Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: ĐBQH đề nghị không sai hẹn

(Kiến Thức) - Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ, Quốc hội quan tâm chỉ đạo tháo gỡ để cuối năm vận hành, không để sai hẹn về đích lần thứ 9. Trong khi đó, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói rằng, sẽ rút ra những bài học hết sức sâu sắc.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: ĐBQH đề nghị không sai hẹn
Đề nghị không để đường sắt Cát Linh – Hà Nội tiếp tục lỗi hẹn
Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) đã có những phát biểu thảo luận liên quan dự án đường sắt đô thị.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, các dự án đường sắt đô thị được coi là giải pháp cứu cánh của cả Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án có khá nhiều vấn đề, mà mẫu số chung là dự án lớn, tổng mức đầu tư rất lớn, nhưng lại chậm tiến độ, đội vốn nhiều lần, gây bức xúc dư luận như dự án Cát Linh-Hà Đông, dự án Bến Thành-Suối Tiên. Các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương tổng hợp đúc rút kinh nghiệm để các dự án ngay tiếp sau không lặp lại.
Duong sat Cat Linh - Ha Dong: DBQH de nghi khong sai hen
 Đại biểu Nguyễn Phi Thường.
Đại biểu Thường nêu 3 vấn đề, trong đó, với quy hoạch đô thị, giao thông đô thị và đường sắt đô thị, làm sao để dự án đường sắt đô thị gắn kết với không gian đô thị, tích hợp vào đời sống đô thị để phát huy được vai trò. Đô thị của cả TP Hồ Chí Minh và Hà Nội hiện nay đều không được thiết kế theo định hướng đô thị giao thông công cộng, phát triển chủ yếu theo quy luật kinh tế.
Để đường sắt đô thị phát huy hiệu quả theo đúng nghĩa, đại biểu Thường cho rằng, cần có lượng người đi đông tương ứng. Việc đó phụ thuộc chủ yếu vào sự tiện nghi, phù hợp của những kết nối giữa nhà ga đường sắt đô thị và đô thị. Cụ thể là các tuyến đi bộ, các trung tâm tập trung đông người, không gian công cộng, bến bãi đỗ xe, phương tiện trung chuyển, xe bus kết nối.
Đại biểu Thường cho rằng, song tuyến metro mới được 1/3 chặng đường, 1/3 tiếp theo là mạng lưới giao thông xung quanh hệ thống metro và xe bus trung chuyển, 1/3 cuối cùng là phát triển các dự án cao tầng mật độ cao quanh các trạm dọc và quanh metro trong bán kính khoảng 500-800m. Phải quy hoạch và phát triển đồng bộ hoạt động thương mại, chung cư, cao ốc văn phòng. Nếu metro không tiện lợi thì hành khách sẽ ít và trợ giá khai thác vận hành sẽ ở mức cao và kéo dài.
Việc đầu tư xây dựng dự án đường sắt đô thị cần gắn kết chặt với tái cấu trúc không gian đô thị. Cần nghiên cứu kiểu đo ni đóng giày cho từng tuyến Metro của Việt Nam.
Về công nghệ, quy chuẩn, vốn và tích hợp các tuyến, ông Thường đưa ra phân tích, hiện Việt Nam chưa có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đường sắt đô thị, nên việc triển khai thực hiện nghiệm thu dự án là rất khó khăn, phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, nước tài trợ vốn.
Về khả năng tích hợp giữa các tuyến, các tuyến đường sắt đô thị do các nhà tài trợ khác nhau nên công nghệ tiêu chuẩn cũng khác nhau. Do vậy, việc tích hợp công nghệ toàn mạng rất khó khăn, chẳng hạn, chỉ hệ thống thẻ vé tự động 3 tuyến Hà Nội: Cát Linh-Hà Đông (ODA Trung Quốc), Nhổn-Ga Hà Nội (ODA Pháp), Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo (ODA Nhật) đã là 3 loại thể khác nhau.
