“Đường Tăng” Từ Thiếu Hoa phải đi hát kiếm tiền

Trong ba tài tử đóng vai Đường Tăng phim "Tây du ký" năm 1986, Từ Thiếu Hoa có cuộc sống khó khăn nhất, đến giờ vẫn phải nhận show nhỏ lẻ.

“Đường Tăng” Từ Thiếu Hoa phải đi hát kiếm tiền
Tối 17/3, trang QQ đưa tin nam diễn viên Từ Thiếu Hoa vừa xuất hiện tại một sự kiện ở Đại lục. Trong trang phục Đường Tăng năm nào, tài tử 59 tuổi hát lại một số ca khúc gắn liền với bộ phim Tây du ký bản 1986. Nhiều khán giả có mặt đã cổ vũ và hát cùng Từ Thiếu Hoa khi giai điệu ca khúc Nữ nhi tình cất lên.
“Điều đó khiến tôi cảm động. Dù có nhiều thế hệ diễn viên nhưng khán giả vẫn nhớ đến Đường Tam Tạng của Từ Thiếu Hoa”, ông không giấu được niềm tự hào khi trò chuyện với phóng viên.
Từ Thiếu Hoa trong sự kiện mới. Ảnh: QQ.
 Từ Thiếu Hoa trong sự kiện mới. Ảnh: QQ.
Trong ba nam diễn viên từng vào vai Đường Tăng ngày ấy, diễn viên Từ Thiếu Hoa là nghệ sĩ có cuộc sống khó khăn nhất. Đường Tăng đời đầu - Uông Việt - hiện là giảng viên danh tiếng tại Học viện Hý kịch Trung Quốc, hội viên Hiệp hội điện ảnh Trung Hoa, thỉnh thoảng vẫn tham gia phim mới.
Người thứ ba vào vai Đường Tăng - Trì Trọng Thụy - có cuộc sống vương giả khi sở hữu cả bảo tàng đồ sộ, vợ là nữ tỷ phú số một Trung Quốc. Từ Thiếu Hoa là Đường Tăng thứ hai của Tây du ký 1986. Ông không đi đến tập cuối cùng vì lý do cá nhân.
Chuyển về quê nhà Sơn Đông sinh sống và làm việc, "Đường Tăng" Từ Thiếu Hoa thừa nhận không dư dả về kinh tế. “Vợ chồng tôi có tiếng nhưng không giàu có. Trước đây chật vật, bây giờ vẫn vậy”, ông chia sẻ.
Khán giả cổ vũ khi Từ Thiếu Hoa hát lại ca khúc Nữ nhi tình. Đây là ca khúc chủ đề trong tập Nữ nhi quốc, khắc họa mối tình vô duyên vô phận giữa Đường Tăng và quốc vương Tây Lương nữ quốc. Ảnh: QQ.
Khán giả cổ vũ khi Từ Thiếu Hoa hát lại ca khúc Nữ nhi tình. Đây là ca khúc chủ đề trong tập Nữ nhi quốc, khắc họa mối tình vô duyên vô phận giữa Đường Tăng và quốc vương Tây Lương nữ quốc. Ảnh: QQ. 
Nam nghệ sĩ gạo cội là diễn viên hiếm hoi của đoàn phim Tây du ký thường nhận lời biểu diễn ở các địa phương. Mỗi lần đi diễn, ông lại mặc trang phục Đường Tăng khi xưa. Ông tâm sự con gái cũng thích nhìn bố đóng vai hòa thượng.
Nói về cuộc sống hiện tại chưa bằng bạn bằng bè, ông chỉ cười. “Cuộc đời này chuyện gì cũng là hư ảo. Thắng cũng vui, thua cũng muốn vui vẻ. Nếu cả đời chỉ gặp thành công không thất bại là điều đáng tiếc, thất bại không có thành công cũng để lại đau xót. Niềm vui trong cuộc sống này là việc ta nỗ lực vượt qua mọi thử thách”, Từ Thiếu Hoa giãi bày.
Ông là nghệ sĩ vất vả kiếm tiền nhất trong số ba nam diễn viên từng đảm nhận vai "sư phụ".
 Ông là nghệ sĩ vất vả kiếm tiền nhất trong số ba nam diễn viên từng đảm nhận vai "sư phụ".
Vợ Từ Thiếu Hoa là đạo diễn kịch nổi tiếng Dương Côn. Hai người gặp nhau năm 1976 và kết hôn năm 1983. Khi mới cưới, hai vợ chồng đều thuộc biên chế đoàn kịch nên tài chính không dư dả. Tổ ấm gia đình hồi đó là căn phòng 10 m2, tiền trong nhà mỗi tháng chỉ có khoảng 1.000 NDT.
“Chúng tôi là bạn học đại học, cùng nhau trưởng thành và sống với nhau đến bây giờ là hơn 30 năm. Hoạn nạn trải qua đủ vẫn giữ được tổ ấm, như vậy đã là hạnh phúc”, Từ Thiếu Hoa chia sẻ.

“Kỳ tích” có một không hai trong chiến dịch Hồ Chí Minh

(Kiến Thức) - Vào tháng 4/1975, thay vì mất 3 tháng, những đoàn quân Việt Nam chỉ mất 10 ngày để đi hết con đường Trường Sơn huyền thoại và làm nên kỳ tích trong chiến dịch Hồ Chí Minh. 

“Kỳ tích” có một không hai trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Bước chân thần tốc

Đồ nghề của phóng viên Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ

(Kiến Thức) - Cùng khám phá đồ nghề tác nghiệp của đội ngũ phóng viên lực lượng Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ qua loạt hiện vật quý giá của Bảo tàng TP HCM.

Đồ nghề của phóng viên Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ
Do nghe cua phong vien Giai phong trong khang chien chong My
 Máy ảnh hiệu Zeiss Ikon do phái đoàn đại biểu miền Nam tặng bác Hồ khi ra Chiến khu Việt Bắc dự Đại hội Đảng năm 1951, Bác giao lại cho nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định sử dụng. Năm 1965, phóng viên ảnh Lâm Tấn Tài của TTXVN vượt Trường Sơn vào miền Nam chiến đấu đã sử dụng chiếc máy ảnh này để ghi lại những hình ảnh của đồng bào, chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ.

Bộ sưu tập xe tăng lớn nhất Đông Nam Á của Việt Nam

(Kiến Thức) - Bảo tàng Lực lượng Tăng - Thiết giáp ở Hà Nội được coi là nơi lưu giữ hiện vật xe tăng lớn nhất trong các bảo tàng khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, nhiều chiếc xe tăng ở bảo tàng này đã lập chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Bộ sưu tập xe tăng lớn nhất Đông Nam Á của Việt Nam
Xe tăng T34 - số hiệu 114 là chiếc xe tăng đầu tiên của Liên Xô viện trợ tiếp đất trên lãnh thổ Việt Nam lúc 18h33 ngày 13/7/1960 tại ga Vĩnh Yên.
Xe tăng T34 - số hiệu 114 là chiếc xe tăng đầu tiên của Liên Xô viện trợ tiếp đất trên lãnh thổ Việt Nam lúc 18h33 ngày 13/7/1960 tại ga Vĩnh Yên.
Xe tăng T59 - số hiệu 390 là một hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiếc xe tăng này thuộc biên chế Đại đội 4, Tiểu đoàn 171, Lữ đoàn xe tăng 203 vào năm 1971. Đến năm 1972, xe được biên chế về Đại đội 4, Tiểu đoàn 512, Lữ đoàn 203 Quân đoàn 2.
 Xe tăng T59 - số hiệu 390 là một hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiếc xe tăng này thuộc biên chế Đại đội 4, Tiểu đoàn 171, Lữ đoàn xe tăng 203 vào năm 1971. Đến năm 1972, xe được biên chế về Đại đội 4, Tiểu đoàn 512, Lữ đoàn 203 Quân đoàn 2.
Ngày 30/4/1975, xe tăng T59 - số hiệu 390 đã húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, mở đường cho quân ta vào bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các của chính quyền Sài Gòn. Với sự kiện này, chiếc xe đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của ngày thống nhất đất nước.
Ngày 30/4/1975, xe tăng T59 - số hiệu 390 đã húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, mở đường cho quân ta vào bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các của chính quyền Sài Gòn. Với sự kiện này, chiếc xe đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của ngày thống nhất đất nước.
Xe tăng T54 số hiệu 960 thuộc biên chế Đại đội 10 - Tiểu đoàn 20 - Đoàn M26 Thiết giáp Miền Đông Nam Bộ. Đây là chiếc xe truyền thống của bộ đội Thiết giáp miền Đông Nam Bộ, đã lập thành tích xuất sắc trong các trận Lộc Ninh (1972), Núi Gió, Bù Bông, Kiến Đức (1973), Bình Long, Phước Long, Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).
Xe tăng T54 số hiệu 960 thuộc biên chế  Đại đội 10 - Tiểu đoàn 20 - Đoàn M26 Thiết giáp Miền Đông Nam Bộ. Đây là chiếc xe truyền thống của bộ đội Thiết giáp miền Đông Nam Bộ, đã lập thành tích xuất sắc trong các trận Lộc Ninh (1972), Núi Gió, Bù Bông, Kiến Đức (1973), Bình Long, Phước Long, Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).
Xe tăng PT76 - số hiệu 555 thuộc biên chế Đại đội 3 - Tiểu đoàn 198 - Trung đoàn 203 là chiếc xe tăng đã lập thành tích xuất sắc trong trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng đầu tiên có xe tăng tham gia tại Tà Mây - Làng Vây (2/1968), sau đó là Chiến dịch Đường 9 Nam Lào (2/1971) và trở thành chiếc xe truyền thống đầu tiên của lực lượng Tăng thiết giáp.
 Xe tăng PT76 - số hiệu 555 thuộc biên chế Đại đội 3 - Tiểu đoàn 198 - Trung đoàn 203 là chiếc xe tăng đã lập thành tích xuất sắc trong trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng đầu tiên có xe tăng tham gia tại Tà Mây - Làng Vây (2/1968), sau đó là Chiến dịch Đường 9 Nam Lào (2/1971) và trở thành chiếc xe truyền thống đầu tiên của lực lượng Tăng thiết giáp.
Xe tăng T54B - số hiệu 980 thuộc biên chế Đại đội 9 - Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 273, là chiếc xe tăng đã bắn sập cổng chỉ huy sở F23 của quân đội Sài Gòn trong trận đánh giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Mê Thuột ngày 11/3/1975.
 Xe tăng T54B - số hiệu 980 thuộc biên chế  Đại đội 9 - Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 273, là chiếc xe tăng đã bắn sập cổng chỉ huy sở F23 của quân đội Sài Gòn trong trận đánh giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Mê Thuột ngày 11/3/1975.
Xe thiết giáp K63 - số hiệu 059 thuộc biên chế Đại đoàn 1, Tiểu đoàn 66 Bộ binh cơ giới, Trung đoàn xe tăng 202. Chiếc xe này đã lập chiến công xuất sắc, bắn cháy 5 xe tăng M41 của địch trong trận bảo vệ cảng Cửa Việt từ ngày 26-31/1/1973.
 Xe thiết giáp K63 - số hiệu 059 thuộc biên chế  Đại đoàn 1, Tiểu đoàn 66 Bộ binh cơ giới, Trung đoàn xe tăng 202. Chiếc xe này đã lập chiến công xuất sắc, bắn cháy 5 xe tăng M41 của địch trong trận bảo vệ cảng Cửa Việt từ ngày 26-31/1/1973.
Xe tăng T59 - số hiệu 995, thuộc biên chế Đại đội 1, trung đoàn xe tăng 203. Chiếc xe tăng này đã lập thành tích xuất sắc, bắn cháy hai xe tăng địch trong trận bảo vệ cảng Cửa Việt từ ngày 26-31/1/1973.
Xe tăng T59 - số hiệu 995, thuộc biên chế Đại đội 1, trung đoàn xe tăng 203. Chiếc xe tăng này đã lập thành tích xuất sắc, bắn cháy hai xe tăng địch trong trận bảo vệ cảng Cửa Việt từ ngày 26-31/1/1973. 
Xe thiết giáp M113 - số hiệu 033 là chiến lợi phẩm đầu tiên do đại đội 33, đoàn M26 thiết giáp miền Đông Nam Bộ thu được của địch tai Sô Mun (Tây Ninh) năm 1971. Xe đã tham gia chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc trong các trận Sa Mát, Lộc Ninh năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
 Xe thiết giáp M113 - số hiệu 033 là chiến lợi phẩm đầu tiên do đại đội 33, đoàn M26 thiết giáp miền Đông Nam Bộ thu được của địch tai Sô Mun (Tây Ninh) năm 1971. Xe đã tham gia chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc trong các trận Sa Mát, Lộc Ninh năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Xe tăng M41 - số hiệu 021 là chiến lợi phẩm thu được tại Cheo Reo – Phú Bổn. Sau đó xe được biên chế vào Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 273. Trong trận Cầu Bồng ngày 29/4/1975, xe đã bắn hạ 7 xe M113 của địch, góp phần mở đường cho Quân đoàn 3 tiến vào giải phóng Sài Gòn.
 Xe tăng M41 - số hiệu 021 là chiến lợi phẩm thu được tại Cheo Reo – Phú Bổn. Sau đó xe được biên chế vào Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 273. Trong trận Cầu Bồng ngày 29/4/1975, xe đã bắn hạ 7 xe M113 của địch, góp phần mở đường cho Quân đoàn 3 tiến vào giải phóng Sài Gòn.
Xe tăng M48 - số hiệu 034 là chiến lợi phẩm thu được của địch tại Cheo Reo - Phú Bổn. Xe được biên chế vào Đại đội 9 - Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 273. Xe đã lập chiến công tiêu diệt căn cứ Nhạn Tháp, diệt một trận địa pháo 105mm của địch, bắn chìm một tàu địch trên sông Đà Rằng, góp phần giải phóng thị xã Tuy Hòa vào tháng 3/1975.
 Xe tăng M48 - số hiệu 034 là chiến lợi phẩm thu được của địch tại Cheo Reo - Phú Bổn. Xe được biên chế vào Đại đội 9 - Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 273. Xe đã lập chiến công tiêu diệt căn cứ Nhạn Tháp, diệt một trận địa pháo 105mm của địch, bắn chìm một tàu địch trên sông Đà Rằng, góp phần giải phóng thị xã Tuy Hòa vào tháng 3/1975.
Xe tăng T55 - số hiệu 152 thuộc biên chếĐại đội 1 - Tiểu đoàn 7 - Trường Sỹ quan Tăng thiết giáp. Chiếc xe này đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
Xe tăng T55 - số hiệu 152 thuộc biên chếĐại đội 1 - Tiểu đoàn 7 - Trường Sỹ quan Tăng thiết giáp. Chiếc xe này đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
Một chiếc xe tăng T54 được dùng làm hiện vật đồng dạng của xe tăng T54 – số hiệu 843, thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 203. Ngày 30/4/1975 xe tăng này đã dẫn đầu đội hình vào Sài gòn và húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập. Hiện vật gốc hiện được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự.
 Một chiếc xe tăng T54 được dùng làm hiện vật đồng dạng của xe tăng T54 – số hiệu 843, thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 203. Ngày 30/4/1975 xe tăng này đã dẫn đầu đội hình vào Sài gòn và húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập. Hiện vật gốc hiện được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự.
Xem video: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới