Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Vạch trần loạt sai phạm "khủng"

(Kiến Thức) - Trong quá trình thực hiện dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, chủ đầu tư là BQL đường sắt đô thị Hà Nội và đơn vị tư vấn đều không tin tưởng lẫn nhau dẫn tới hàng loạt vấn đề, nhất là việc tăng chi phí.

Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Vạch trần loạt sai phạm "khủng"
Vừa qua, ông Lương Xuân Bình (SN 1964) – Nguyên Phó trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội có đơn tố cáo những dấu hiệu vi phạm pháp luật một số nội dung của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm của Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và Thanh tra TP Hà Nội.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra đột xuất xác minh nội dung tố cáo trên và "vạch trần" nhiều sai phạm tại dự án này.
Dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội do Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư, tư vấn thực hiện là Công ty Systra (Pháp). Quy mô toàn tuyến dài 12,5km, trong đó trên cao 8,5km, đi ngầm 4km; điểm đầu là Nhổn, điểm cuối là ga Hà Nội. Tổng mức đầu tư điều chỉnh theo Quyết định 4007.2013 của UBND TP Hà Nội là 11,76 triệu euro; thời gian thực hiện dự án điều chỉnh đến năm 2018.
Chủ đầu tư không tin... trình độ của tư vấn
Kết luận thanh tra cho biết, tháng 3/2007 Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý về nguyên tắc việc chỉ định Công ty Systra thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn thực hiện dự án. Tháng 11/2007, Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và Công ty Systra ký hợp đồng trọn gói dịch vụ tư vấn với trị giá trên 10,6 triệu Euro. Trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư và tư vấn đã ký 3 phụ lục điều chỉnh thời gian thực hiện và giá hợp đồng. Giá trị hợp đồng sau điều chỉnh trên 17,1 triệu Euro - tăng trên 6,5 triệu Euro so với hợp đồng ban đầu.
Tuy nhiên, ngay khi được triển khai dự án đã nảy sinh các tồn tại, bất cập, bất hợp lý làm phát sinh những vướng mắc giữa các bên. Hợp đồng trọn gói có nhiều nội dung không rõ ràng, dẫn đến các cách hiểu khác nhau giữa các bên.
Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021. Ảnh: Cafef
Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021. Ảnh: Cafef 
“Hợp đồng xác định thời gian 25 tháng với tổng giá trị trên 10,6 triệu Euro là không khả thi, khó đáp ứng và chưa lường hết được tính phức tạp khi thực hiện dự án”, kết luận Thanh tra nêu rõ.
Về phía đơn vị tư vấn, đây là lần đầu tiên Systra thực hiện dự án tuyến tàu điện ngầm ở Việt Nam nên còn nhiều lúng túng, chưa hiểu hết các quy định của luật pháp Việt Nam, dẫn đến mất nhiều thời gian để hai bên đi đến thống nhất cho từng nội dung, từng hạng mục.
Trong khi đó, Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội chưa có đội ngũ chuyên gia với chuyên môn tầm quốc tế, có đủ năng lực để xem xét và phê duyệt, thường xuyên phải tham khảo, lấy ý kiến các cấp, các ngành dẫn đến làm chậm tiến độ dự án, tăng chi phí do kéo dài thời gian.
Mặt khác những yêu cầu không nhất quán của chủ đầu tư đường sắt Nhổn -Ga Hà Nội làm cho tư vấn Systra gặp khó khăn.
“Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội không tin tưởng vào kinh nghiệm và trình độ quốc tế của tư vấn Systra. Ngược lại, tư vấn Systra cho rằng, Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội thiếu kinh nghiệm và loại hình thi công này làm chậm trễ thời gian thực hiện dẫn đến phát sinh nhiều chi phí; các yêu cầu luôn mâu thuẫn, những chỉ thị đưa ra không thể thực hiện dẫn tới tư vấn phải thực hiện hai lần”, kết luận thanh tra cho hay.
Việc thay thế đơn vị tư vấn khác tuy có được đề cập trong một số cuộc họp nhưng không khả thi và chưa thống nhất trong tập thể lãnh đạo.
Thanh tra Chính phủ nhận định việc tư vấn Systra tự kê khai thời gian chậm trễ, kéo dài làm căn cứ để tính tiền, trong đó có xác định lỗi của các bên, nhưng Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội chưa kiểm tra đã thanh toán tiền cho tư vấn theo bảng kê của tư vấn là thiếu cơ sở. Điều này cần phải được rà soát lại để xác định lỗi bên nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm đối trừ theo quy định của pháp luật.
Nhận định việc điều chỉnh hợp đồng trọn gói tăng thêm trên 6,5 triệu euro là chưa đúng quy định nhưng Thanh tra Chính phủ đánh giá, thực tế việc phân chia từ 4 gói thầu lớn ban đầu thành 9 gói thầu nhỏ hiện nay có phát sinh một số công việc phải tăng thêm. Hơn nữa do các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến chậm trễ và kéo dài, theo đó phải bổ sung chi phí.
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chỉ đạo chủ đầu tư dự án rà soát lại trách nhiệm của tư vấn Systra trong việc thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng trọn gói trước khi điều chỉnh, để xác định chi phí thuộc trách nhiệm phần lỗi của tư vấn và thực hiện giảm trừ khi quyết toán. Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, xem xét trách nhiệm trong việc thực hiện các công việc của dự án gây chậm trễ, dẫn đến tăng chi phí...
Có hay không việc bổ nhiệm "thần tốc"?
Trong khi kết luận thanh tra còn chưa ráo mực thì "danh sách" sai phạm ở dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội có thể kéo dài thêm, lần này là vấn đề bổ nhiệm cán bộ.
“Chúng tôi cũng nhận được phản ánh về việc bổ nhiệm thần tốc hai lãnh đạo Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội. Có thần tốc hay không thì phải đi kiểm tra, xác minh bởi đây là nội dung mới, trước đây khi thanh tra chưa có. Chúng tôi đã cử cán bộ làm việc với cơ quan chức năng Hà Nội để làm rõ việc này”- một nguồn tin từ TTCP cho biết.
Được biết, theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ UBND TP Hà Nội đang tổ chức kiểm điểm và chỉ đạo Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch kiến trúc, Thanh tra TP Hà Nội kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân qua các thời kỳ có liên quan đến các vi phạm. Căn cứ kết quả kiểm điểm có biện pháp xử lý đối với những tập thể, cá nhân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Người tố cáo có bị trù dập?

Theo nội dung tố cáo của ông Lương Xuân Bình (SN 1964) – Nguyên Phó trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, có dấu hiệu trù dập, loại bỏ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí thông qua công tác cán bộ, khong bảo vệ người tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Về nội dung trên, TTCP cho biết, các nội dung mà ông Bình nêu trong đơn tố cáo qua thanh tra cho thấy một số nội dung có cơ sở.

Trước khi ông Bình có đơn tố cáo thì ông Bình đã có một số báo cáo về những sai phạm của MRB lên Bí thư thành ủy Hà Nội và Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã tổ chức giám sát, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao Chánh thanh tra thành phố thành lập đoàn thanh tra để xem xét nhưng không Bình không nhất trí và tiếp tục có đơn gửi lên cơ quan Trung ương tố cáo về sai phạm của Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội.

Trong quá trình công tác ở vị trí Phó trưởng ban, Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, ông Bình không bị kỷ luật gì và luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nguyên nhân không được bổ nhiệm lại là khi lấy phiếu tín nhiệm trong hội nghị cán bộ viên chức, ông Bình không đạt tỷ lệ số phiếu cần thiết.

Tuy nhiên, kết quả lấy phiếu tín nhiệm của tập thể Đảng ủy Ban và Lãnh đạo Ban thì ông Bình lại đạt số phiếu. Do vậy, TTCP đề nghị Thành ủy Hà Nội xem xét lại quá trình công tác của ông Bình, trên cơ sở đó đảm bảo quyền lợi cho ông Bình.

Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, đến thời điểm thanh tra, ông Bình chưa cung cấp được dấu hiệu gì cho thấy bị xâm hại hay đe dọa đến bản thân và gia đình ông.

Ảnh: Phối cảnh 12 ga tuyến metro đầu tiên ở Hà Nội

Các nhà ga tuyến  metro Nhổn Ga Hà Nội được thiết kế hiện đại với cửa thông gió mở phía trên tạo sự thoáng đãng, đảm bảo thân thiện với môi trường và giúp điều hòa không khí bên trong.

Ảnh: Phối cảnh 12 ga tuyến metro đầu tiên ở Hà Nội
Anh: Phoi canh 12 ga tuyen metro dau tien o Ha Noi
 Dự án tuyến metro Nhổn Ga Hà Nội  có chiều dài khoảng 12,5 km chạy dọc quốc lộ 32 từ Nhổn qua các đoạn đường Hồ Tùng Mậu - Cầu Giấy - Kim Mã - Núi Trúc - Cát Linh - Trần Quý Cáp và kết thúc ở ga Hà Nội. Trong ảnh là phối cảnh 3D của đoạn trên cao để tàu đi từ khu depo Nhổn ra ga Nhổn.

Đồ họa phối cảnh nhà ga tuyến Metro tỷ đô ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Cùng xem phác thảo đồ hoạ kiến trúc của 8 nhà ga trên cao và 4 ga ngầm tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội.

Đồ họa phối cảnh nhà ga tuyến Metro tỷ đô ở Hà Nội
Do hoa phoi canh nha ga tuyen Metro ty do o Ha Noi
Tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến metro số 3) có tổng mức đầu tư 36.000 tỷ đồng với chiều dài 12,5 km, bao gồm 8,5 km đi trên cao từ Nhổn đến Kim Mã và 4 km đi ngầm từ Kim Mã đến ga Hà Nội. Dự án này có 8 ga trên cao (S1-S8), 4 ga ngầm (từ S9 -S12, trong đó có 2 ga kết nối và trung chuyển là Cầu Giấy và Cát Linh) và khu depot tại Nhổn. Ảnh phối cảnh đoạn trên cao đầu tiên để tàu đi từ khu depot Nhổn ra ga Nhổn.
Do hoa phoi canh nha ga tuyen Metro ty do o Ha Noi-Hinh-2
Tuyến chạy dọc theo trục đường Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Kim Mã và xuống đi ngầm tại khu vực đường Ngọc Khánh - Cát Linh - Quốc Tử Giám và kết thúc trước cửa ga Hà Nội. Lộ trình tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Google Maps.

Bắt hai thanh niên dàn cảnh cướp xe tài xế GrabBike ở Đà Nẵng

(Kiến Thức) - Hai thanh niên vào Đà Nẵng thuê xe sau đó dàn cảnh để cướp xe máy của tài xế chạy GrabBike đem đến tỉnh Đắk Nông cầm cố lấy tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Bắt hai thanh niên dàn cảnh cướp xe tài xế GrabBike ở Đà Nẵng
Ngày 24/7, phòng Cảnh sát hình sự CATP Đà Nẵng, cho biết đã di lý Nguyễn Bá Quang (30 tuổi) và Lê Quang Huy (22 tuổi cùng trú huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) từ tỉnh Đắk Nông về TP.Đà Nẵng để đấu tranh làm rõ hành vi cướp tài sản.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.