Dùng ống gang dẻo cấp nước Trung Quốc: Làm gì để dân thôi bất an?

(Kiến Thức) - Thông tin Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) sử dụng ống gang dẻo Trung Quốc trên địa bàn thành phố đã làm dấy lên lo ngại về chất lượng nước sinh hoạt.

Dùng ống gang dẻo cấp nước Trung Quốc: Làm gì để dân thôi bất an?
Dung ong gang deo cap nuoc Trung Quoc: Lam gi de dan thoi bat an?
 Thông tin sử dụng ống gang dẻo cấp nước Trung Quốc thường khiến người dân cảm thấy lo lắng, bất an. Ảnh: TL.

Hàng loạt dự án lớn “tai tiếng” đội vốn, chậm tiến độ, sự cố thi công công trình dẫn đến mất an toàn lao động trên các công trường do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đã để lại nhiều vết hằn sâu nên việc dư luận hoài nghi không phải không có lý do. Tuy nhiên, để tránh gây tâm lý hoang mang, lo lắng khiến cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn thì cũng cần phải có căn cứ đánh giá dựa trên cơ sở kiểm tra, kiểm định thực tế bằng luận chứng khoa học để dẫn giải.

Nói về ống gang dẻo, đây là loại ống được sử dụng rộng rãi cho hoạt động cấp thoát nước và khí trên thế giới, bởi có độ bền, độ cứng chịu đựng được cường độ cao và khả năng kéo giãn, chống ăn mòn tương đối tốt, chống lại được tác động và dịch chuyển của đất, nền đất yếu, quanh co, dốc đứng. Bên ngoài đường ống phủ một lớp kẽm, sau cùng là nhựa đường, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà lớp lót bên trong là xi măng hoặc được phủ sơn epoxy, polyurethane…

Hiện nay, trong nước chưa có đơn vị nào sản xuất ống gang dẻo phục vụ cho ngành nước, đặc biệt là loại có đường kính và kích thước lớn, do đó, nếu lựa chọn ống gang dẻo thì phải nhập khẩu từ thị trường bên ngoài.

Để đưa vào lắp đặt và sử dụng, sản phẩm ống gang dẻo sẽ trải qua nhiều quy trình kiểm định ngặt ngoèo theo tiêu chuẩn quốc tế và của quốc gia nhập khẩu. Khi đó, các đơn vị nhập khẩu sẽ tiến hành tổ chức kiểm tra, kiểm định, nghiệm thu sản phẩm (từ khâu xem xét các quá trình, kiểm soát cho đến phân loại cấp áp suất, đường kính, chiều dày đường ống để đối chiếu với các yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá tỉ mỉ, kỹ càng cho từng ống), qua đó sản phẩm sẽ được đánh giá có đáp ứng chất lượng như cam kết thì mới thực hiện lắp đặt.

Tại Việt Nam, nhiều nhà thầu Trung Quốc giành thị phần lớn tại các dự án cấp nước dùng ống gang dẻo như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Bình Dương… Giá thành ống nước của nhà thầu Trung Quốc thường rẻ hơn từ 10-30% so với sản phẩm cùng loại của một số quốc gia khác nên họ thường thắng thầu trong nhiều gói thầu mua sắm thiết bị cũng là điều dễ hiểu.

Gần đây, do được sử dụng phổ biến cho thị trường ống cấp nước Việt Nam nên nhiều đồn đoán xoay quanh câu chuyện ống gang dẻo Trung Quốc được cho làm bằng các phế phẩm, sản phẩm bom mìn, vũ khí hết hạn sử dụng đang gây rúng động dư luận.... dù chưa có sự kiểm chứng tính xác thực.

Cụ thể, nếu cảnh báo việc ống gang dẻo dẫn nước ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thì phải có thí nghiệm chứ không thể vì thấy nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc mà đánh đồng chất lượng các sản phẩm với nhau. Và để làm rõ các nghi vấn này thì đòi hỏi phải có các cơ quan kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm uy tín của Việt Nam và quốc tế cùng tham gia và đưa ra kết luận chính xác, sản phẩm ống gang dẻo Trung Quốc sản xuất có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo thiết kế hay không, có gây độc hại đến nguồn nước dùng cho sinh hoạt của con người hay không? Cần phải bình tĩnh suy xét, tránh làm người dân bất an, chứ không nên cứ coi sản phẩm Trung Quốc là độc hại và kém chất lượng, vô tình sẽ làm giảm tính cạnh tranh khi đấu thầu, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Một chuyên gia ngành nước cho biết, thay vì bán tín, bán nghi và võ đoán như hiện này, thì phải đem mẫu nước đi kiểm định chất lượng để xem có đạt tiêu chuẩn dùng cho nước sinh hoạt hay không? Nếu không thì nguyên nhân là từ đâu. Có phải nguyên nhân là do các nguyên vật liệu cấu thành lên sản phẩm ống gang dẻo Trung Quốc gây ra các yếu tố độc hại? Bởi vì để có được nguồn nước cho người dân sinh hoạt thì đó là thành quả của cả một hệ thống xử lý và dẫn nước. Muốn kiểm tra nguồn nước có an toàn cho sinh hoạt của con người hay không thì phải kiểm tra tất cả các công đoạn xử lý và dẫn nước.

“Ngoài ra, tại các bể chứa nước thô và các bể xử lý nước thô được cấu thành từ những nguyên vật liệu gì, có an toàn hoặc có gây độc hại gì đến nguồn nước hay không? Hóa chất dùng để xử lý nước thô, và các công đoạn xử lý nước thô thành nước cấp dùng cho sinh hoạt có đạt đúng tiêu chuẩn, có gây độc hại đến nguồn nước dùng để cấp cho người dân sinh hoạt hay không?  Hệ thống đường ống dùng để dẫn nước về tới nhà dân, có thể bao gồm ống gang dẻo, ống thép và ống nhựa (đa phần sử dụng ống thép và ống nhựa ), vậy chúng ta cũng phải kiểm tra xem các đường ống này, có sản xuất đủ tiêu chuẩn, đúng quy trình và các nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm có yếu tố nào gây độc hại đến nguồn nước hay không?”, vị chuyên gia này phân tích.

Nhớ lại thời điểm 1 năm trước, theo kế hoạch, giai đoạn II của Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, thời gian thi công dự kiến trong 48 tháng, hoàn thành vào cuối năm 2019.  Sau khi hoàn thành, tuyến ống có tổng chiều dài 47,6km nâng công suất cấp nước lên gấp đôi so với giai đoạn một 600.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, việc tạm dừng ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp ống gang dẻo dẫn đến nguy cơ tổng tiến độ của dự án bị chậm là hiện hữu gây nên nỗi lo Hà Nội thiếu nước sạch trong đợt nắng nóng cao điểm sắp tới.

Để không lặp lại “vết xe đổ” như Hà Nội đã từng vấp phải và xóa tan mối ngờ vực của dư luận, UBND TP HCM cần mời một đơn vị tư vấn quốc tế có uy tín cùng tham gia với các cơ quan chức năng của thành phố và nhà thầu cung cấp ống nước gang dẻo thực hiện khảo sát kiểm tra, kiểm định chất lượng nước trên toàn địa bàn, đảm bảo công khai, minh bạch thông tin để người dân thành phố hiểu rõ về nguyên vật liệu sử dụng để cấp nước và chất lượng nước là hết sức cần thiết.

Vì sao Trung Quốc trúng thầu DA Đường ống nước sông Đà 2?

Đại diện chủ đầu tư Vinaconex khẳng định việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc cho dự án Đường ống nước sông Đà 2 không phải vì giá thấp.

Vì sao Trung Quốc trúng thầu DA Đường ống nước sông Đà 2?
Liên quan đến việc một công ty của Trung Quốc được lựa chọn để cung cấp đường ống và phụ kiện với giá thấp hơn 11,8% so với gói thầu được phê duyệt cho dự án nước sông Đà số 2 về Hà Nội, đại diện chủ đầu tư Công ty CP nước sạch Vinaconex (Viwasupco) khẳng định việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc là cả quá trình chứ không phải vì giá thấp.
Vi sao Trung Quoc trung thau DA Duong ong nuoc song Da 2?
 Ảnh minh họa

Đường ống nước sông Đà 2: Ống gang dẻo hay miệng lưỡi TQ dẻo?

(Kiến Thức) - Thông tin nhà thầu Trung Quốc trúng thầu dự án đường ống nước sông Đà số 2 đang gây bão trên mạng trong khi lãnh đạo Vinaconex thì khen nhà thầu hết lời.

Đường ống nước sông Đà 2: Ống gang dẻo hay miệng lưỡi TQ dẻo?
Dư luận bức xúc không phải vì con số 5.000 tỉ đồng sẽ đổ vào dự án đường ống sông Đà số 2 mà vì đối tác trúng thầu là công ty XinXing của Trung Quốc mà theo lãnh đạo Vinaconex là "nhà thầu duy nhất đã vượt qua khâu kiểm định kỹ thuật".
Sở dĩ dư luận dị ứng với nhà thầu Trung Quốc bởi trong những năm qua chúng ta đã chứng kiến một thực tế đắng lòng là các công trình do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận đều chung một giuộc: Thi công ì ạch, luộm thuộm, gây tai nạn; chất lượng kĩ thuật kém, máy móc lạc hậu; dùng mọi thủ đoạn, chiêu trò để đẩy giá nhiều lần so với giá bỏ thầu, …

Nhà thầu Trung Quốc và những dự án “bê bết” ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Hàng loạt dự án trọng điểm của nhà thầu Trung Quốc tại VN chậm trễ, đội vốn khiến nhiều người lo lắng cho dự án đường ống nước sông Đà 2.

Nhà thầu Trung Quốc và những dự án “bê bết” ở Việt Nam
Không phải tự dưng mà dư luận dị ứng với nhà thầu Trung Quốc sau thông tin Trung Quốc trúng thầu đường ống nước Sông Đà 2. Thực tế, trong những năm qua chúng ta đã chứng kiến một thực tế đắng lòng là các công trình do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận đều chung một giuộc: Thi công ì ạch, luộm thuộm, gây tai nạn; chất lượng kĩ thuật kém, máy móc lạc hậu; dùng mọi thủ đoạn, chiêu trò để đẩy giá nhiều lần so với giá bỏ thầu…Dưới đây là những minh chứng cụ thể:
Dự án đường sắt trên cao

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.