định này, Hà Nội là tỉnh thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí. Điều này thể hiện sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của Thành phố.
Chu tich Ha Noi lam Truong Ban chi dao phong chong lang phi

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống lãng phí. 

Hoà Bình: Bến xe tiền tỷ nhếch nhác, xuống cấp gây lãng phí

Bến xe khách trung tâm huyện Kim Bôi (Hoà Bình) được đầu tư xây dựng hơn 8 tỷ đồng từ ngân sách huyện, nhưng hiện đang trong tình trạng xuống cấp, nhếch nhác, có dấu hiệu bỏ hoang...

Hoa Binh: Ben xe tien ty nhech nhac, xuong cap gay lang phi
Theo phản ảnh của người dân thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình, nhiều năm nay bến xe khách trung tâm huyện Kim Bôi rơi vào tình trạng bỏ trống, không có xe khách và hành khách ra vào. Đặc biệt, hạ tầng của công trình xuống cấp, gây lãng phí. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.