Người đứng đầu Thiếu Lâm Tự không biết võ công?

Là Phương trượng Thiếu Lâm Tự nhưng liệu võ công của Phương trượng Thích Vĩnh Tín có ‘tuyệt đỉnh’.

Võ công Thiếu Lâm đã quá nổi tiếng và được xếp vào diện ‘đỉnh cao’ nên cũng dễ hiểu khi có nhiều người rất tò mò không biết khả năng võ công của người đứng đầu Thiếu Lâm Tự sẽ cao siêu đến đâu? Liệu ông ấy có đạt tới cảnh giới thượng thừa?…

Thực tế, khả năng võ thuật của nhân vật đứng đầu – Phương trượng Thích Vĩnh Tín vẫn luôn là điều bí ẩn, với ngay cả chính người Trung Quốc. Ở Thiếu Lâm Tự từ xưa tới nay, việc các đệ tử hay các cao tăng tập luyện và biểu diễn võ công là điều rất đỗi bình thường, không có gì lạ lẫm. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là kể từ năm 1999, khi hòa thượng Thích Vĩnh Tín trở thành phương trượng trụ trì Thiếu Lâm Tự cho tới nay, chưa có ai tận mắt nhìn thấy vị lãnh đạo này thi triển quyền cước hay bất kỳ một ngón công phu nào. Ngay cả việc tìm kiếm những bức ảnh về quá trình luyện võ của ông cũng là điều hiếm hoi.

Người đứng đầu Thiếu Lâm Tự không biết võ công? ảnh 1

Tại Trung Quốc, nhiều người đã rất hoài nghi và đặt ra câu hỏi, liệu có phải trụ trì Thích Vĩnh Tín không biết võ công?

Nhưng trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ‘cao tăng’ Thích Vĩnh Tín nói ông từng được luyện võ từ năm 16 tuổi tại chùa Thiếu Lâm.

Theo tiết lộ của vị võ sư này thì hòa thượng Thích Vĩnh Tín bắt đầu theo ông luyện tập võ nghệ từ năm 1973. Và Thích Vĩnh Tín còn rất giỏi Đạt Ma trượng và các môn nhuyễn công (là các công phu chuyên luyện lực âm, nhu lực, âm công, khi luyện thành thì bề ngoài cơ thể không có biểu hiện gì của người biết võ nhưng lực đánh ra rất nguy hiểm).

Người đứng đầu Thiếu Lâm Tự không biết võ công? ảnh 2

Để giải tỏa về những nghi vấn xung quanh võ công thực của Phương trượng Thích Vĩnh Tín, Trịnh Thích Trai nói: ‘Có ta làm chứng, ai dám nói Vĩnh Tín không biết công phu Thiếu Lâm?’

Vị cao thủ này còn giải thích về việc vì sao người ta chưa thể bắt gặp Phương trượng Thích Vĩnh Tín thi triển công phu bao giờ.

Theo ông, nguyên tắc truyền đạt công phu và luyện công của Thiếu Lâm là ‘Lục nhĩ bất truyền’ (có 6 cái tai thì sẽ không truyền – nghĩa là có người thứ 3). Thậm chí, với những bậc cao thủ Thiếu Lâm thì võ công thường được truyền dạy vào ban đêm để tránh bị người khác biết được, nên việc người ta không thấy Thích Vĩnh Tín tập luyện là điều bình thường.

Người đứng đầu Thiếu Lâm Tự không biết võ công? ảnh 3

Những tiết lộ của vị ‘sư phụ’ Trịnh Thích Trai có thể cũng chỉ giải đáp được phần nào những nghi ngờ của mọi người về việc Thích Vĩnh Tín có biết võ công Thiếu Lâm hay không? ‘Trăm nghe cũng không bằng một thấy’, khi chưa chứng kiến tận mắt các màn công phu của Phương trượng Thích Vĩnh Tín thì những giải thích từ Trịnh Thích Trai cũng chỉ có thể coi là ‘tin đồn’ không được kiểm chứng.  

"Xuyên không" 1500 năm, mục sở thị Thánh đường võ học Thiếu Lâm Tự

Thiếu Lâm Tự là một ngôi chùa Phật giáo, nơi mà các nhà sư đã tập luyện võ thuật Trung Hoa với chiều dài lịch sử xuyên suốt trong hơn 1.500 năm.

Thiếu Lâm Tự là một ngôi chùa tại Tung Sơn, thị xã Đăng Phong, địa cấp thị Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, nổi tiếng từ lâu nhờ mối liên hệ với Phật giáo Thiền tông và võ thuật. Chùa được thành lập năm 495 dưới thời Bắc Ngụy.
Thiếu Lâm Tự là một ngôi chùa tại Tung Sơn, thị xã Đăng Phong, địa cấp thị Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, nổi tiếng từ lâu nhờ mối liên hệ với Phật giáo Thiền tông và võ thuật. Chùa được thành lập năm 495 dưới thời Bắc Ngụy. 

Vị trụ trì đầu tiên của chùa là Thiền sư Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ và ông cũng chính là người sáng lập nên võ phái Thiếu Lâm quyền pháp trong chùa.
Vị trụ trì đầu tiên của chùa là Thiền sư Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ và ông cũng chính là người sáng lập nên võ phái Thiếu Lâm quyền pháp trong chùa. 

Trong suốt 15 thế kỷ, các nhà sư tại Thiếu Lâm Tự đã hoàn thiện và gìn giữ môn võ qua nhiều thế hệ. Quyền pháp Thiếu Lâm hiện nay có 3 hệ pháp chính đó là Thiếu Lâm Tung Sơn (Hà Nam), Thiếu Lâm quyền Bắc phái (Giang Tô) và Thiếu Lâm quyền Nam phái (Phúc Kiến).
 Trong suốt 15 thế kỷ, các nhà sư tại Thiếu Lâm Tự đã hoàn thiện và gìn giữ môn võ qua nhiều thế hệ. Quyền pháp Thiếu Lâm hiện nay có 3 hệ pháp chính đó là Thiếu Lâm Tung Sơn (Hà Nam), Thiếu Lâm quyền Bắc phái (Giang Tô) và Thiếu Lâm quyền Nam phái (Phúc Kiến).

Tiểu hòa thượng 3 tuổi gây bão" mạng với màn múa võ ở Thiếu Lâm Tự

Cậu bé Thạch Tiểu Đầu nổi tiếng trên mạng không chỉ vì vẻ ngoài đáng yêu, mà còn bởi sự kiên trì, cùng khả năng võ thuật đáng nể.

Tại Trung Quốc, cho trẻ em "đi võ" là việc được khá nhiều phụ huynh lựa chọn. Các bậc cha mẹ thường gửi con vào chùa để tập luyện với hy vọng con rèn sức khỏe cũng như ý chí, tinh thần mạnh mẽ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới