e-Magazine: Chích ngừa chậm… sao không để bệnh viện tư đạt chuẩn tiêm vắc xin COVID-19?

“Nhiều bệnh viện tư như Vinmec, Hồng Ngọc, Medlatec…được người dân tin tưởng, không lý do gì chúng ta không vận động họ tham gia tiêm vắc xin phòng dịch COVID-19 cho người dân. Để họ đứng ngoài là một thiếu sót, nói cách khác, chúng ta đã bỏ qua nguồn lực, mà hiện nay chúng ta cần phải huy động”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nhấn mạnh.

e-Magazine: Chích ngừa chậm… sao không để bệnh viện tư đạt chuẩn tiêm vắc xin COVID-19?
Làm thế nào để thực sự tăng tốc sớm tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 đến người dân? – Đó là câu hỏi được nhiều người nêu ra, nhất thời điểm vắc xin được coi là “cứu cánh” để phòng ngừa dịch bệnh và lượng vắc xin COVID-19 đã đổ về Việt Nam ngày một tăng cao.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?Người dân làm thủ tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Bệnh viện E. Ảnh: Trần Hải

Tốc độ tiêm chủng chậm, hơn 9 triệu liều vắc xin COVID-19 trong kho tính đến hết ngày 27/7

Thống kê ngoại giao vắc xin của Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 25/7, tổng số vaccine COVID-19 mà nước ta đã tiếp nhận là 14.227.310 liều từ các nguồn mua và tài trợ. Tuy nhiên, theo số liệu cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, tính đến ngày 27/7, tổng số liều vắc xin đã được tiêm chỉ là 5.013.175 liều (trong đó tiêm 1 mũi là 4.562.339 liều, tiêm mũi 2 là 450.836 liều). Như vậy, tổng số vắc xin hiện đang tồn tính đến ngày 27/7 là 9.214.135 liều.
Theo các chuyên gia, tốc độ tiêm chủng vắc xin COVID-19 của Việt Nam đang rất chậm, từ đầu tháng 7 mỗi ngày chỉ đạt 20.000 - 40.000 mũi tiêm. Một chuyên gia y tế cho rằng, nếu Việt Nam tiêm trung bình 100.000 mũi/ngày, phải mất hơn 40 tháng mới tiêm đầy đủ 2 mũi cho 70 triệu người trên 18 tuổi như mục tiêu. Để đáp ứng mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số vào tháng 4/2021, mỗi ngày phải tiêm trung bình 500.000 mũi vắc xin.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-2Kiểm tra công tác chuẩn bị việc thực hiện các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng tại điểm tiêm vắc xin COVID-19, bệnh viện Quận 11. Ảnh: HCDC

Trong khi đó, tháng 8/2021, dự kiến Việt Nam nhận thêm về cả chục triệu vắc xin COVID-19, nếu duy trì tình trạng chích ngừa như hiện này, có khả năng vắc xin để kho hết hạn, trong khi người dân mong được tiêm lại không được tiêm.

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, nhờ sự nỗ lực triển khai quyết liệt chiến lược vắc xin trên toàn diện các lĩnh vực: mua, nhập khẩu vắc xin, ngoại giao, đến thời điểm này, lượng vắc xin về Việt Nam rất đáng mừng khi có hơn 14 triệu liều. Tuy nhiên, đến nay, chúng ta mới chỉ tiêm được hơn 5 triệu liều (bằng 1/3 số lượng đó).
Theo PGS.TS. Lâm Bá Nam, chủ trương của Chính phủ là nhanh chóng đưa vắc xin đến với người dân, tạo nên miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến người dân hiện nay còn quá chậm.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-3PGS.TS. Lâm Bá Nam.

PGS.TS. Lâm Bá Nam cho rằng, việc chậm này liên quan 2 yếu tố.

Thứ nhất là việc bảo quản vắc xin và các điều kiện liên quan. Vắc xin phòng COVID-19 được cung ứng cho Việt Nam rất khác nhau, mỗi loại có yêu cầu riêng về bảo quản, thời gian sử dụng, liều lượng, đòi hỏi công tác bảo quản phải chặt chẽ, tập huấn sử dụng từng loại vắc xin và tổ chức tiêm an toàn cũng như theo dõi sau tiêm. Trong khi đó, một số địa phương không có các cơ sở cho việc bảo quản vắc xin.
Thứ hai, việc triển khai tới các cơ sở trong việc tiêm vắc xin dường như vẫn có sự lúng túng.
Đến lúc cần huy động bệnh viện tư vào chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tìm hiểu của phóng viên cho thấy, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đề xuất quan điểm: ngoài hệ thống y tế công lập gồm bệnh viện, y tế địa phương nên đưa các bệnh viện tư đạt chuẩn tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19.
“Hệ thống bệnh viện tư và cơ sở y tế tư cũng có vị trí rất quan trọng, giải quyết các nhu cầu của đời sống trong việc chữa trị cho nhân dân. Không có lý do gì cho đến thời điểm này, chúng ta không huy động một cách tổng lực sức mạnh chúng ta có trong tay. Đã đến lúc cần phải yêu cầu các bệnh viện và cơ sở y tế tư nhập cuộc trên cả hai khía cạnh như tham gia điều trị cả bệnh nhân COVID-19 và huy động cho việc tiêm vắc xin COVID-19, vì họ có chuyên môn, có các điều kiện đáp ứng về mặt y tế”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nêu ý kiến.
Theo Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, không nên chỉ bó hẹp việc tiêm vắc xin COVID-19 trong hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế công. Hệ thống y tế tư nhân có vị trí riêng và cần phải huy động để bộ phận này nhập cuộc trong công cuộc chống dịch này, đặc biệt là việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19.
“Các bệnh viện y tế tư có đội ngũ những người làm chuyên môn có tay nghề cao. Thực tế nhiều bệnh viện tư như Vinmec, Hồng Ngọc, Medlatec…được người dân tin tưởng, không lý do gì chúng ta không tin tưởng họ và vận động họ tham gia tiêm vắc xin phòng dịch COVID-19 cho người dân. Để họ đứng ngoài là một sai sót, nói cách khác, chúng ta đã bỏ qua nguồn lực mà hiện nay chúng ta cần phải huy động”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nhấn mạnh.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-4Đại biểu Quốc hội khóa XV Phạm Văn Hòa.

Đại biểu Quốc hội khóa XV Phạm Văn Hòa (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 thời điểm này là rất cần thiết để tạo miễn dịch cộng đồng.

“Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 thì bệnh viện công, tư đều có thể tham gia triển khai tiêm chứ không chỉ bệnh viện, cơ sở y tế công. Việt Nam có gần 100 triệu dân, trong đó 70 triệu người cần được tiêm mà hiện nay mới tiêm được có 5 triệu liều. Bên cạnh đó, nguồn vắc xin hiện nay đang hiếm nên cần phải xã hội hóa. Nếu doanh nghiệp nào đủ chuẩn, được nhập vắc xin về tiêm dịch vụ thì Nhà nước cần tạo điều kiện với sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Y tế, tăng cường sản xuất vắc xin trong nước để kịp thời tiêm vắc xin đến người dân”, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-5Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Đạt được miễn dịch cộng đồng, khắc chế hiệu quả COVID-19

Đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân, tạo miễn dịch cộng đồng được coi là giải pháp căn cơ, bền vững trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành do biến thể Delta lây lan rất nhanh, trong khi đó, việc áp dung các biện pháp giãn cách, phong tỏa là cần thiết nhưng chỉ là giải pháp tạm thời.
PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện công cộng (Bộ Y tế) cho biết, khi hơn 70% dân số miễn nhiễm với COVID-19 bằng cách tiêm vắc xin hoặc đã từng nhiễm bệnh, khi ấy chúng ta đạt được miễn dịch cộng đồng.
"Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 càng sớm càng tốt để đạt miễn dịch cộng đồng", ông Phu nhấn mạnh.
Phát biểu tại Quốc hội sáng 26/7, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) chia sẻ nỗi sốt ruột khi tình hình dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, biến thể Delta lây lan rất nhanh khiến số lượng ca nhiễm, ca tử vong ngày càng tăng cao.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-6Đại biểu Trần Hoàng Ngân.

Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, việc áp dụng các biện pháp giãn cách, phong tỏa là cần thiết, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Để giải quyết được chỉ có vắc xin. Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị quan tâm hơn đến việc triển khai tiêm chủng, mở thêm loại hình tiêm dịch vụ để mở rộng kênh giúp người dân tiếp cận vắc xin.

Theo các chuyên gia, để đạt được miễn dịch cộng đồng, khắc chế hiệu quả COVID-19, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến người dân là rất quan trọng và cấp bách. Trong giai đoạn dịch bùng phát và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương như hiện nay, cần tiêm nhanh và tiêm số lượng lớn, Bộ Y tế nên xem xét đưa các bệnh viện tư đạt chuẩn tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19.
e-Magazine: Chich ngua cham… sao khong de benh vien tu dat chuan tiem vac xin COVID-19?-Hinh-7
Thực hiện: Hải Ninh

COVID-19: Vắc xin Vaxzevria và AstraZeneca giống - khác nhau điểm gì?

(Kiến Thức) - Vaxzevria tiền thân là vắc xin COVID-19 AstraZeneca. Theo thông tin đăng tải trên website của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho biết, vắc xin AstraZeneca của Anh - Thụy Điển được đổi tên thành Vaxzevria vào ngày 25/3.

COVID-19: Vắc xin Vaxzevria và AstraZeneca giống - khác nhau điểm gì?
Cổng thông tin của Cơ quan Sản phẩm Y tế Thụy Điển tuyên bố, do tình hình đình chỉ sử dụng vắc xin AstraZeneca ở một số quốc gia Châu Âu, vắc xin này đã được đổi tên thành Vaxzevria. Việc đổi tên vắc xin sẽ không kéo theo bất kỳ thay đổi nào khác, nhưng các chuyên gia tiêm chủng cần lưu ý về việc đổi tên, vì thông tin sản phẩm, nhãn và bao bì có thể trông khác đi.
COVID-19: Vac xin Vaxzevria va AstraZeneca giong - khac nhau diem gi?
Vaxzevria tiền thân là vắc xin COVID-19 AstraZeneca. 
Việc thay đổi tên AstraZeneca diễn ra trong bối cảnh có một số báo cáo về các biến chứng ở những người đã tiêm vắc xin. Tuy nhiên, các chuyên gia của EMA nhấn mạnh về tính an toàn và hiệu quả của loại vắc xin này và lưu ý rằng, lợi ích của vắc xin và khả năng bảo vệ người dân không bị COVID-19 vượt xa những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến vắc xin.
Ngoài ra, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu các tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca, dữ liệu về các tác dụng phụ sẽ được thêm vào thông tin chung về sản phẩm này.
1. Nguồn gốc
Vắc xin COVID-19 AstraZeneca là vắc xin phòng bệnh do virus SARS-CoV2 (COVID-19). Thành phần vắc xin gồm vector Adenovirus tinh tinh tái tổ hợp và mất khả năng sao chép, gắn gen tổng hợp protein gai bề mặt của SARS-CoV2 có tên gọi là Spike (S protein).
Vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi đại học Oxford và được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng vắc xin trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Vắc xin này đã được nhiều quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng như Argentina, Bahrain, Bangladesh, Brazil, Chile, Việt Nam…. Đến ngày 08/03/2021, vắc xin đã được sử dụng ở 98 quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, vắc xin COVID-19 AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/2/2021.
2. Bảo quản vắc xin
Bảo quản ở 2 – 8°C và không được để đóng băng vắc xin.
Lọ vắc xin chưa mở bảo quản ở 2 – 8°C được phép sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Lọ vắc xin đã mở chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ kể từ khi mở và được bảo quản ở 2– 8 °C. Bảo quản tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
3. Lịch tiêm chủng
Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên.
Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 4-12 tuần
4. Liều lượng, đường tiêm:
0,5ml, tiêm bắp.
5. Chỉ định, chống chỉ định:
Chỉ định
Tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho một số nhóm đối tượng đặc biệt:
Nhóm người từ 65 tuổi trở lên: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và tử vong tỷ lệ thuận với tuổi nên được xác định là nhóm đối tượng nguy cơ. Tuy nhiên, dữ liệu an toàn và hiệu quả của vắc xin COVID-19 AstraZeneca trên người từ 65 tuổi trở lên còn hạn chế.
Nhóm người mắc bệnh nền: Người có bệnh nền, bệnh mạn tính là đối tượng có nguy cơ nhiễm và mắc COVID-19 nặng. Tuy nhiên, tiêm vắc xin khi bệnh đã ổn định.
COVID-19: Vac xin Vaxzevria va AstraZeneca giong - khac nhau diem gi?-Hinh-2
Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Ảnh minh họa 

Thực hư thông tin yêu cầu người dân phải trả phí tiêm vắc-xin COVID-19

UBND thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh, Hà Nội) đã thu hồi văn bản có nội dung "kinh phí tiêm vắc-xin COVID-19 sẽ do người sử dụng tự chi trả".

Thực hư thông tin yêu cầu người dân phải trả phí tiêm vắc-xin COVID-19
Ngày 10/6, trên mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh về việc UBND thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) ban hành văn bản số 178 về việc khảo sát nhu cầu sử dụng vắc-xin COVID-19. Nội dung văn bản cho biết người dân phải trả tiền nếu tiêm vắc-xin COVID-19.
Thuc hu thong tin yeu cau nguoi dan phai tra phi tiem vac-xin COVID-19
Nhiều người phản ứng sau khi UBND thị trấn Đông Anh ra văn bản có nội dung người dân phải trả tiền nếu tiêm vắc-xin phòng dịch COVID-19 

Việt Nam sẽ nhận thêm gần 30 triệu liều vắc xin Covid-19 trong 3 tháng tới

Dự kiến sẽ có gần 30 triệu liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam trong 3 tháng tới, hơn 100 triệu liều sẽ về trong quý 4.

Việt Nam sẽ nhận thêm gần 30 triệu liều vắc xin Covid-19 trong 3 tháng tới

Đây là thông tin được Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ tại chương trình Bàn tròn trực tuyến trên báo VietNamNet.

Chính phủ đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm có đủ 150 triệu liều vắc xin Covid-19 để tiêm phủ 70% dân số, tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng.

Hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca về Việt Nam trong ngày 9/7

(Kiến Thức) - Sáng 9/7, 580.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong hợp đồng của VNVC đặt mua đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Cũng trong sáng nay, lô vắc xin AstraZeneca 600 nghìn liều do Nhật Bản viện trợ không hoàn lại đã đến Việt Nam.

Hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca về Việt Nam trong ngày 9/7
580.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca vừa hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào sáng nay, để hỗ trợ khẩn cấp cho đợt bùng phát dịch thứ tư tại Việt Nam.
Đây là lần giao vắc xin thứ ba trong hợp đồng của Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua trước 30 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford. Thỏa thuận được ký kết vào tháng 11 năm 2020 giữa AstraZeneca Việt Nam, Bộ Y tế và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC), đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tiếp cận loại vắc xin này.

Thêm 1,2 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca về đến Việt Nam

(Kiến Thức) - Sáng nay, AstraZeneca đã chuyển về TP HCM thêm 1.228.500 liều vắc xin COVID-19 theo hợp đồng đặt mua trước giữa AstraZeneca Việt Nam và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.

Thêm 1,2 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca về đến Việt Nam
Đây là lần giao vắc xin thứ năm và cũng là lượng vắc xin lớn nhất từ trước đến nay thuộc hợp đồng đặt mua trước giữa AstraZeneca Việt Nam và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Hiện, hợp đồng này đã mang về cho Việt Nam hơn 3,1 triệu liều, tương đương với khoảng 37% tổng lượng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong nước. Số còn lại đến từ Cơ chế COVAX và viện trợ song phương giữa chính phủ các nước.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.