“Dùng điểm Văn xét tuyển ngành Y – tuyển sinh bằng mọi giá, hậu quả khôn lường"

Liên quan đến việc một số trường đại học xét tuyển ngành Y bằng môn Văn, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, trước sự đổi mới cần có nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, tránh trả giá đắt, hậu quả khôn lường.

“Dùng điểm Văn xét tuyển ngành Y – tuyển sinh bằng mọi giá, hậu quả khôn lường"
Thông tin một số trường đại học dùng điểm môn Văn xét tuyển ngành Y đang nhận được những ý kiến trái chiều. Sáng 23/5, PV Báo Tri thức và Cuộc sống đã có trao đổi bên hành lang Quốc hội với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) về vấn đề này.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội.
Cẩn trọng trước tình trạng “vẽ” nhiều tổ hợp để tuyển sinh
Từ trước đế nay, ngành Y thường chỉ tuyển sinh một tổ hợp truyền thống, trong đó chủ yếu là tổ hợp các môn Toán, Hóa, Sinh hoặc Toán, Lý, Hóa. Tuy nhiên, trong mùa tuyển sinh năm nay, một số trường đã dùng điểm Văn để xét tuyển ngành Y. Thông tin này đang nhận được sự chú ý từ dư luận. Quan điểm của bà thế nào, thưa đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga?
Hiện có một vài trường đại học phía Nam có thay đổi tổ hợp xét tuyển, thay vì tổ hợp Toán, Hóa, Sinh như truyền thống thì dùng điểm Văn để xét tuyển ngành Y.
Nếu xét về góc độ khoa học, tôi thấy chúng ta phải có sự nghiên cứu thật kỹ. Bởi, thực tế hiện nay đang có tình trạng các trường, đặc biệt các trường ngoài công lập thu hút tuyển sinh bằng mọi giá. Vì thu hút tuyển sinh bằng mọi giá nên đưa ra rất nhiều tổ hợp khác nhau để tuyển sinh.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ người học cũng có hiệu ứng tích cực, đó là tạo thêm điều kiện cho thí sinh có sự lựa chọn. Tuy nhiên, với sự “nở rộ” của quá nhiều tổ hợp, nếu không cẩn thận lại trở thành tình trạng “vẽ” ra quá nhiều tổ hợp để tuyển sinh bằng mọi giá, thu hút thật nhiều sinh viên.
Bà có thể nói rõ điểm tích cực khi đưa môn Văn vào tuyển sinh ngành Y?
Từ trước nay chúng ta cũng đã nói nhiều về vấn đề y đức, về việc có những thầy thuốc chưa đạt được phẩm chất này. Tuy không phải phổ biến, nhưng đây là vấn đề dư luận rất quan tâm.
Theo tôi, trong ngành Ycác em sinh viên điểm cao về môn Sinh học thường có xu hướng các môn tự nhiên các em cũng học khá. Có lẽ, thêm môn Văn thì thêm một yêu cầu cao đối với thí sinh ngành Y. Đó là các em không những phải học tốt môn Sinh và các bộ môn khối tự nhiên, mà các khối ngành xã hội, đặc biệt là môn Văn cũng đạt được yêu cầu nhất định.
Cũng có ý kiến cho rằng, ngành Y không chỉ có bác sĩ mà còn gồm nhiều ngành như truyền thông – giáo dục sức khỏe, tâm lý trị liệu, y học dự phòng… Vì vậy, việc tuyển sinh ngành Y bằng môn Văn cũng có những điểm hợp lý. Quan điểm của bà thế nào?
Tôi đồng ý với việc khi trở thành một thầy thuốc, ngoài việc trực tiếp trị bệnh cứu người thì công việc của ngành Y còn rất nhiều mảng, lĩnh vực… Tuy nhiên, không phải vì thế mà lấy thêm các môn học khác vào để tuyển sinh, bởi còn nhiều môn khác cũng rất cần thiết, nếu cứ thêm như vậy thì tổ hợp xét tuyển ngành Y sẽ vô cùng cồng kềnh.
Thay vì việc đưa thêm bộ môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y, theo tôi nên rà soát lại chương trình giáo dục đại học của ngành này. Trong đó, có thể bổ sung một số kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Y ngoài chương trình đã được đào tạo từ trước đến nay. Đây là điều rất cần đối với sinh viên khi ra trường.
Sai lầm với ngành y hậu quả quả sẽ khôn lường
Việc “vẽ” ra quá nhiều tổ hợp để tuyển sinh bằng mọi giá, thu hút thật nhiều sinh viên như bà nói, có thể dẫn tới hậu quả như thế nào, thưa đại biểu?
Tôi lo ngại việc “nở rộ” quá nhiều các tổ hợp tuyển sinh để thu hút người học sẽ dẫn đến tình trạng hạ thấp chất lượng tuyển sinh, và dẫn tới nhiều hệ lụy.
Bất cứ một sai lầm nào cũng đều phải trả giá rất đắt, nhưng sai lầm trong giáo dục, đặc biệt, với ngành Y thì hậu quả khôn lường, bởi liên quan đến việc cứu người và không thể sửa chữa trong ngày một ngày hai. Cứ tuyển sinh, đào tạo ra bác sĩ, nhưng rồi nếu xảy ra hậu quả thì sẽ sửa chữa thế nào, theo tôi là rất khó.
Theo bà, từ phía các trường cũng như cơ quan quản lý, cần có những ứng xử thế nào, để tránh những hậu quả khôn lường như bà phân tích?
Đối với bất cứ một sự thay đổi nào trong giáo dục, nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, nếu xảy ra hậu quả sẽ rất lớn. Thực tế, tổ hợp truyền thống của ngành Y (Toán, Hóa, Sinh...) đã tồn tại rất nhiều năm. Và giáo dục của nhiều nước cũng có phương thức tuyển sinh tương tự, điều này chắc chắn đã có cơ sở khoa học rất vững chắc.
Tôi mong muốn các trường thực sự thận trọng trước khi đưa ra những thay đổi mang tính đột phá. Theo đó, cần có sự nghiên cứu, đánh giá, không phải là từ phía chủ quan các trường, ý chí của một vài cá nhân, mà cần có ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, thậm chí cần tổ chức những hội thảo nghiêm túc, phân tích kỹ lưỡng, lấy ý kiến rộng rãi.
Chứ không phải đột ngột công bố phương án tuyển sinh với sự thay đổi lớn. Rồi năm nay thích thì đưa vào, sang năm không thích thì bỏ ra.
Trân trọng cảm ơn bà!

Theo thông tin từ đề án tuyển sinh năm 2023, có 4 trường sử dụng tổ hợp có môn Văn để xét tuyển bao gồm: Trường đại học Văn Lang (TPHCM), Trường đại học Võ Trường Toản (Hậu Giang), Trường đại học Tân Tạo (Long An) và Trường đại học Duy Tân.

Trường đại học Văn Lang (TP HCM) tuyển sinh ngành Y khoa bằng các phương thức: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp, dựa vào học bạ và xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM. Với cách xét điểm thi tốt nghiệp và học bạ, trường sử dụng 4 tổ hợp, trong đó có tổ hợp D12 (Văn, Hóa, Anh). Ngoài ra, trường xét tuyển các tổ hợp truyền thống, gồm A00 (Toán, Lý, Hóa), B00 (Toán, Hóa, Sinh), D08 (Toán, Sinh, Anh).

Trường đại học Võ Trường Toản (Hậu Giang) và Trường đại học Tân Tạo (Long An) sử dụng tổ hợp khối B03 (Toán, Văn, Sinh) để tuyển ngành Y khoa, áp dụng với thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp. Các tổ hợp khác là B00, D08 và A02 (Toán, Lý, Sinh).

Trường đại học Duy Tân xét tuyển ngành Y khoa bằng 4 tổ hợp A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn), B00 (Toán, Hoá, Sinh), D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ) và D08 (Toán, Sinh, Ngoại ngữ) ở phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp.

Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội về việc dùng điểm Văn xét tuyển ngành Y. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Kỳ họp thứ 5: Những dự án Luật nào sẽ được trình Quốc hội thảo luận?

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, 7 dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.

Kỳ họp thứ 5:  Những dự án Luật nào sẽ được trình Quốc hội thảo luận?
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Theo đó, 7 dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.
Bảy dự án luật được thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 gồm: Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự và Luật Đất đai (sửa đổi).

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thông qua 8 dự án Luật, xem xét công tác nhân sự

Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thông qua 8 dự án Luật, xem xét công tác nhân sự
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su
 Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: QH.
Dự kiến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 22 ngày tại Nhà Quốc hội; khai mạc vào ngày 22/5 và bế mạc vào ngày 23/6. Quốc hội sẽ họp tập trung và tiến hành họp theo 2 đợt. Đợt 1 kéo dài 17 ngày, từ 22/5 đến 10/6. Đợt 2 diễn ra trong 5 ngày, từ 19/6 đến 23/6.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, việc bố trí Kỳ họp thành 2 đợt để cơ bản thảo luận xong các nội dung và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo trong khoảng 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt; tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 9 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su-Hinh-2
Các phóng viên tham dự buổi Họp báo. Ảnh: Mai Loan. 
Trả lời câu hỏi của phóng viên về công tác nhân sự tại kỳ họp, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Quốc hội xem xét, thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với nhân sự do Quốc hội khóa XV bầu. Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệm kỳ 2021-2026.
Về trường hợp Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường, ông Tuấn Anh cho biết, ngày 15/5 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết cho ông Nguyễn Phú Cường thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XV.
Ngày 16/5, ông Nguyễn Phú Cường đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và xin thôi giữ chức vụ do Quốc hội khóa XV bầu. “Như vậy, theo trình tự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Về lý do Trung ương cho thôi và Quốc hội tiến hành các quy trình miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Phú Cường, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, lý do chỉ được công bố khi Quốc hội xem xét miễn nhiệm. 
Mời quý độc giả xem thêm video: Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ cảm xúc đầu tiên bên hành lang Quốc hội
 

Ngày mai, khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Ngày mai (22/5), Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội (Hà Nội). Kỳ họp này dự kiến diễn ra trong 22 ngày, chia làm 2 đợt.

Ngày mai, khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã khẩn trương chuẩn bị nội dung trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 5 lần này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới