Đường Ướp Lạnh và những quy tắc đặt tên phố quái nhất thế giới

Từ hiện tượng Đường Ướp Lạnh ở Hà Nội, người ta khám phá ra nhiều nơi trên thế giới có những quy tắc độc nhất vô nhị để đặt tên đường phố.

Đường Ướp Lạnh và những quy tắc đặt tên phố quái nhất thế giới
Sự tồn tại của một con đường mang cái tên lạ độc "Đường Ướp Lạnh" ở thủ đô Hà Nội đang gây bất ngờ và thu hút sự chú ý của nhiều người sau khi GS. Hà Đình Đức đăng tải bức ảnh con đường này lên mạng xã hội. Nhiều nơi trên thế giới cũng có những quy tắc "độc nhất vô nhị" để đặt tên đường phố.
Ở Mỹ, tên của 50 tiểu bang nước này được dùng để đặt cho các đại lộ ở thủ đô Washington, D.C ngoại trừ đường California và phố Ohio. Các đại lộ này bao gồm Đại lộ New York, Đại lộ Arizona, Đại lộ Hawaii, Đại lộ Indiana, Đại lộ Mississippi...
Duong Uop Lanh va nhung quy tac dat ten pho quai nhat the gioi
Nhà Trắng - nơi tổng thống Mỹ sống và làm việc tọa lạc tại địa chỉ số 1600, đại lộ Pennsylvania, Washington, D.C. 
Đại lộ Pennsylvania (đặt theo tên bang Pennsylvania) chạy từ đồi Capitol tới Nhà Trắng. Trong khi đó, Đại lộ Massachusetts được mệnh danh là khu đại sứ quán vì dọc Đại lộ này tập trung một số lượng lớn các đại sứ quán nước ngoài.
Ngoài ra, thủ đô Washington, D.C còn có quy tắc đặt tên đường phố theo số thứ tự và bảng chữ cái ABC rất dễ nhớ và dễ tìm, chẳng hạn, Điện Capitol (trụ sở Quốc hội Mỹ) nằm ở góc đường số 1 và đường East Capitol còn trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ tọa lạc ở số 2210 trên phố C.
Duong Uop Lanh va nhung quy tac dat ten pho quai nhat the gioi-Hinh-2
Điện Capitol (trụ sở Quốc hội Mỹ) nằm ở góc đường số 1 và đường East Capitol. 
Ở khu vực Puerto Madero của Buenos Aires - thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất lớn nhất của Cộng hòa Argentina, đường phố được đặt theo tên của những phụ nữ nổi tiếng bao gồm các nhà hoạt động xã hội cũng như những nữ chính trị gia có nhiều đóng góp lớn nhằm mục đích tôn vinh họ.
Chẳng hạn, tên của bà Alicia Moreau de Justo (1885-1986), một huyền thoại hoạt động nhân quyền, nữ quyền kiêm chính trị gia của Argentina được lấy để đặt cho một một đại lộ lớn ở Puerto Madero.
Duong Uop Lanh va nhung quy tac dat ten pho quai nhat the gioi-Hinh-3
Đại lộ Alicia Moreau de Justo (phải) được đặt theo tên bà Alicia Moreau de Justo - một huyền thoại hoạt động nhân quyền, nữ quyền kiêm chính trị gia của Argentina (trái). 
Tại thành phố Leicester của Anh, 8 con phố liền kề và song song với nhau bao gồm các phố Hawthorne, Alma, Rowan, Ruby, Ivanhoe, Sylvan, Oban và Newport được đặt tên lần lượt theo các chữ cái trong tên của người xây dựng thành phố - Harrison. Những chữ cái đầu tiên của 8 con phố ghép lại thành cái tên Harrison. Đặc biệt, tất cả 8 con phố nói trên đều đổ vào phố Beatrice - tên vợ của người xây dựng thành phố.
Duong Uop Lanh va nhung quy tac dat ten pho quai nhat the gioi-Hinh-4
8 phố liền kề và song song với nhau ở thành phố Leicester được đặt lần lượt theo các chữ cái trong tên của người xây dựng thành phố - Harrison. 
Khu Latham ở thủ đô Canberra của Úc có các đường phố được đặt theo tên các thẩm phán nổi tiếng của tòa án tối cao Úc. Chính khu Latham cũng được đặt theo tên của thẩm phán tòa án tối cao của Úc, John Greig Latham (1877-1964) - người có nhiều đóng góp lớn. Do đó, khu Latham còn được biết đến là "khu thẩm phán".
Trong khi đó, tên các đường phố ở khu Florey, thuộc quận Belconnen, thủ đô Canberra được đặt theo tên của các nhà khoa học và bác sĩ nổi tiếng của Úc. Chính khu Florey cũng được đặt tên theo tên của nhà khoa học lỗi lạc bậc nhật của Úc - Howard Walter Florey nhằm tôn vinh ông. Ông Florey là một nhà dược lý học và bệnh học người Úc đã đoạt Giải Nobel về y học năm 1945 cùng Ernst Boris Chain và Alexander Fleming cho công trình chiết xuất penicillin.
Duong Uop Lanh va nhung quy tac dat ten pho quai nhat the gioi-Hinh-5
Một con đường ở khu Florey, thuộc quận Belconnen, thủ đô Canberra (Úc) được đặt theo tên của nhà khoa học lỗi lạc bậc nhất nước này là Howard Walter Florey để tôn vinh ông. 
Ở Gander, Newfoundland, người ta lại lấy tên của các phi công nổi tiếng để đặt tên cho hầu hết các đường phố nhằm tôn vinh lịch sử hàng không của thị trấn.
Chẳng hạn, tên của hai phi công người Anh thực hiện thành công chuyến bay xuyên Đại Tây Dương không ngừng nghỉ đầu tiên - Alcock và Brown, hay tên của nữ phi công huyền thoại người Mỹ Amelia Earhart (nữ phi công đầu tiên trên thế giới bay một mình xuyên Đại Tây Dương) đều được dùng để đặt tên cho đường phố ở thị trấn Gander.

Những con đường chỉ cơ quan cắm biển mới hiểu?

(Kiến Thức) - Khu đô thị mới Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội có nhiều biển tên đường ghi toàn ký tự như SP, CD, AR..., "đánh đố" người qua lại.

Những con đường chỉ cơ quan cắm biển mới hiểu?
Khu đô thị mới Nam Trung Yên có khoảng 10 đường mà các "nhà dựng biển" chỉ đặt tên toàn là ký tự, khiến người qua đường khó hiểu. Đi đường Phạm Hùng hướng - Phạm Văn Đồng (đối điện Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia), khi mọi người rẽ vào sẽ thấy ngay 1 con đường mang tên ký tự SP1...
Khu đô thị mới Nam Trung Yên có khoảng 10 đường mà các "nhà dựng biển" chỉ đặt tên toàn là ký tự, khiến người qua đường khó hiểu. Đi đường Phạm Hùng hướng - Phạm Văn Đồng (đối điện Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia), khi mọi người rẽ vào sẽ thấy ngay 1 con đường mang tên ký tự SP1...

12 vụ kiện kỳ cục nhất thế giới

(Kiến Thức) - Trong số các vụ kiện kỳ cục nhất thế giới có vụ đòi lại thận sau ly hôn, kiện trường học vì thất nghiệp hay đòi bồi thường chiếc quần bị mất...

12 vụ kiện kỳ cục nhất thế giới
12 vu kien ky cuc nhat the gioi
Một trong những vụ kiện kỳ cục nhất thế giới là vụ đòi bồi thường sau khi gây tai nạn. Tháng 1/2008, Tomas Delgado lái xe vượt quá tốc độ cho phép và đâm vào một cậu bé đang đạp xe trên đường. Sau đó, Tomas đã đâm đơn kiện gia đình cậu bé vì những hư hại mà em gây ra cho chiếc Audi A8 của ông này, cho rằng cậu bé đạp xe vào buổi tối và không sử dụng gương chiếu hậu. 
12 vu kien ky cuc nhat the gioi-Hinh-2
Năm 2011, Lauren Rosenberg sử dụng dịch vụ Google Maps trên chiếc điện thoại BlackBerry để tìm đường đi. Tuy nhiên, do đi sai đường cô đã bị ô tô đâm và bị thương nhẹ. Sau đó, Rosenberg đâm đơn kiện Google, cáo buộc dịch vụ bản đồ của hãng này đã chỉ dẫn sai đường.  

12 vu kien ky cuc nhat the gioi-Hinh-3
Năm 1998, Cleanthi Peters dẫn cháu gái đi vào nhà ma ở công viên Universal Studios. Gần đi hết nhà ma, một nhân viên Universal mang theo cưa nhảy ra trước mặt họ. Hai bà cháu Cleanthi hoảng sợ bỏ chạy và không may bị ngã xuống nền nhà. Sau đó, Peters đã đâm đơn đòi Universal bồi thường số tiền 15 nghìn USD vì những tổn thương về thể chất và tinh thần. 
12 vu kien ky cuc nhat the gioi-Hinh-4
Richard Batista đã quyết định hiến thận với hy vọng cứu sống vợ và cứu vãn cuộc hôn nhân của mình. Tuy nhiên, cho đến năm 2005, sau bốn năm tiếp tục chung sống, vợ của Batista đã đệ đơn ly hôn. Sau đó, Batista đã đâm đơn kiện vợ, đòi lấy lại quả thận, nếu không sẽ phải bồi thường số tiền 1,5 triệu USD. 
12 vu kien ky cuc nhat the gioi-Hinh-5
 Năm 2004, Dolores Tanel – một nhân viên của dịch vụ giao hàng ở Brookfield – đã bị trượt chân và ngã khi đang đi giao hàng tới nhà cụ Anne Keipper, 80 tuổi. Ba năm sau, cụ Keipper nhận được thông báo từ công ty bảo hiểm của Tanel, yêu cầu cụ bồi thường thiệt hại.
12 vu kien ky cuc nhat the gioi-Hinh-6
 Năm 1992, trong lần mua cà phê tại McDonald’s, bà Stella Liebeck (khi đó 79 tuổi) bị bỏng độ ba, phải ghép da và mất hai năm điều trị. Sau đó, Liebeck đâm đơn kiện ra tòa. Tòa ra phán quyết rằng McDonald’s phải thanh toán chi phí tổn hại là 160.000 USD và thêm khoản phí bồi thường lên tới 2,7 triệu USD.
12 vu kien ky cuc nhat the gioi-Hinh-7
Năm 1997, Bob Craft đến từ Montana, Mỹ đã đổi lên của anh thành Jack Ass nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về sự nguy hiểm của việc lái xe khi uống rượu bia. Năm 2003, Bob đã đâm đơn kiện Viacom số tiền bồi thường 10 triệu USD vì đã làm tổn hại danh tiếng của anh sau khi tập đoàn truyền thông này công chiếu bộ phim Jackass. 
12 vu kien ky cuc nhat the gioi-Hinh-8
Trường hợp của Trina Thompson cũng là một trong những vụ kiện oái oăm trên thế giới. Năm 2009, Trina Thompson đến từ New York đã quyết định kiện ngôi trường cô từng theo học là Monroe College sau khi ra trường mà vẫn không có việc làm như cam kết của nhà trường. Ngoài khoản học phí tổng cộng 70 nghìn USD đã đóng, cô Trina cũng yêu cầu trường Monroe College phải bồi thường thêm 2.000 USD. 
12 vu kien ky cuc nhat the gioi-Hinh-9
 Năm 2007, Roy Pearson – thẩm phán tòa án ở Washington (Mỹ) đã yêu cầu tiệm giặt đền 67 triệu USD vì làm mất quần của anh. Tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ đơn kiện này và thậm chí sa thải Roy.
12 vu kien ky cuc nhat the gioi-Hinh-10
Năm 1991, Richard Overton đã kiện một hãng sản xuất bia vì người mẫu quảng cáo "xấu" khiến anh bị tổn thương tinh thần và thiệt hại về tài chính. Tuy nhiên, tòa án đã bãi bỏ vụ kiện của Richard. 
12 vu kien ky cuc nhat the gioi-Hinh-11
Năm 1995, tù nhân Robert Lee Brock ở Chesapeake, Virginia (Mỹ) quyết định kiện chính mình vì đã vi phạm quyền tự do dân sự và tín ngưỡng của bản thân. Theo Robert, anh ta phải tự bồi thường cho mình 5 triệu USD. Tuy nhiên, vụ kiện đã bị tòa án bác bỏ. 
12 vu kien ky cuc nhat the gioi-Hinh-12
Năm 2006, Allen Heckard đến từ bang Oregon, Mỹ, đã đâm đơn kiện huyền thoại bóng rổ Michael Jordan và đòi bồi thường số tiền 416 triệu USD với lý do hai người có ngoại hình khá giống nhau khiến Allen cảm thấy bị tổn thương, xúc phạm. Tuy nhiên, cuối cùng Heckard đã thua kiện. 

Hiện trường vụ nổ Thiên Tân sẽ “hóa” công viên sinh thái?

(Kiến Thức) - Chính quyền thành phố Thiên Tân vừa thông báo kế hoạch “biến” hiện trường vụ nổ ở Thiên Tân thành công viên sinh thái vào năm 2016.

Hiện trường vụ nổ Thiên Tân sẽ “hóa” công viên sinh thái?
Vụ nổ ở Thiên Tân, Trung Quốc xảy ra vào tối 12/8 đã khiến hơn 150 người thiệt mạng và có thể gây ra thiệt hại về bảo hiểm lên tới 3,3 tỉ USD.
Hien truong vu no Thien Tan se “hoa” cong vien sinh thai?
Hàng nghìn chiếc ô tô bị phá hủy sau vụ nổ ở Thiên Tân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.