Đường dây núp bóng công ty cho vay lãi suất 'khủng' tới 365%/năm

(VietnamDaily) - Cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa triệt phá một đường dây cho vay nặng lãi dưới hình thức bốc họ, khách vay sẽ phải trả tiền gốc theo từng ngày với lãi suất vay 182,5% đến 365% một năm.
 
 

Mới đây, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị này đang tạm giữ Nguyễn Thị Hải Yến (37 tuổi, ở phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) và 3 người khác gồm: Cao Thị Vui (27 tuổi), Nguyễn Văn Hòa (37 tuổi) và Nguyễn Văn Hải (25 tuổi) để điều tra hành vi cho vay lãi nặng.
Duong day nup bong cong ty cho vay lai suat 'khung' toi 365%/nam
Đối tượng Nguyễn Thị Hải Yến. (Ảnh: Laodong)
Trước đó, tối 3/4, lực lượng chức năng khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của Yến và ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Trong quá trình lục soát nơi ở và nơi làm việc, công an thu giữ 15 sổ ghi chép vay nợ nặng lãi và thống kê Yến đã giao dịch khoảng 4 tỷ đồng.
Tại cơ quan công an, Yến khai hợp tác với một người tên Nguyễn Văn Tuấn thành lập Công ty mua bán nhà đất, hỗ trợ tài chính Tuấn Yến. Thực chất công ty này hoạt động cho vay nặng lãi bằng hình thức bốc họ.
Theo điều tra, Yến cho vay từ 5-50 triệu đồng và thời hạn trả là từ 20-40 ngày. Người vay sẽ bị tính lãi 5.000 đồng/triệu/ngày (tương đương lãi 182,5%/năm) nếu trả nợ trong 20 ngày. Còn đối với người chọn trả nợ trong 40 ngày thì mức lãi là 10.000 đồng/triệu/ngày (tương đương lãi 365%/năm).
Người vay sẽ bị Yến thu ngay tiền lãi trước khi nhận được tiền, số tiền vay sẽ được chia đều cộng với tiền lãi theo ngày tính theo 2 mức bên trên.
Được biết, Yến là một cô gái trẻ thành lập công ty từ sớm tại quê nhà và để vận hành công ty này Yến giao cho Vui làm quản lý, theo dõi sổ sách vay nợ. Còn Hải, Hoà và một số người khác đảm nhiệm việc siết nợ người không trả đúng hẹn.
>>> Xem thêm video: Lên mạng khoe khoang cho vay nặng lãi, đàn anh của Khá "bảnh" bị bắt.

(Nguồn: VTC14)

Nhiều công ty Trung Quốc 'núp bóng' cho vay nặng lãi tại Việt Nam

Sau khi sụp đổ tại Trung Quốc, nhiều công ty cho vay ngang hàng đã tràn sang Việt Nam tung hoành với nhiều chiêu thức cho vay để hút khách.

Nhieu cong ty Trung Quoc 'nup bong' cho vay nang lai tai Viet Nam
Một ứng dụng cho vay ngang hàng được quảng cáo trên Facebook

Sau khi sụp đổ tại Trung Quốc, nhiều công ty cho vay ngang hàng (người vay và cho vay thỏa thuận trên mạng không cần gặp mặt) đã tràn sang Việt Nam tung hoành với nhiều chiêu thức cho vay để hút khách trong bối cảnh Việt Nam chưa có khung pháp lý quy định cho mô hình này hoạt động.

Phần lớn công ty Trung Quốc núp bóng?

Chị Ng.T.X. vừa đăng ký hồ sơ trên một trang Facebook vay tiền nhanh để hùn vốn mở quán ăn thì ngay lập tức được một người gọi điện tới nhận là nhân viên tư vấn của công ty tài chính để hỗ trợ. Nữ nhân viên này hỏi rất kỹ về gia cảnh của chị X.: Đăng ký hộ khẩu tại huyện Thanh Trì, Hà Nội; ở cùng mẹ và không đứng tên căn nhà; đang bán hàng cho cửa hàng thời trang tại đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân; tổng thu nhập 1 tháng là 7 triệu đồng và đứng tên chính chủ một chiếc xe Lead mới mua 6 tháng... Theo những dữ liệu này, chị X. chỉ cần điền vào hồ sơ trên trang web và chụp lại chứng minh thư là được xét duyệt một khoản vay dưới 24 triệu đồng.

