Đường Quảng Ngãi sẽ hưởng lợi khi áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp?

(Vietnamdaily) - Biện pháp áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời này sẽ giảm áp lực cạnh tranh về giá cho các nhà sản xuất đường trong nước như Đường Quảng Ngãi.

QNS: Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan sẽ giúp giảm cạnh tranh về giá; diễn biến tích cực cho mảng đường

Ngày 09/02/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Quyết định này tương ứng kết quả sơ bộ của cuộc điều tra CBPG, CTC mà Bộ Công Thương đã bắt đầu vào tháng 09/2020 theo yêu cầu của các nhà sản xuất đường trong nước.

Theo Quyết định này, mức thuế CBPG, CTC chính thức sẽ được quyết định sau khi cuộc điều tra kết thúc vào quý 2/2021.

Duong Quang Ngai se huong loi khi ap thue chong ban pha gia va chong tro cap?
 

Theo Bộ Công Thương, sau khi Việt Nam gỡ bỏ hạn mức nhập khẩu vào tháng 01/2020 tương ứng với Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (‘ATIGA’), đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam tăng mạnh 330% YoY đạt 1,3 triệu tấn trong năm 2020, ảnh hưởng các nhà sản xuất đường trong nước.

Tuy vậy, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng mức tăng mạnh này một phần đến từ thâm hụt đường gia tăng tại Việt Nam trong năm 2020. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, do thời tiết bất lợi, Việt Nam chỉ sản xuất 767.000 tấn đường trong mùa vụ 2019/20200 so với khoảng 1 triệu tấn trong mùa vụ 2018/2019. Trong khi đó, tiêu thụ đường tại Việt Nam nằm trong khoảng 1,9-2,0 tấn/năm.

VCSC kỳ vọng biện pháp áp thuế CBPG, CTC tạm thời này sẽ giảm áp lực cạnh tranh về giá cho các nhà sản xuất đường trong nước như Đường Quảng Ngãi (QNS).

Tuy nhiên, rủi ro việc nhập lậu đường sẽ vẫn duy trì – tương tự diễn biến trước năm 2020 khi Việt Nam duy trì hệ thống hạn mức nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành đường trong nước – có thể ảnh hưởng tiềm năng tăng của giá đường. Trong năm 2019, đường nhập lậu từ Thái Lan ước tính ở mức 800.000 tấn và chiếm khoảng 40% tổng tiêu thụ đường của Việt Nam, theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam.

VCSC dự phóng doanh thu của ông chủ Vinasoy tăng trưởng 7% trong năm 2021

(Vietnamdaily) - Trong một báo cáo phân tích về CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS), Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng doanh thu tăng trưởng 7% trong năm 2021 và khoảng 5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2023.

VCSC dự báo mảng sữa đậu nành sẽ quay về đà tăng trưởng doanh thu khoảng 5% cùng với biên lợi nhuận gia tăng. Dự báo doanh thu mảng sữa đậu nành giảm 7% trong năm 2020 (so với mức giảm 6% trong dự báo trước đây) do dịch COVID-19 tác động đến nhu cầu sữa đậu nành và các đợt lũ lụt gần đây tại miền Trung.

Sau năm 2020, VCSC dự báo doanh thu tăng trưởng 7% trong năm 2021 và khoảng 5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2023, phù hợp với quan điểm nhu cầu sữa đậu nành tăng trưởng ổn định trở lại.

Những doanh nhân tuổi Sửu nổi tiếng ở Việt Nam

(Vietnamdaily) - Người tuổi Sửu với đức tính đặc trưng là cần cù, chăm chỉ, luôn nỗ lực hết mình để làm tốt các công việc. Vì vậy, rất nhiều doanh nhân tuổi Sửu đã đạt được thành công lớn trong sự nghiệp của mình. 

Ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát

Ông Trần Đình Long sinh năm 1961 - tuổi Tân Sửu, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Ông Long là một trong những doanh nhân tuổi Sửu rất thành đạt và là tỷ phú giàu có hàng đầu, được mệnh danh là “ông vua” ngành thép tại thị trường Việt Nam.

Tin mới