Về dự án Cát Linh, Hà Đông, ông Thường nhấn mạnh, dự án này được cử tri Hà Nội đặc biệt quan tâm và đã nhiều lần chất vấn Bộ GTVT. Đồng thời cho biết, vừa qua Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trực tiếp làm việc với Bộ này, thành lập tổ công tác để tháo gỡ song hiện còn nhiều vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ Quốc hội.
Ông Thường đề nghị Chính phủ, Quốc hội quan tâm chỉ đạo tháo gỡ để cuối năm vận hành, không để sai hẹn về đích lần thứ 9.
"Kết luận của Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều vấn đề mà không chỉ Bộ Giao thông Vận tải hay Hà Nội có thể giải quyết được. Đại biểu băn khoăn không biết thời hạn cuối cùng đặt ra cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là vận hành trong cuối năm nay có khả thi, sau rất nhiều lần phải chậm, lùi tiến độ và đề nghị cần có giải pháp mạnh để dự án này không sai hẹn thêm lần thứ 9" - ông Nguyễn Phi Thường nêu ý kiến.
Về các nội dung cần lưu ý khi triển khai các dự án đường sắt đô thị, ông Phi Thường cho rằng, cần đánh giá rút kinh nghiệm các dự án ODA về đường sắt đô thị một cách thận trọng, nhất là việc lựa chọn chỉ định tổng thầu. Bên cạnh đó, việc đầu tư đường sắt đô thị chỉ hiệu quả cao khu đầu tư toàn tuyến chứ không chỉ từng đoạn, tuyến riêng lẻ. Đặc biệt, khi ký hợp đồng với các nhà thầu cần chuẩn bị các điều kiện, đặc biệt là với hợp đồng EPC vì nếu chưa chốt được giá trị ngay từ đầu mà chỉ tạm tính sẽ rất rắc rối sau này.
Rút kinh nghiệm từ dự án đường sắt đô thị
Giải trình trước Quốc hội về dự án đường sắt đô thị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, qua các dự án hiện nay cũng rút ra những bài học hết sức sâu sắc.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết năm 2020, ngành GTVT được bố trí 40.000 tỷ đồng, đến ngày 30/10/2020, đã giải ngân hơn 29.000 tỷ đồng, tương đương 73%, cao hơn mức trung bình cả nước 13%.
Liên quan đến đường sắt đô thị, ông Thể cho rằng, đây là loại hình giao thông hiện đại, giúp tránh ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn trên thế giới.
"Trong thời gian vừa qua Bộ Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội đã làm chủ đầu tư nhiều dự án. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua cũng bộc lộ nhiều vấn đề, đặc biệt là chậm tiến độ. Vấn đề này đã được Chính phủ chỉ đạo rất nhiều, các thành phố và Bộ cũng họp rất nhiều. Qua các dự án hiện nay cũng rút ra những bài học hết sức sâu sắc. Thứ nhất là việc quy hoạch, thứ hai là trong quá trình lựa chọn đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn đối tác, tổ chức đấu thầu" – Bộ trưởng Thể nói.
Duong sat Cat Linh - Ha Dong: DBQH de nghi khong sai hen-Hinh-2
 Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.
Ông Thể nhấn mạnh, chúng ta phải rút ra bài học kinh nghiệm để chúng ta lựa chọn công nghệ, nhà thầu tốt và đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của các dự án AVC. Những dự án mà chúng ta phải giải phóng mặt bằng xong, cần phải có giải pháp rõ ràng từ đó xác định giá trị tránh tình trạng phải điều chỉnh giá.
“Đường sắt đô thị là hướng đột phá để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở những thành phố lớn. Việc này cần có sự vào cuộc của Chính phủ, Quốc hội để bố trí nguồn lực và tổ chức xây dựng nhanh hơn và tốt hơn” - ông Thể nói.
Giai đoạn 2021-2025, ngành GTVT có một số chương trình, nghiên cứu 7 tuyến đường cao tốc lớn, từ đó lựa chọn những đoạn tuyến quan trọng để đầu tư, nhằm nâng số km đường cao tốc hiện nay từ hơn 40 km lên hơn 300 km. Không có cao tốc thì thu hút đầu tư phát triển vùng ĐBSCL sẽ rất khó khăn.

>>> Mời độc giả xem thêm video Dự án “siêu lầy” đường sắt Cát Linh - Hà Đông được mổ xẻ tại Quốc hội

Nguồn: VTV TSTC

1% nhà thầu Trung Quốc chưa hoàn thiện dự án đường sắt trên cao gồm những gì?

(Kiến Thức) - 1% khối lượng công việc còn phải thực hiện nốt tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chủ yếu là hoàn thiện mỹ quan và lắp đặt nốt thiết bị ở 1 số đơn thể khu Depot.

1% nhà thầu Trung Quốc chưa hoàn thiện dự án đường sắt trên cao gồm những gì?
Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, 1% khối lượng công việc còn phải thực hiện nốt tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chủ yếu là hoàn thiện mỹ quan và lắp đặt nốt thiết bị ở 1 số đơn thể khu Depot.

Nhà thầu Trung Quốc "đòi thêm" 50 triệu USD: Bộ GTVT nói gì?

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2020, một trong những vấn đề được dư luận quan tâm liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng đã được bộ GTVT thông tin.

Nhà thầu Trung Quốc "đòi thêm" 50 triệu USD: Bộ GTVT nói gì?
Giải đáp câu hỏi đề cập đến trách nhiệm của bộ GTVT trong dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhất là khi tổng thầu vừa yêu cầu thanh toán ngay 50 triệu USD để vận hành, Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, việc thanh toán là trách nhiệm của BQLDA Đường sắt (bộ GTVT) - chủ đầu tư. Hiện tại, đơn vị này đã thanh toán cho Tổng thầu khoảng 80% giá trị hợp đồng theo khối lượng đã thực hiện và theo điều khoản của hợp đồng.

Chân công trình tỷ đô Cát Linh-Hà Đông: Người trồng rau, kẻ bán nước

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông khởi công cả chục năm, qua với hàng chục lần lỡ hẹn với người dân Thủ đô và đến nay cũng không ai dám chắc khi nào dự án mới đưa vào hoạt động.

Chân công trình tỷ đô Cát Linh-Hà Đông: Người trồng rau, kẻ bán nước
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc
Những thiết bị, hạng mục công trình tỉ đô đã bắt đầu xuống cấp trước khi đưa vào vận hành. Phóng viên báo Lao Động đã có chuyến khảo sát tại các ga trên dọc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông và phát hiện nhiều hạng mục đã bắt đầu xuống cấp, hành lang bảo vệ an toàn công trình bị xâm phạm.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-2
Công trình trị giá cả tỉ đô, chưa đi vào hoạt động nhưng chỗ thì gỉ sét, chỗ thì nước tấn công cả những chỗ tưởng như an toàn như dưới dầm sàn nhà ga.  Đường ống kỹ thuật thiếu nắp che khiến dây điện lộ thiên tại ga đường Láng. 
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-3
 Dây điện kỹ thuật không bảo vệ, trong khi một số đai sắt đã bắt đầu han rỉ gây mất mỹ quan và an toàn.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-4
Và không chỉ có những đai sắt nhỏ bé mà kể cả những dầm chịu lực nặng cả tấn cũng chung số phận khi những vết gỉ sét xuất hiện. 
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-5
Hệ thống đường ống thoát nước chỗ còn chỗ mất. 
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-6
 Không chỉbị tấn công bởi thiên tai, các hạn mục của đại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông còn bị chính con người xâm phạm như  hệ thống cứu hỏa bị bủa vây bởi vật liệu xây dựng phế thải.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-7
 Cột trụ trước khi vào khu depot Yên Nghĩa bị đốt lộ cả bê tông.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-8
 Rác thải sinh hoạt được tập kết ngay dưới tấm biển chỉ dẫn Công an quận Hà Đông.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-9
Các cột trụ có thêm chức năng đặt biển quảng cáo… 
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-10
 …hành lang bảo vệ biến thành vườn rau trước cổng bến xe Yên Nghĩa.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-11
Và những quán trà đá chỉ cách trụ sở Công an quận Hà Đông mấy trăm mét nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường sắt. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.