12 vụ kiện kỳ cục nhất thế giới

12 vụ kiện kỳ cục nhất thế giới

(Kiến Thức) - Trong số các vụ kiện kỳ cục nhất thế giới có vụ đòi lại thận sau ly hôn, kiện trường học vì thất nghiệp hay đòi bồi thường chiếc quần bị mất...

Một trong những vụ kiện kỳ cục nhất thế giới là vụ đòi bồi thường sau khi gây tai nạn. Tháng 1/2008, Tomas Delgado lái xe vượt quá tốc độ cho phép và đâm vào một cậu bé đang đạp xe trên đường. Sau đó, Tomas đã đâm đơn kiện gia đình cậu bé vì những hư hại mà em gây ra cho chiếc Audi A8 của ông này, cho rằng cậu bé đạp xe vào buổi tối và không sử dụng gương chiếu hậu.
Một trong những vụ kiện kỳ cục nhất thế giới là vụ đòi bồi thường sau khi gây tai nạn. Tháng 1/2008, Tomas Delgado lái xe vượt quá tốc độ cho phép và đâm vào một cậu bé đang đạp xe trên đường. Sau đó, Tomas đã đâm đơn kiện gia đình cậu bé vì những hư hại mà em gây ra cho chiếc Audi A8 của ông này, cho rằng cậu bé đạp xe vào buổi tối và không sử dụng gương chiếu hậu.
Năm 2011, Lauren Rosenberg sử dụng dịch vụ Google Maps trên chiếc điện thoại BlackBerry để tìm đường đi. Tuy nhiên, do đi sai đường cô đã bị ô tô đâm và bị thương nhẹ. Sau đó, Rosenberg đâm đơn kiện Google, cáo buộc dịch vụ bản đồ của hãng này đã chỉ dẫn sai đường.
Năm 2011, Lauren Rosenberg sử dụng dịch vụ Google Maps trên chiếc điện thoại BlackBerry để tìm đường đi. Tuy nhiên, do đi sai đường cô đã bị ô tô đâm và bị thương nhẹ. Sau đó, Rosenberg đâm đơn kiện Google, cáo buộc dịch vụ bản đồ của hãng này đã chỉ dẫn sai đường.
Năm 1998, Cleanthi Peters dẫn cháu gái đi vào nhà ma ở công viên Universal Studios. Gần đi hết nhà ma, một nhân viên Universal mang theo cưa nhảy ra trước mặt họ. Hai bà cháu Cleanthi hoảng sợ bỏ chạy và không may bị ngã xuống nền nhà. Sau đó, Peters đã đâm đơn đòi Universal bồi thường số tiền 15 nghìn USD vì những tổn thương về thể chất và tinh thần.
Năm 1998, Cleanthi Peters dẫn cháu gái đi vào nhà ma ở công viên Universal Studios. Gần đi hết nhà ma, một nhân viên Universal mang theo cưa nhảy ra trước mặt họ. Hai bà cháu Cleanthi hoảng sợ bỏ chạy và không may bị ngã xuống nền nhà. Sau đó, Peters đã đâm đơn đòi Universal bồi thường số tiền 15 nghìn USD vì những tổn thương về thể chất và tinh thần.
Richard Batista đã quyết định hiến thận với hy vọng cứu sống vợ và cứu vãn cuộc hôn nhân của mình. Tuy nhiên, cho đến năm 2005, sau bốn năm tiếp tục chung sống, vợ của Batista đã đệ đơn ly hôn. Sau đó, Batista đã đâm đơn kiện vợ, đòi lấy lại quả thận, nếu không sẽ phải bồi thường số tiền 1,5 triệu USD.
Richard Batista đã quyết định hiến thận với hy vọng cứu sống vợ và cứu vãn cuộc hôn nhân của mình. Tuy nhiên, cho đến năm 2005, sau bốn năm tiếp tục chung sống, vợ của Batista đã đệ đơn ly hôn. Sau đó, Batista đã đâm đơn kiện vợ, đòi lấy lại quả thận, nếu không sẽ phải bồi thường số tiền 1,5 triệu USD.
Năm 2004, Dolores Tanel – một nhân viên của dịch vụ giao hàng ở Brookfield – đã bị trượt chân và ngã khi đang đi giao hàng tới nhà cụ Anne Keipper, 80 tuổi. Ba năm sau, cụ Keipper nhận được thông báo từ công ty bảo hiểm của Tanel, yêu cầu cụ bồi thường thiệt hại.
Năm 2004, Dolores Tanel – một nhân viên của dịch vụ giao hàng ở Brookfield – đã bị trượt chân và ngã khi đang đi giao hàng tới nhà cụ Anne Keipper, 80 tuổi. Ba năm sau, cụ Keipper nhận được thông báo từ công ty bảo hiểm của Tanel, yêu cầu cụ bồi thường thiệt hại.
Năm 1992, trong lần mua cà phê tại McDonald’s, bà Stella Liebeck (khi đó 79 tuổi) bị bỏng độ ba, phải ghép da và mất hai năm điều trị. Sau đó, Liebeck đâm đơn kiện ra tòa. Tòa ra phán quyết rằng McDonald’s phải thanh toán chi phí tổn hại là 160.000 USD và thêm khoản phí bồi thường lên tới 2,7 triệu USD.
Năm 1992, trong lần mua cà phê tại McDonald’s, bà Stella Liebeck (khi đó 79 tuổi) bị bỏng độ ba, phải ghép da và mất hai năm điều trị. Sau đó, Liebeck đâm đơn kiện ra tòa. Tòa ra phán quyết rằng McDonald’s phải thanh toán chi phí tổn hại là 160.000 USD và thêm khoản phí bồi thường lên tới 2,7 triệu USD.
Năm 1997, Bob Craft đến từ Montana, Mỹ đã đổi lên của anh thành Jack Ass nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về sự nguy hiểm của việc lái xe khi uống rượu bia. Năm 2003, Bob đã đâm đơn kiện Viacom số tiền bồi thường 10 triệu USD vì đã làm tổn hại danh tiếng của anh sau khi tập đoàn truyền thông này công chiếu bộ phim Jackass.
Năm 1997, Bob Craft đến từ Montana, Mỹ đã đổi lên của anh thành Jack Ass nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về sự nguy hiểm của việc lái xe khi uống rượu bia. Năm 2003, Bob đã đâm đơn kiện Viacom số tiền bồi thường 10 triệu USD vì đã làm tổn hại danh tiếng của anh sau khi tập đoàn truyền thông này công chiếu bộ phim Jackass.
Trường hợp của Trina Thompson cũng là một trong những vụ kiện oái oăm trên thế giới. Năm 2009, Trina Thompson đến từ New York đã quyết định kiện ngôi trường cô từng theo học là Monroe College sau khi ra trường mà vẫn không có việc làm như cam kết của nhà trường. Ngoài khoản học phí tổng cộng 70 nghìn USD đã đóng, cô Trina cũng yêu cầu trường Monroe College phải bồi thường thêm 2.000 USD.
Trường hợp của Trina Thompson cũng là một trong những vụ kiện oái oăm trên thế giới. Năm 2009, Trina Thompson đến từ New York đã quyết định kiện ngôi trường cô từng theo học là Monroe College sau khi ra trường mà vẫn không có việc làm như cam kết của nhà trường. Ngoài khoản học phí tổng cộng 70 nghìn USD đã đóng, cô Trina cũng yêu cầu trường Monroe College phải bồi thường thêm 2.000 USD.
Năm 2007, Roy Pearson – thẩm phán tòa án ở Washington (Mỹ) đã yêu cầu tiệm giặt đền 67 triệu USD vì làm mất quần của anh. Tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ đơn kiện này và thậm chí sa thải Roy.
Năm 2007, Roy Pearson – thẩm phán tòa án ở Washington (Mỹ) đã yêu cầu tiệm giặt đền 67 triệu USD vì làm mất quần của anh. Tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ đơn kiện này và thậm chí sa thải Roy.
Năm 1991, Richard Overton đã kiện một hãng sản xuất bia vì người mẫu quảng cáo "xấu" khiến anh bị tổn thương tinh thần và thiệt hại về tài chính. Tuy nhiên, tòa án đã bãi bỏ vụ kiện của Richard.
Năm 1991, Richard Overton đã kiện một hãng sản xuất bia vì người mẫu quảng cáo "xấu" khiến anh bị tổn thương tinh thần và thiệt hại về tài chính. Tuy nhiên, tòa án đã bãi bỏ vụ kiện của Richard.
Năm 1995, tù nhân Robert Lee Brock ở Chesapeake, Virginia (Mỹ) quyết định kiện chính mình vì đã vi phạm quyền tự do dân sự và tín ngưỡng của bản thân. Theo Robert, anh ta phải tự bồi thường cho mình 5 triệu USD. Tuy nhiên, vụ kiện đã bị tòa án bác bỏ.
Năm 1995, tù nhân Robert Lee Brock ở Chesapeake, Virginia (Mỹ) quyết định kiện chính mình vì đã vi phạm quyền tự do dân sự và tín ngưỡng của bản thân. Theo Robert, anh ta phải tự bồi thường cho mình 5 triệu USD. Tuy nhiên, vụ kiện đã bị tòa án bác bỏ.
Năm 2006, Allen Heckard đến từ bang Oregon, Mỹ, đã đâm đơn kiện huyền thoại bóng rổ Michael Jordan và đòi bồi thường số tiền 416 triệu USD với lý do hai người có ngoại hình khá giống nhau khiến Allen cảm thấy bị tổn thương, xúc phạm. Tuy nhiên, cuối cùng Heckard đã thua kiện.
Năm 2006, Allen Heckard đến từ bang Oregon, Mỹ, đã đâm đơn kiện huyền thoại bóng rổ Michael Jordan và đòi bồi thường số tiền 416 triệu USD với lý do hai người có ngoại hình khá giống nhau khiến Allen cảm thấy bị tổn thương, xúc phạm. Tuy nhiên, cuối cùng Heckard đã thua kiện.

GALLERY MỚI NHẤT