Người Việt đang lãng phí thực phẩm ở mức đáng báo động

Nước ta chưa giàu, đến cuối năm 2023, cả nước còn khoảng 815.000 hộ nghèo theo chuẩn đa chiều, nhưng sự lãng phí thực phẩm của người Việt rất đáng báo động.

Theo kết quả một cuộc khảo sát với quy mô 4.000 hộ gia đình tại 8 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương mới đây cho thấy, Việt Nam dù là quốc gia đang phát triển, chưa được xếp vào nhóm các nước giàu thế nhưng đứng thứ 2 thế giới về chỉ số lãng phí thực phẩm, chỉ sau Trung Quốc.
Hơn 8 triệu tấn thực phẩm bị thất thoát, hoặc bị vứt bỏ mỗi năm ở Việt Nam khi vẫn còn sử dụng được, hoặc tận dụng được, gây tổn hại khoảng 3,9 tỷ USD mỗi năm. Con số này là gần 2% Tổng sản phẩm quốc nội GDP hiện nay.
Nguoi Viet dang lang phi thuc pham o muc dang bao dong
Ảnh minh hoạ/Internet 
Theo thống kê của Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm Việt Nam, cơm/bún/phở/mì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại thức ăn bị lãng phí, với 68%. Tiếp theo là thịt/cá nấu chín (53%) và rau củ (44%). Điều này phản ánh một thực trạng đáng báo động: sự thiếu nhận thức về vấn đề lãng phí thực phẩm dẫn đến việc lên kế hoạch bữa ăn không hợp lý và mua sắm quá mức.
Tại các nhà hàng, đặc biệt là các nhà hàng buffet, lãng phí thực phẩm không chỉ là vấn đề của khách hàng, mà còn của chính các nhà quản lý. Chị Phạm Huyền Trang, nhân viên của chuỗi nhà hàng Khang Buffet, chia sẻ: "Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp khách bỏ phí đồ ăn. Chẳng hạn, khách gọi quá nhiều đồ, nướng cháy hoặc để nước thừa quá nhiều. Mặc dù nhà hàng có quy định sẽ phụ thu nếu làm đồ ăn hỏng, nhưng chúng tôi không thể tính phí vì điều đó. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, chúng tôi buộc phải bỏ đi những món ăn không thể tái sử dụng."
Một khảo sát của Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm Việt Nam cho thấy, hơn 50% thực phẩm bị lãng phí do tâm lý "để phần" cho những người không thể tham gia bữa ăn. Hơn 49% người dân cho thực phẩm vào tủ lạnh nhưng quên mất và để chúng hư hỏng. Còn khoảng 35% do không biết cách kiểm soát khẩu phần ăn khi nấu nướng, dẫn đến việc chế biến dư thừa.
Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, tác giả cuốn sách "Hà Thành hương xưa vị cũ" cũng cho rằng: "Chủ nhà thường có tâm lý phải mua nhiều để thể hiện lòng hiếu khách. Còn khách thì không dám ăn nhiều vì ngại với chủ nhà." Chính những yếu tố tâm lý này khiến thực phẩm thường bị bỏ phí dù không cần thiết.
Theo kết quả nghiên cứu “Nguyên nhân dẫn đến thói quen lãng phí thực phẩm ở cấp hộ gia đình tại Việt Nam” do Trung tâm Pháp Việt đào tạo về quản lý (CFVG) phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp TP HCM và Trường Đại học Kinh tế TP HCM công bố mới đây, có 4 yếu tố làm tăng nguy cơ lãng phí thực phẩm bao gồm: Thói quen mua sắm, thói quen nấu ăn, thói quen ăn uống và cách đánh giá chất lượng thực phẩm của người tiêu dùng. Trong đó, mua sắm dư thực phẩm và nấu nhiều đồ ăn so với nhu cầu thực tế là nguyên nhân chủ yếu.
Ngoài ra, còn có nguyên sâu xa gây ra sự lãng phí thực phẩm của người Việt xuất phát từ tâm lý tiểu nông trong văn hóa ăn uống. Dù trình độ dân trí, điều kiện kinh tế-xã hội thời nay đã phát triển vượt bậc so với thời bao cấp trước đây, nhưng số đông người Việt vẫn mang nặng tâm lý “no bụng đói con mắt”; “thừa còn hơn thiếu”; “chủ nhà mời khách thì phải thịnh soạn”; “ăn hết phần là mất lịch sự”... Đó là hệ quả dai dẳng của văn hóa tiểu nông chuộng hình thức, sính phô trương, thích sĩ diện, thậm chí có người khi trở nên sung túc vẫn bị ám ảnh tiềm thức ăn để “trả thù”, đền bù cho một thời đói kém.
Lãng phí làm tiêu tốn tiền bạc và ảnh hưởng đến giá bán thực phẩm. Không những vậy, thực phẩm bỏ đi, trong thời gian ngắn, sẽ sinh ra khí Metal - có khả năng giữ nhiệt gấp 28 lần khí Cacbon đioxit (CO2) - loại khí thải góp phần làm Trái đất nóng lên.
Báo cáo mới đây từ Liên Hợp Quốc cho thấy, người Singapore tạo khoảng gần 810.000 tấn thực phẩm thừa mỗi năm, tức là khoảng 10% lượng rác thải của toàn quốc đảo. Người Malaysia thải bỏ khoảng 38.000 tấn thực phẩm/ngày, tương đương 8% tổng lượng rác thải. Riêng tại Việt Nam, khoảng 50 - 80% lượng rác trên đầu người đến từ thực phẩm thừa...
>>> Mời độc giả xem thêm video Sử dụng thực phẩm hút chân không như thế nào là an toàn?
 

Quay clip dẫm nát đồ ăn, TikToker nhận đủ gạch đá từ MXH

(Kiến Thức) - Để phục vụ cho mục đích tiêu khiển, một tài khoản TikTok đã lãng phí kha khá đồ ăn. Điều này khiến CĐM không thể ngồi yên và để lại những dòng bình luận gay gắt.

Quay clip dam nat do an, TikToker nhan du gach da tu MXH
 Hành động lãng phí đồ ăn dù dưới bất kì hình thức nào cũng luôn bị cộng đồng mạng chỉ trích gay gắt. Điển hình như vụ việc về một YouTuber người Hàn Quốc nhè đồ ăn khi đang quay rồi cắt ghép clip đã vấp phải làn sóng phản đối từ cộng đồng mạng ở khắp nơi. 

Rửa đồ ăn thừa rồi nấu lại, vợ khiến chồng phát hoảng

Một Tiktoker chia sẻ mẹo nhỏ để xử lý thức ăn thừa. Đó là rửa lại thức ăn đã nấu, sau đó thêm gia vị khác và nấu lại, như thế sẽ được một món ăn mới.

Để tiết kiệm chi phí ăn uống và giảm lãng phí thực phẩm, ngoài việc cố gắng hạn chế mua đồ ăn ngoài và tự nấu ăn, TikToker Becca, sống tại Mỹ, nghĩ ra cách rửa và nấu lại phần mì còn thừa của con trai. Tuy nhiên, không chỉ chồng cô cho rằng hành vi của cô là kỳ quặc mà nhiều cư dân mạng cũng "lên án" việc này thật sự rất mất vệ sinh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.