Dương Quá sở hữu 10 tuyệt học võ công

Có thể nói, Dương Quá là người thừa hưởng được nhiều tuyệt kĩ võ học nhất trong các nhân vật của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung.

Dương Quá sở hữu 10 tuyệt học võ công

Dương Quá là một trong những nhân vật được yêu thích và có võ công thâm hậu nhất trong các tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Cả cuộc đời mình, Dương Quá học được không ít võ công cao thâm huyền bí. Dưới đây là những võ công làm nên tên tuổi của Thần Điêu Đại Hiệp Dương Quá.

1. Ngọc Nữ Tâm Kinh

Duong Qua so huu 10 tuyet hoc vo cong

Người luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh buộc phải thoát y khi luyện môn võ công này. (Ảnh: Internet)

Đây là một trong những võ công cao thâm đầu tiên mà Dương Quá học được. Để tu luyện được loại võ công này, Dương Quá phải trải qua ba giai đoạn gian khổ. Đầu tiên phải luyện hết võ công nhập môn của Toàn Chân Giáo, tiếp theo luyện xong võ công nhập môn của Phái Cổ Mộ và cuối cùng trút bỏ y phục để cùng luyện với Tiểu Long Nữ. Có thể nói đây là một trong những nền tảng võ công đầu tiên giúp Dương Quá nhanh chóng học được những võ công kì thuật sau này.

2. Toàn Chân Kiếm Pháp

Duong Qua so huu 10 tuyet hoc vo cong-Hinh-2

Dương Quá học được toàn chân kiếm pháp khi ở trong Cổ Mộ. (Ảnh: Internet)

Dù sư phụ đầu tiên của Dương Quá - "đạo sĩ thúi" Triệu Chí Kính - không truyền thụ võ công này cho anh nhưng bên trong cổ mộ, Dương Quá cũng được học lại Toàn Chân Kiếm Pháp từ những tài liệu cũ do tổ sư Lâm Triều Anh để lại.

3. Song Kiếm Hợp Bích

Duong Qua so huu 10 tuyet hoc vo cong-Hinh-3

Song Kiếm Hợp Bích là môn võ công tạo dựng tên tuổi của hai sư đồ Tiểu Long Nữ - Dương Quá (Ảnh: Internet)

Nhắc đến cặp đôi Dương Quá - Tiểu Long Nữ, Song Kiếm Hợp Bích chính là một trong những bộ môn võ công đầu tiên làm nên tên tuổi của cặp sư đồ này trên giang hồ. Ngay cả cao thủ như Kim Luân Pháp Vương còn phải vị nể đôi phần. Đây là võ công mà Dương Quá tình cờ phát hiện được khi Ngọc Nữ Tâm Kinh liên thủ với Toàn Chân Kiếm Pháp.

4. Cáp Mô Công

Được nghĩa phụ Âu Dương Phong truyền thụ, Dương Quá nhanh chóng luyện được môn võ công nội gia, chuyên lấy tĩnh chế động. Đặc điểm nổi trội của Cáp Mô Công là có tư thế vận công và phát chiêu giống hệt như một con cóc.

5. Đạn Chỉ Thần Công

Đây là môn võ công được người yêu truyện Kim Dung ví von như khẩu súng thần trong thời cổ đại. Người học võ này có thể dùng viên đá nhỏ bắn đến đối thủ ở cự li xa bằng một uy lực cực mạnh. Dương Quá học được võ công này từ Đông Tà Hoàng Dược Sư.

6. Ngọc Tiêu Kiếm Pháp

Duong Qua so huu 10 tuyet hoc vo cong-Hinh-4

Thiên tài võ học Hoàng Dược Sư là người sáng tạo, truyền thụ cho Dương Quá Ngọc Tiêu Kiếm Pháp và Đạn Chỉ Thần Công (Ảnh: Internet).

Hoàng Dược Sư cũng đã truyền thụ cho Dương Quá Ngọc Tiêu Kiếm Pháp. Người học võ công này có thể dùng một cây tiêu làm vũ khí tiêu diệt kẻ thù với sức sát thương lớn.

7. Đả Cẩu Bổng Pháp

Duong Qua so huu 10 tuyet hoc vo cong-Hinh-5

Hồng Thất Công là người truyền thụ cho Dương Quá Đả Cẩu Bổng Pháp. (Ảnh: Internet).

Đả Cẩu Bổng Pháp là võ học trấn phái của Cái Bang. Song hành cùng môn võ công này là Hàng Long Thập Bát Chưởng. Môn võ công này được sáng chế trước đó nhưng đến thời của bang chủ đời thứ 18 Hồng Thất Công thì mới thật sự phát dương quang đại. Dương Quá cũng đã học môn võ này từ Hồng Thất Công khi gặp gỡ ông và Tây Độc Âu Dương Phong trên đỉnh Hoa Sơn.

8. Cửu Âm Chân Kinh

Tổ sư Toàn Chân Giáo Vương Trùng Dương trước khi chết đã ghi lại một phần Cửu Âm Chân Kinh trong thạch động Hoạt Tử Nhân. Sau này Dương Quá và Tiểu Long Nữ trong một lần tẩu thoát đã vô tình học được võ công này.

9. Tam kiếm của Độc Cô Cầu Bại

Duong Qua so huu 10 tuyet hoc vo cong-Hinh-6

Dương Quá với Huyền Thiết Trọng Kiếm trên vai. (Ảnh: Internet).

Sau khi bị Quách Phù chém đứt cánh tay, Dương Quá đã may mắn được điêu huynh cứu chữa và đưa đến kiếm mộ của Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại để luyện kiếm. Tại đây Dương Quá đã ngộ ra nhiều chân lí mới về võ học. Cùng với thanh Huyền Thiết Trọng Kiếm, Dương Quá xưng hùng nơi võ lâm, làm đủ việc nghĩa hiệp và trở thành Thần Điêu Đại Hiệp, lưu danh sử sách.

10. Ảm Nhiên Tiêu Hồn Chưởng

Duong Qua so huu 10 tuyet hoc vo cong-Hinh-7

Tạo hình của Dương Quá, Tiểu Long Nữ và Thần Điêu trong bộ phim Thần Điêu Đại Hiệp 1995. (Ảnh: Internet)

Đây là môn võ do Thần Điêu Đại Hiệp sáng tạo ra trong suốt 16 năm chờ đợi Tiểu Long Nữ. Điểm yếu duy nhất của môn võ công này là chỉ phát huy tối đa uy lực khi người sử dụng trong tâm trạng đau khổ cực độ.

Cả cuộc đời mình, Dương Quá đã lãnh hội rất nhiều môn tuyệt kĩ võ công nhưng mãi cho đến khi lâm vào hoạn nạn thực sự, mất đi đôi tay và chia cách Tiểu Long Nữ, Dương Quá mới thực sự lãnh ngộ được đỉnh cao của võ học, trở thành đại hiệp lưu danh muôn đời.


Phát hiện hơn 3.000 ngôi mộ cổ gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng

(Kiến Thức) - Trong cuộc khai quật tại Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 3.000 ngôi mộ cổ. Những cổ mộ này nằm gần lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.

Phát hiện hơn 3.000 ngôi mộ cổ gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Phat hien hon 3.000 ngoi mo co gan lang mo Tan Thuy Hoang
Theo các nhà khảo cổ, hơn 3.000 ngôi mộ cổ mới được phát hiện tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Những ngôi cổ mộ này được giới khảo cổ tìm thấy khi tiến hành một số dự án xây dựng lớn. 

Người đứng đầu Thiếu Lâm Tự không biết võ công?

Là Phương trượng Thiếu Lâm Tự nhưng liệu võ công của Phương trượng Thích Vĩnh Tín có ‘tuyệt đỉnh’.

Người đứng đầu Thiếu Lâm Tự không biết võ công?

Võ công Thiếu Lâm đã quá nổi tiếng và được xếp vào diện ‘đỉnh cao’ nên cũng dễ hiểu khi có nhiều người rất tò mò không biết khả năng võ công của người đứng đầu Thiếu Lâm Tự sẽ cao siêu đến đâu? Liệu ông ấy có đạt tới cảnh giới thượng thừa?…

Thực tế, khả năng võ thuật của nhân vật đứng đầu – Phương trượng Thích Vĩnh Tín vẫn luôn là điều bí ẩn, với ngay cả chính người Trung Quốc. Ở Thiếu Lâm Tự từ xưa tới nay, việc các đệ tử hay các cao tăng tập luyện và biểu diễn võ công là điều rất đỗi bình thường, không có gì lạ lẫm. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là kể từ năm 1999, khi hòa thượng Thích Vĩnh Tín trở thành phương trượng trụ trì Thiếu Lâm Tự cho tới nay, chưa có ai tận mắt nhìn thấy vị lãnh đạo này thi triển quyền cước hay bất kỳ một ngón công phu nào. Ngay cả việc tìm kiếm những bức ảnh về quá trình luyện võ của ông cũng là điều hiếm hoi.

Tại Trung Quốc, nhiều người đã rất hoài nghi và đặt ra câu hỏi, liệu có phải trụ trì Thích Vĩnh Tín không biết võ công?

Nhưng trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ‘cao tăng’ Thích Vĩnh Tín nói ông từng được luyện võ từ năm 16 tuổi tại chùa Thiếu Lâm.

Theo tiết lộ của vị võ sư này thì hòa thượng Thích Vĩnh Tín bắt đầu theo ông luyện tập võ nghệ từ năm 1973. Và Thích Vĩnh Tín còn rất giỏi Đạt Ma trượng và các môn nhuyễn công (là các công phu chuyên luyện lực âm, nhu lực, âm công, khi luyện thành thì bề ngoài cơ thể không có biểu hiện gì của người biết võ nhưng lực đánh ra rất nguy hiểm).

Để giải tỏa về những nghi vấn xung quanh võ công thực của Phương trượng Thích Vĩnh Tín, Trịnh Thích Trai nói: ‘Có ta làm chứng, ai dám nói Vĩnh Tín không biết công phu Thiếu Lâm?’

Vị cao thủ này còn giải thích về việc vì sao người ta chưa thể bắt gặp Phương trượng Thích Vĩnh Tín thi triển công phu bao giờ.

Theo ông, nguyên tắc truyền đạt công phu và luyện công của Thiếu Lâm là ‘Lục nhĩ bất truyền’ (có 6 cái tai thì sẽ không truyền – nghĩa là có người thứ 3). Thậm chí, với những bậc cao thủ Thiếu Lâm thì võ công thường được truyền dạy vào ban đêm để tránh bị người khác biết được, nên việc người ta không thấy Thích Vĩnh Tín tập luyện là điều bình thường.

Những tiết lộ của vị ‘sư phụ’ Trịnh Thích Trai có thể cũng chỉ giải đáp được phần nào những nghi ngờ của mọi người về việc Thích Vĩnh Tín có biết võ công Thiếu Lâm hay không? ‘Trăm nghe cũng không bằng một thấy’, khi chưa chứng kiến tận mắt các màn công phu của Phương trượng Thích Vĩnh Tín thì những giải thích từ Trịnh Thích Trai cũng chỉ có thể coi là ‘tin đồn’ không được kiểm chứng.  

“Huyệt mộ của người sống” ở Trung Quốc: Bên trong có gì?

Khi cửa ngôi mộ mở ra, các chuyên gia chỉ thấy một tầng hầm sâu cùng dòng nước lạ chảy bên trong.

“Huyệt mộ của người sống” ở Trung Quốc: Bên trong có gì?
Với những ai yêu thích những bộ phim tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung Quốc chắc hẳn sẽ không thể nào quên ngôi mộ cổ trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp của Kim Dung. Đây chính là tu hành trước khi Vương Trùng Dương sáng lập Toàn Chân Giáo và cũng là nơi gặp gỡ định mệnh của Dương Quá cùng Tiểu Long Nữ.
“Huyet mo cua nguoi song” o Trung Quoc: Ben trong co gi?
 
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới