“Đứng tim” nguy cơ chiến tranh hạt nhân tại Cuba năm 1962

“Đứng tim” nguy cơ chiến tranh hạt nhân tại Cuba năm 1962

(Kiến Thức) - Vào năm 1962, thế giới đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tình huống nguy hiểm này xuất phát từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba diễn ra trong 13 ngày. 

Thế giới từng đứng trước nguy cơ xảy ra cuộc  chiến tranh hạt nhân vào năm 1962. Sự việc được cho là bắt nguồn vào ngày 14/10/1962. Vào ngày hôm ấy, một máy bay do thám U-2 của Mỹ đã chụp được các bức ảnh tiết lộ sự hiện diện của các tên lửa hạt nhân Liên Xô ở Cuba.
Thế giới từng đứng trước nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân vào năm 1962. Sự việc được cho là bắt nguồn vào ngày 14/10/1962. Vào ngày hôm ấy, một máy bay do thám U-2 của Mỹ đã chụp được các bức ảnh tiết lộ sự hiện diện của các tên lửa hạt nhân Liên Xô ở Cuba.
Không lâu sau, giới chức Mỹ nhận được tin tình báo về việc có 33 tên lửa của Liên Xô đặt tại Cuba. Dù trước đó, Mỹ đã biết việc Liên Xô đặt một số tên lửa phòng thủ dọc bờ biển Cuba nhưng không ngờ được rằng số lượng "khủng" đến vậy.
Không lâu sau, giới chức Mỹ nhận được tin tình báo về việc có 33 tên lửa của Liên Xô đặt tại Cuba. Dù trước đó, Mỹ đã biết việc Liên Xô đặt một số tên lửa phòng thủ dọc bờ biển Cuba nhưng không ngờ được rằng số lượng "khủng" đến vậy.
Đến ngày 16/10, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy được báo cáo về sự việc trên. Ông nhanh chóng triệu tập một nhóm chuyên gia nhằm đưa ra kế hoạch đối phó. Chính quyền Tổng thống Kennedy cho rằng sự hiện diện tên lửa hạt nhân của Liên Xô tại Cuba sẽ không được dung thứ.
Đến ngày 16/10, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy được báo cáo về sự việc trên. Ông nhanh chóng triệu tập một nhóm chuyên gia nhằm đưa ra kế hoạch đối phó. Chính quyền Tổng thống Kennedy cho rằng sự hiện diện tên lửa hạt nhân của Liên Xô tại Cuba sẽ không được dung thứ.
Tổng thống Kennedy phát biểu trên truyền hình toàn quốc về sự kiện này hôm 22/10. Trong bài phát biểu, ông nhấn mạnh rằng mọi tên lửa bắn từ Cuba đến bất kỳ quốc gia nào ở bán cầu Tây như là một cuộc tấn công của Liên Xô nhằm vào nước Mỹ. Vì vậy, nước Mỹ sẽ có một sự đáp trả toàn diện với Liên Xô.
Tổng thống Kennedy phát biểu trên truyền hình toàn quốc về sự kiện này hôm 22/10. Trong bài phát biểu, ông nhấn mạnh rằng mọi tên lửa bắn từ Cuba đến bất kỳ quốc gia nào ở bán cầu Tây như là một cuộc tấn công của Liên Xô nhằm vào nước Mỹ. Vì vậy, nước Mỹ sẽ có một sự đáp trả toàn diện với Liên Xô.
Ban đầu, Tổng thống Kennedy nghiêng về ý kiến của các quan chức khởi xướng một cuộc không kích tại Cuba. Thế nhưng, về sau, ông thay đổi ý kiến và chọn giải pháp phong tỏa Cuba do Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara vạch ra.
Ban đầu, Tổng thống Kennedy nghiêng về ý kiến của các quan chức khởi xướng một cuộc không kích tại Cuba. Thế nhưng, về sau, ông thay đổi ý kiến và chọn giải pháp phong tỏa Cuba do Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara vạch ra.
Trong bối cảnh căng thẳng đó, ngày 26/10/1962, Tổng thống Kennedy nhận được một thông điệp từ nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đề nghị rút các tên lửa tại Cuba để đổi lại việc chính quyền Washington sẽ không xâm lược Cuba hoặc lật đổ chính quyền của ông Fidel Castro.
Trong bối cảnh căng thẳng đó, ngày 26/10/1962, Tổng thống Kennedy nhận được một thông điệp từ nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đề nghị rút các tên lửa tại Cuba để đổi lại việc chính quyền Washington sẽ không xâm lược Cuba hoặc lật đổ chính quyền của ông Fidel Castro.
Trong khi phía Mỹ chưa phản hồi thông điệp đầu tiên, ông Khrushchev (trong ảnh) gửi tiếp một bức thư cho chính quyền Tổng thống Kennedy. Trong thư, Liên Xô đưa thêm điều kiện là Mỹ phải rút các tên lửa của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lại việc chính quyền Moscow rút toàn bộ tên lửa khỏi Cuba.
Trong khi phía Mỹ chưa phản hồi thông điệp đầu tiên, ông Khrushchev (trong ảnh) gửi tiếp một bức thư cho chính quyền Tổng thống Kennedy. Trong thư, Liên Xô đưa thêm điều kiện là Mỹ phải rút các tên lửa của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lại việc chính quyền Moscow rút toàn bộ tên lửa khỏi Cuba.
Đến ngày 28/10, Mỹ và Liên Xô đạt được thỏa thuận để chấm dứt cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba.
Đến ngày 28/10, Mỹ và Liên Xô đạt được thỏa thuận để chấm dứt cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba.
Vào tháng 11/1962, Liên Xô rút toàn bộ tên lửa khỏi Cuba. Đến tháng 4/1963, Mỹ thực hiện thỏa thuận bằng việc rút toàn bộ các tên lửa của nước này ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào tháng 11/1962, Liên Xô rút toàn bộ tên lửa khỏi Cuba. Đến tháng 4/1963, Mỹ thực hiện thỏa thuận bằng việc rút toàn bộ các tên lửa của nước này ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhờ vậy, thế giới tránh được một cuộc chiến tranh hạt nhân tồi tệ. Một số chuyên gia nhận định nếu cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba tiếp tục leo thang thì Mỹ và Liên Xô có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Khi ấy, thế giới sẽ đối mặt với thảm kịch kinh hoàng.
Nhờ vậy, thế giới tránh được một cuộc chiến tranh hạt nhân tồi tệ. Một số chuyên gia nhận định nếu cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba tiếp tục leo thang thì Mỹ và Liên Xô có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Khi ấy, thế giới sẽ đối mặt với thảm kịch kinh hoàng.
Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.