Đường ven sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm TP.HCM giờ ra sao?

Đường ven sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm TP.HCM giờ ra sao?

Dự án đường ven sông Sài Gòn, đoạn từ ngã 3 Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng đến dạ cầu Sài Gòn sau 6 năm điều chỉnh quy hoạch vẫn chưa được xây dựng.

Tháng 7/2016, UBND TP.HCM chấp thuận đề nghị của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm hiện hữu TP.HCM 930 ha. Đồ án quy hoạch sẽ điều chỉnh các khu vực bị ảnh hưởng trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án đường ven sông Sài Gòn, đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến đường qua dạ cầu Sài Gòn.
Tháng 7/2016, UBND TP.HCM chấp thuận đề nghị của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm hiện hữu TP.HCM 930 ha. Đồ án quy hoạch sẽ điều chỉnh các khu vực bị ảnh hưởng trong phạm vi ranh giới thực hiện dự án đường ven sông Sài Gòn, đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến đường qua dạ cầu Sài Gòn.
Sau 6 năm điều chỉnh quy hoạch, giai đoạn một của dự án cải tạo Công viên Bạch Đằng từ cột cờ Thủ Ngữ đến cầu tàu số 2 rộng hơn 8.700 m2, kinh phí 35 tỷ đồng đã thực hiện xong. Toàn bộ công viên được lát lại đá, trồng thảm cỏ tạo lối đi, lắp lan can ở các cầu tàu và bờ sông.
Sau 6 năm điều chỉnh quy hoạch, giai đoạn một của dự án cải tạo Công viên Bạch Đằng từ cột cờ Thủ Ngữ đến cầu tàu số 2 rộng hơn 8.700 m2, kinh phí 35 tỷ đồng đã thực hiện xong. Toàn bộ công viên được lát lại đá, trồng thảm cỏ tạo lối đi, lắp lan can ở các cầu tàu và bờ sông.
Các lối đi dọc bờ sông tại công viên này thu hút nhiều người dân, du khách tới đây dạo chơi, tham quan sau hơn nửa năm cải tạo, tu sửa.
Các lối đi dọc bờ sông tại công viên này thu hút nhiều người dân, du khách tới đây dạo chơi, tham quan sau hơn nửa năm cải tạo, tu sửa.
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đề nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc phải hoàn thành đề án quy hoạch phát triển kinh tế dịch vụ dọc sông Sài Gòn trong năm 2022, để nhanh chóng triển khai xây dựng con đường chạy dọc sông Sài Gòn từ quận 1 đến huyện Củ Chi nhằm khai thác và bảo tồn nét đẹp sông Sài Gòn.
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đề nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc phải hoàn thành đề án quy hoạch phát triển kinh tế dịch vụ dọc sông Sài Gòn trong năm 2022, để nhanh chóng triển khai xây dựng con đường chạy dọc sông Sài Gòn từ quận 1 đến huyện Củ Chi nhằm khai thác và bảo tồn nét đẹp sông Sài Gòn.
Theo quy hoạch khu trung tâm 930 ha, kinh phí thực hiện dự án được UBND TP.HCM chấp nhận theo đề nghị của chủ đầu tư tự bỏ vốn để xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn tiếp giáp với 2 dự án khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son và khu phức hợp Tân Cảng - Sài Gòn). Phần còn lại của tuyến đường sẽ do ngân sách thành phố chi trả.
Theo quy hoạch khu trung tâm 930 ha, kinh phí thực hiện dự án được UBND TP.HCM chấp nhận theo đề nghị của chủ đầu tư tự bỏ vốn để xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn tiếp giáp với 2 dự án khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son và khu phức hợp Tân Cảng - Sài Gòn). Phần còn lại của tuyến đường sẽ do ngân sách thành phố chi trả.
Theo lãnh đạo TP.HCM, việc đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn sẽ giảm áp lực giao thông cho đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện hữu. Theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, con đường 3 km này có 6 khu phức hợp bao gồm bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại và hơn 17.000 căn hộ chung cư.
Theo lãnh đạo TP.HCM, việc đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn sẽ giảm áp lực giao thông cho đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện hữu. Theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, con đường 3 km này có 6 khu phức hợp bao gồm bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại và hơn 17.000 căn hộ chung cư.
Tuy nhiên, sau nhiều năm điều chỉnh quy hoạch, dự án đường ven sông Sài Gòn đoạn chạy qua trung tâm thành phố vẫn chưa thể triển khai. Trong ảnh là tuyến đường ven sông sẽ chạy qua khu vực hạ nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận 1 và Bình Thạnh) nhưng mới chỉ có các dự án thương mại và công trình metro đang được xây dựng.
Tuy nhiên, sau nhiều năm điều chỉnh quy hoạch, dự án đường ven sông Sài Gòn đoạn chạy qua trung tâm thành phố vẫn chưa thể triển khai. Trong ảnh là tuyến đường ven sông sẽ chạy qua khu vực hạ nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận 1 và Bình Thạnh) nhưng mới chỉ có các dự án thương mại và công trình metro đang được xây dựng.
Đoạn chạy qua ga tàu điện ngầm Ba Son cũng trong tình trạng tương tự. Nơi đây đang có hạng mục nhà ga của tuyến metro số 1, dự án cầu Thủ Thiêm 2 đang được xây dựng.
Đoạn chạy qua ga tàu điện ngầm Ba Son cũng trong tình trạng tương tự. Nơi đây đang có hạng mục nhà ga của tuyến metro số 1, dự án cầu Thủ Thiêm 2 đang được xây dựng.
Theo các quyết định của UBND TP.HCM ban hành quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn thành phố thì sông Sài Gòn là sông cấp 2, hành lang bờ sông rộng 50 m. Trong ảnh là một đoạn dài hiện hữu các công trình thể thao, trụ sở văn phòng, bến du thuyền, nằm trên mép sông kéo dài từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tới dạ cầu Thủ Thiêm.
Theo các quyết định của UBND TP.HCM ban hành quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn thành phố thì sông Sài Gòn là sông cấp 2, hành lang bờ sông rộng 50 m. Trong ảnh là một đoạn dài hiện hữu các công trình thể thao, trụ sở văn phòng, bến du thuyền, nằm trên mép sông kéo dài từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tới dạ cầu Thủ Thiêm.
Điểm cuối của tuyến đường ven sông sẽ chạy qua dạ cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh) kết nối vào đường Điện Biên Phủ.
Điểm cuối của tuyến đường ven sông sẽ chạy qua dạ cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh) kết nối vào đường Điện Biên Phủ.
Khu vực này đang hiện hữu đoạn đường dài gần 1 km chạy dọc theo bờ sông, xuyên qua cư dân khu đô thị Vinhomes Central Park.
Khu vực này đang hiện hữu đoạn đường dài gần 1 km chạy dọc theo bờ sông, xuyên qua cư dân khu đô thị Vinhomes Central Park.
Cũng theo quy hoạch khu trung tâm 930 ha, đường Tôn Đức Thắng và Công viên bến Bạch Đằng nằm trong dải quy hoạch bờ tây sông Sài Gòn. Toàn bộ mặt đường Tôn Đức Thắng đoạn từ Hàm Nghi đến Công trường Mê Linh sẽ dành cho không gian đi bộ và xe điện, đường giao thông được ngầm hóa.
Cũng theo quy hoạch khu trung tâm 930 ha, đường Tôn Đức Thắng và Công viên bến Bạch Đằng nằm trong dải quy hoạch bờ tây sông Sài Gòn. Toàn bộ mặt đường Tôn Đức Thắng đoạn từ Hàm Nghi đến Công trường Mê Linh sẽ dành cho không gian đi bộ và xe điện, đường giao thông được ngầm hóa.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Kiểm tra các dự án ven sông Sài Gòn. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân)

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.