Với khoản vay 20 triệu trong 6 tháng, nhân viên này tính luôn lãi và gốc chị X. phải trả là 4 triệu đồng chẵn mỗi tháng (tương đương lãi suất 40%/năm) với điều kiện phải trả đúng hẹn hàng tháng, không trả trước cũng không được trả sau. Trong trường hợp sai hẹn 4 ngày thì từ ngày thứ 5 chị X. sẽ bị phạt thêm 400 nghìn đồng ngoài 4 triệu đồng gốc và lãi hàng tháng nói trên. Dù không cần gặp mặt và ưu điểm là giải ngân nhanh vào tài khoản trong vòng 1 tiếng nhưng lãi cao và phạt rất cao, chưa tính chi phí hồ sơ, phí tư vấn… đã khiến chị X. ngần ngại.

Tiến sỹ Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện ở Việt Nam có khá nhiều công ty cho vay ngang hàng (P2P) theo hình thức kết nối không gặp mặt như trên. Có nghĩa là thông qua một nền tảng công nghệ (tương tự như nền tảng của Grab trong giao thông), công ty trung gian sẽ đứng ra kết nối giữa người cho vay và người cần vay. Hai bên thậm chí không cần gặp mặt, chỉ giao dịch online và đồng ý với các thỏa thuận qua trung gian tài chính thì ngay lập tức sẽ hình thành một giao dịch tín dụng qua phương thức chuyển khoản. Trong vòng hai năm qua, hình thức này trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Đáng chú ý, trong số đó phần lớn là các công ty từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam sau khi hàng loạt công ty P2P tại Trung Quốc sụp đổ vào giai đoạn 2017 - 2018.

Trong khi đó, ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, công ty P2P ở Việt Nam có khoảng 40, trong đó chừng 10 đơn vị có vốn Trung Quốc.

Tuy nhiên là người hoạt động trong ngành công nghệ - tài chính nhiều năm và trực tiếp tham gia cung cấp nền tảng P2P, Chủ tịch Tập đoàn NextTech Nguyễn Hòa Bình chung quan điểm với ông Hòe: Hàng loạt công ty P2P thuê người Việt Nam làm đại diện pháp luật để dễ bề hoạt động, trong khi ông chủ thực sự đứng sau lại là người Trung Quốc, số lượng ước chừng 70 công ty. Các doanh nghiệp này tham gia thị trường song lại đưa ra các chiêu cạnh tranh “bẩn” như quảng cáo gây nhầm lẫn, lừa dối khách hàng, cho vay lãi suất cao…

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, hiện nhiều đơn vị cung cấp nền tảng P2P thường “bắt tay” với các ngân hàng, công ty bảo hiểm, ví điện tử… nhưng chủ yếu là hợp tác trong việc thanh toán, quản lý thanh toán… khiến khách hàng nhầm tưởng hoạt động này đã được bảo hiểm rủi ro và người tham gia yên tâm khi có sự tham gia của ngân hàng, công ty bảo hiểm. Tình trạng lộn xộn này theo ông Bình rất dễ làm “hỏng” thị trường P2P Việt Nam và nguy hiểm hơn nó có thể đẩy mô hình P2P Việt Nam đi vào vết xe đổ vỡ như tại Trung Quốc cách đây 3 năm.

Cả người vay và cho vay đều rủi ro lớn

4 giang hồ Bắc vào Huế cho vay lãi suất 'cắt cổ' 730%/năm

(Vietnamdaily) - Bốn đối tượng cộm cán từ Hà Nam vào Huế hành nghề cho vay lãi suất “cắt cổ”.

Ngày 21/11, tin từ Công an TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can Hoàng Minh Sơn (SN 1992), Lê Đức Thắng (SN 1992), Mai Văn Phúc (SN 1997), Nguyễn Xuân Tiến (SN 1997; cùng trú huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) để điều tra hành vi “cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự".

4 giang ho Bac vao Hue cho vay lai suat 'cat co' 730%/nam

 Khám xét chỗ ở của các đối tượng

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.