“Kỳ tích” có một không hai trong chiến dịch Hồ Chí Minh

(Kiến Thức) - Vào tháng 4/1975, thay vì mất 3 tháng, những đoàn quân Việt Nam chỉ mất 10 ngày để đi hết con đường Trường Sơn huyền thoại và làm nên kỳ tích trong chiến dịch Hồ Chí Minh. 

“Kỳ tích” có một không hai trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Bước chân thần tốc
Bước vào mùa xuân 1975, quân đoàn 1 – quân đoàn đầu tiên của Việt Nam vẫn còn đóng ở miền Bắc. Nhằm mục đích tạo thế mạnh áp đảo đối với quân địch, Quân ủy trung ương quyết định điều động quân đoàn 1 vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 18/3/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm quân đoàn 1 tại trụ sở đóng tại Tam Điệp – Ninh Bình. Tại đây, Đại tướng đã ra lệnh cho quân đoàn 1 sẵn sàng lên đường hành quân vào miền Nam tham gia chiến đấu trong trận đánh cuối cùng. Ngoại trừ sư đoàn 308 ở lại miền Bắc làm dự bị chiến lược, đề phòng Mỹ phản ứng quân sự, còn lại 2 sư đoàn bộ binh (320B và 312) và toàn bộ các lực lượng binh khí kỹ thuật lên đường. Đội hình hành quân của quân đoàn 1 đi theo đường Trường Sơn từ miền Bắc vào thẳng khu vực Tây Bắc Sài Gòn.

Trước đây, mỗi đoàn quân hành quân trên đường Trường Sơn phải mất từ 3 đến 6 tháng mới vào đến Đông Nam Bộ. Nhưng trong chiến dịch cuối cùng này, các đoàn quân đi trong đội hình lớn, với xe tăng, pháo lớn cồng kềnh nhưng chỉ trong 10 đến 20 ngày đã vào đến chiến trường.

Đường Trường Sơn với những đoàn xe vận tải đổ về Nam 1975. Ảnh: Internet.
  Đường Trường Sơn với những đoàn xe vận tải đổ về Nam 1975. Ảnh: Internet.

Theo ghi chép của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên trong cuốn Đường xuyên Trường Sơn, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng vận tải của Đoàn 559 đã sử dụng một lực lượng lớn ô tô vận tải để chuyển quân đoàn 1 từ Bắc vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Tướng Nguyên viết: “Ngày 19 tháng 4, toàn bộ đội hình Quân đoàn 1 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh đã tập kết đủ ở Đồng Xoài, Lộc Ninh. Trong vòng 20 ngày, một sư đoàn huy động hơn 1.000 đầu xe, cơ động gọn đội hình quân đoàn binh chủng hợp thành với trang bị khí tài mạnh, vượt 1.200 cây số đường Trường Sơn, tới đích sớm hơn 6 ngày so với thời gian quy định. Đây thực sự là một chiến công, một kỳ tích của bộ đội vận tải Trường Sơn”.

Đi cháy bánh xe, long bánh pháo

Trong cuộc hành quân này, sư đoàn 312 là đơn vị đi xa nhất. Lúc nhận lệnh, toàn sư đoàn đang đóng ở Hà Trung – Thạch Thành – Thanh Hóa. Tuy nhiên, với khí thế thần tốc, chỉ mất 10 ngày, cả sư đoàn đã vào đến vị trí tập kết ở Đồng Xoài, vượt gần 2.000 km. Tuy lúc này đi trên Trường Sơn không còn bị bom pháo của địch cản đường nhưng hành quân trên con đường này cũng không kém phần vất cả.

Thiếu tướng Nguyễn Chuông (sư đoàn trưởng sư đoàn 312 năm 1975) trong cuốn Đường binh nghiệp của tôi kể: “ Đã cuối mùa khô mà thời tiết vẫn như lửa đốt. Chưa bao giờ chúng tôi lại gặp cảnh bụi đường khủng khiếp như trên đường Trường Sơn. Có đoạn xe chạy như chui vào ống khói khổng lồ. Xe chạy ngày, xe trước xe sau chỉ cách nhau vài mét cũng không nhìn thấy nhau, cứ phải bấm còi liên tục, phải bật cả đèn pha để khỏi húc nhau. Bộ đội mỗi người một chiếc khăn mặt, che kín mũi, kín miệng”.

Vào ngày thứ 5 của cuộc hành quân, Thiếu tướng Nguyễn Chuông nhận được bức điện “Thần tốc, thần tốc hơn nữa…” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ đây, sư đoàn 312 hành quân không nghỉ bất kể ngày đêm. Việc nấu ăn được thực hiện trong lúc chờ xe nguội máy, chiến sĩ ngủ ngay trên thùng xe. Đoàn quân miệt mài tiến tới phía trước đến nỗi cháy bánh xe long bánh pháo. Trước đây, đơn vị chỉ đi một cung có 80 đến 100 km. Sau nâng dần lên 100 đến 150 km. Đến lúc cao điểm, có lúc đã đi được 250 đến 300 km một ngày. Đúng ngày 12/4, toàn sư đoàn đã đến địa điểm tập kết tại Đồng Xoài. Sư đoàn xuất phát từ Thạch Thành – Thanh Hóa ngày 2/4, tính ra chỉ mất 10 ngày đã vào đến nơi với toàn bộ chiến sĩ mạnh khỏe, trang bị vũ khí đầy đủ. Thiệt hại chỉ có cháy 1 bánh xe và long 1 bánh pháo do đi quá nhanh.

Ngay chính Thiếu tướng Nguyễn Chuông, một người trưởng thành từ chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp, đã tham gia không biết bao nhiêu cuộc hành quân, nhưng cũng bất ngờ với kỳ tích mà đơn vị mình đã làm nên: “Tôi rất vui mừng: sư đoàn tôi từ Thanh Hóa hành quân đến Đồng Xoài miền Đông Nam Bộ, vượt gần 2.000 km chỉ mất 10 ngày. Là cán bộ chỉ huy sư đoàn, tôi ở sư đoàn từ khi thành lập, rất nhiều lần hành quân đi chiến dịch chưa có cuộc hành quân nào đường dài 2.000 cây số đi qua nhiều tỉnh, nhiều vùng, địa hình, thời tiết khác nhau, đi từ miền Bắc đến tận chiến trường Đông Nam Bộ, toàn sư đoàn tới vị trí chỉ mất 10 ngày, vượt quy định của trên 12 ngày. Đi nhanh như vậy, đến địa điểm tập kết gọn và an toàn, bộ đội phấn khởi, đầy khí thế. Đúng là cuộc hành quân thần tốc, cuộc hành quân lịch sử”.

Sự di chuyển thần tốc của sư đoàn 312 và Quân đoàn 1 nói chung đã góp phần tạo ra thế mạnh áp đảo khiến binh lính chính quyền Sài Gòn đã rệu rã, lại càng mất tinh thần và kết quả là mau chóng tan rã hoàn toàn vào ngày 30/4/1975.

Ảnh độc: Những giờ cuối cùng trong Chiến tranh Việt Nam

Hàng loạt sự kiện diễn ra trong khoảng 48 giờ từ ngày 28 tới 30/4/1975 đã khép lại cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 21 năm.

Ảnh độc: Những giờ cuối cùng trong Chiến tranh Việt Nam
Anh doc: Nhung gio cuoi cung trong Chien tranh Viet Nam
 Ngày 28/4/1975, Sài Gòn được đặt trong tình trạng giới nghiêm khi các lực lượng của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam áp sát. Một ngày sau, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố trên truyền hình rằng, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với người Mỹ và phát động chiến dịch "Gió lốc" để di tản khẩn cấp công dân nước này khỏi Sài Gòn bằng trực thăng trong vòng 24 giờ. Trong ảnh này, các nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hỗ trợ người di tản lên trực thăng của hãng Air America tại tầng cao nhất của một tòa nhà. Đại sứ quán Mỹ cách đó không xa. Ảnh: Corbis. 

Vì sao lính Mỹ mãi ám ảnh về tội lỗi chiến tranh VN?

(Kiến Thức) - Ngoài chết chóc, thương vong, bệnh tật, những binh lính Mỹ sống sót trở về từ chiến tranh Việt Nam còn gặp phải nỗi ám ảnh mang tên “hội chứng Việt Nam”. 

Vì sao lính Mỹ mãi ám ảnh về tội lỗi chiến tranh VN?
Món thuế máu nặng nề với nhân dân Mỹ

Ảnh độc về miền Nam Việt Nam năm 1969 nhìn từ máy bay

(Kiến Thức) - Tượng Phật Trắng Nha Trang, làng chài ven biển miền Trung, thị trấn bên sông ở Phan Rang... là loạt ảnh hiếm về miền Nam Việt Nam năm 1969 nhìn từ máy bay. 

Ảnh độc về miền Nam Việt Nam năm 1969 nhìn từ máy bay
Anh doc ve mien Nam Viet Nam nam 1969 nhin tu may bay
Cảnh làng xóm và ruộng đồng ở Khánh Hòa nhìn từ máy bay, miền Nam Việt Nam năm 1969. Loạt ảnh do cựu nhân viên không lực Mỹ Bernie Dahlen thực hiện.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới