Đừng nghĩ gộp Tết là có thể văn minh

Giải quyết được chút ít yêu cầu để “cho hợp với xu thế thời đại” nhưng lại làm mất đi những giá trị tinh thần to lớn, nó có thật sự đáng cho một cuộc đánh đổi?

Đừng nghĩ gộp Tết là có thể văn minh
Huỷ bỏ, thay đổi hay gìn giữ một truyền thống văn hoá là một vấn đề mang tính nhận thức luận và quyết định luận mà cha ông chúng ta từng trải qua trong suốt chiều dài lập nước.
Những cơn mưa Âu gió Á cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi "sự đụng chạm với phương Tây làm tan rã không biết bao nhiêu bức tường thành kiên cố" thì cha ông chúng ta đã từng đứng trước một trong những câu hỏi quan trọng nhất của lịch sử: Sử dụng hệ chữ viết nào?
Theo nhà nghiên cứu văn hoá Vũ Thế Khôi (con trai cố giáo sư Vũ Đình Hoè) thì thời ấy, thoạt tiên người Pháp cho tiền các nhà Nho để nhờ phổ biến chữ quốc ngữ, nhằm có thể dễ bề triển khai những chính sách khai thác thuộc địa của mình. Nhưng phần lớn các nhà Nho đã kiên quyết chống lại, vì cho rằng mất chữ Hán là mất đi cái văn tự căn cốt làm nên sức sống tinh thần của một dân tộc.
Dung nghi gop Tet la co the van minh
Nhà báo Phan Đăng là cây viết về thể thao, văn hóa kỳ cựu đang làm việc tại Hà Nội. Ngoài vai trò là Thư ký tòa soạn An ninh Thế giới cuối tháng, Phan Đăng còn là người dẫn chương trình gameshow "Ai là triệu phú". Năm 2016, Phan Đăng cho ra mắt tập ký các chân dung bóng đá Việt Nam với nhan đề "Ơ kìa, làng bóng trong mắt tôi". 
Sau này, khi những cuộc đụng chạm Đông-Tây diễn ra ở cấp độ mạnh hơn, và khi thấy chữ quốc ngữ quả nhiên có thể giúp dân tộc tiệm cận gần hơn với xu thế phát triển của văn minh phương Tây thì rất nhiều nhà Nho lại chủ động tuyên truyền chữ quốc ngữ trong lòng dân tộc. Xin nhấn mạnh là họ chủ động làm điều đó, chứ không phải làm vì ai đó đưa tiền cho mình cả.
Hẳn nhiên vẫn có những nhà Nho chống lại điều này đến cùng, nên trên cả diễn đàn văn chương, báo chí thời ấy, chúng ta vẫn bắt gặp những lời cảm thán về những người "vứt bút lông đi, viết bút chì".
Bây giờ, dòng thời gian đủ dài để nhận chân nhiều chiều các giá trị, ai cũng thấy bỏ chữ Hán chuyển sang chữ quốc ngữ, là một quyết định, một chọn lựa mang tính lịch sử của ông cha chúng ta, và quyết định này đem lại rất nhiều cái được.
Nhưng bỏ chữ Hán, chuyển sang chữ quốc ngữ lại khiến rất nhiều thế hệ cháu con người Việt sau đó bị đứt đoạn văn hoá với ông cha. Bằng chứng là bây giờ đông đảo người Việt không thể trực tiếp đọc được sách cổ, cũng không thể trực tiếp cảm thấu tư tưởng của ông cha thể hiện trong từng câu đối ở từng đình chùa miếu mạo… Mà đã không hiểu - không thấu thì cái gọi là "Gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc" chắc chắn diễn ra không dễ dàng.
Thay đổi một định dạng văn hoá - một truyền thống văn hoá - một di sản văn hoá, vì thế phải được nhìn nhận một cách thận trọng, nhiều chiều, và tuyệt đối tránh xa kiểu tư duy đơn tuyến. Người Trung Quốc vẫn giữ chữ của người Trung Quốc. Người Hàn Quốc vẫn giữ chữ của người Hàn Quốc. Nhưng nếu vì thế mà bảo đất nước họ bây giờ hội nhập với phương Tây chậm hơn chúng ta, và vì thế có tốc độ phát triển kém hơn chúng ta thì e là không mấy người đồng ý.
Giữ Tết hay gộp Tết cổ truyền cũng như vậy. Không nên đơn tuyến nghĩ rằng chỉ nhờ những việc mang tính hiện tượng như "gộp Tết" mà có thể bắt kịp xu thế văn minh nhân loại. Trong khi "gộp Tết" chắc chắn sẽ làm mất đi những giá trị tinh thần vốn có của dân tộc mình.
Những người ủng hộ chuyện nhập Tết ta vào Tết tây thường vin vào quãng thời gian nghỉ lễ làm căn cứ luận cho mình. Họ bảo, nếu Tết tây chỉ diễn ra trong một ngày thì Tết ta lại diễn ra trong nhiều ngày, và đặt trong bối cảnh của thời đại công nghiệp hoá-hiện đại hoá, và bây giờ là "số hoá", thì việc nghỉ nhiều ngày (trong khi thế giới phương Tây không nghỉ) tạo nên sự lệch pha ghê gớm.
Thêm vào đó, những mặt trái vốn có của Tết ta như phải mất quá nhiều thời gian cho việc đi mua quà, biếu xén, phải tham dự hết bữa ăn nhậu này đến bữa ăn nhậu khác khiến một bộ phận người tưởng là được nghỉ Tết để "chơi", để "đón xuân", để "tái sáng tạo" nhưng thực chất nghỉ Tết mà lại đâm ra mệt mỏi, sợ hãi cứ hệt như bị "trời đày".
Mặt trái này có thật không? Theo tôi là có thật, cho dù đã được khắc phục rất nhiều so với trước.
Tuy nhiên, nhìn trên diện rộng thì có lẽ cái tâm lý háo hức đón Tết vẫn là dễ thấy. Bởi Tết cổ truyền vẫn chứa đựng trong nó những giá trị vốn được xác lập và bồi đắp từ cả ngàn năm. Ba ngày Tết là dịp để con cháu hướng đến tổ tiên ông bà, một đạo hiếu sâu đậm trong lòng một dân tộc luôn lấy đạo hiếu làm kim chỉ nam hành động cho mình.
"Mồng một Tết cha - Mồng hai Tết mẹ - Mồng ba Tết thầy", cách ăn Tết ấy đã được bảo truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia, và đặt trong bối cảnh mà hồi chuông báo động về sự xuống cấp đạo đức xã hội không ngừng được gióng lên thì nét văn hoá ấy càng phải được nhấn mạnh hơn bất cứ khi nào.
Không quá lời khi nói Tết cổ truyền là một di sản văn hoá, gìn giữ trong nó đầy đủ những giá trị tinh thần đặc trưng của con người và đất nước Việt Nam. Mà ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào thì những giá trị tinh thần đặc trưng của một đất nước cũng có vai trò quan trọng trong việc giúp đất nước đó có đủ chiều sâu tư tưởng và nội lực để hy vọng có được một ngày "cất cánh".
Dưới góc nhìn vật chất thuần tuý, nhập tết Ta vào tết Tây đúng là có thể tiết kiệm được "những ngày nghỉ quá dài", đúng là có thể làm giảm bớt lượng của cải vật chất thâm hụt cho xã hội. Nhưng dưới góc độ tinh thần luận, "nhập hai làm một" kiểu ấy rất có thể sẽ làm tổn hại đến những giá trị tinh thần của một dân tộc vốn được tạo dựng từ cả ngàn năm truyền thống.
Giải quyết được chút ít yêu cầu để thực hiện cái gọi là “cho hợp với xu thế thời đại” nhưng lại làm mất đi những giá trị tinh thần to lớn, nó có thật sự đáng cho một cuộc đánh đổi hay không?
Nhà Báo Phan Đăng

Bỏ Tết Nguyên đán: Khác gì "bắn vào quá khứ bằng súng lục"?

(Kiến Thức) - Nếu khi xưa bố mẹ ông bà các bạn cũng đòi bỏ Tết Nguyên đán thì bây giờ ký ức tuổi thơ của các bạn sẽ ra sao? 

Bỏ Tết Nguyên đán: Khác gì "bắn vào quá khứ bằng súng lục"?
Những năm gần đây, cứ mỗi dịp xuân về là chủ đề “bỏ Tết” lại hâm nóng dư luận. Và phần lớn những người chủ trương bỏ Tết Nguyên đán đều viện dẫn lý do “hội nhập với văn minh thế giới”, hay nghỉ Tết quá dài khiến đất nước “chậm tiến”.

Xin đừng giết nốt cái Tết còn sót!

Nhà văn Hoàng Anh Tú thừa nhận rằng, Tết nay đã khác Tết xưa, nhiều thứ đã nhạt nhoà, nhưng phản đối đề xuất bỏ Tết cổ truyền.

Xin đừng giết nốt cái Tết còn sót!
Trong các năm qua, đề xuất gộp Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch và đón Tết theo lịch Dương của GS Võ Tòng Xuân đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm này, thậm chí có ý kiến còn cho rằng nên bỏ hẳn Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, nhà văn Hoàng Anh Tú lại phản đối đề xuất này vì cho rằng Tết cổ truyền là nét văn hóa mang bản sắc của người Việt. Chúng tôi xin đăng nguyên văn quan điểm của nhà văn Hoàng Anh Tú:

Bỏ Tết cổ truyền là “hùa” theo Tây

PGS.TS Hà Đình Đức khẳng định giữ Tết cổ truyền không ảnh hưởng hội nhập thế giới và sinh hoạt của người dân.

Bỏ Tết cổ truyền là “hùa” theo Tây
PGS.TS Hà Đình Đức - nguyên giảng viên cao cấp Khoa Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) - là nhà nghiên cứu rùa hồ Gươm và văn hóa Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.