Đức gửi KF41 Lynx đầu tiên đến Ukraine: Cơ hội hay rủi ro?

Công ty quốc phòng Rheinmetall của Đức đã chính thức gửi chiếc xe chiến đấu bộ binh (BMP) KF41 Lynx đầu tiên tới Ukraine.

Duc gui KF41 Lynx dau tien den Ukraine: Co hoi hay rui ro?
Xe chiến đấu bộ binh KF41 đang được thử nghiệm 

Đây được xem là bước tiến mới trong hợp tác quân sự giữa Đức và chính quyền Ukraine, đồng thời mở ra triển vọng sản xuất và cung cấp loại vũ khí tối tân này trong tương lai. Tuy nhiên, kế hoạch đầy tham vọng này cũng đi kèm không ít thách thức và nghi vấn.

Hợp tác quân sự chặt chẽ hơn

Vào tháng 6/2024, Rheinmetall và Ukraine đã ký kết bản ghi nhớ nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực quân sự - kỹ thuật. Trong đó, Đức cam kết cung cấp các sản phẩm quân sự hiện đại cho Ukraine, bao gồm xe chiến đấu bộ binh KF41 Lynx. Mục tiêu ban đầu là gửi một số lượng nhỏ để thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế, sau đó tiến tới sản xuất hàng loạt và thậm chí lắp ráp tại Ukraine.

Duc gui KF41 Lynx dau tien den Ukraine: Co hoi hay rui ro?-Hinh-2
Xe Lynx được sử dụng trong các sự kiện quảng cáo. Ảnh: Topwar.

Ngày 7/1, báo Frankfurter Allgemeine Zeitung tiết lộ rằng chiếc KF41 đầu tiên đã được gửi đến Ukraine. Dù thông tin chi tiết về thời điểm chuyển giao không được công bố, Rheinmetall xác nhận xe sẽ được đưa vào khu vực chiến sự để kiểm tra tính năng và hiệu suất. Đây được coi là thử thách lớn, vừa kiểm tra khả năng chiến đấu, vừa là bước đệm cho các kế hoạch cung cấp lâu dài.

KF41 Lynx: Siêu phẩm hay canh bạc?

KF41 Lynx là xe chiến đấu bộ binh hạng nặng, nổi bật với thiết kế hiện đại, khả năng bảo vệ cao, và trang bị hỏa lực mạnh mẽ. Xe có lớp giáp kết hợp có thể chống lại đạn cỡ nhỏ và khả năng nâng cấp với các mô-đun giáp bổ sung. Động cơ diesel Liebherr D976 I-6 công suất 850 mã lực giúp xe đạt tốc độ tối đa 70 km/h trên đường bằng, với tầm hoạt động 500 km.

Vũ khí chính của KF41 là tháp pháo Lance 2.0 được trang bị pháo tự động 35 mm và súng máy phụ trợ, cùng các hệ thống quang điện tử hiện đại hỗ trợ việc ngắm bắn chính xác. Xe có tổ lái 3 người và có thể chở thêm 8 binh sĩ trong khoang đổ bộ.

Duc gui KF41 Lynx dau tien den Ukraine: Co hoi hay rui ro?-Hinh-3
Xe chiến đấu bộ binh KF41 của lực lượng bộ binh Hungary. Ảnh: Topwar.

Thách thức trên chiến trường Ukraine

Dù được kỳ vọng cao, việc triển khai KF41 tại Ukraine lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nga có thể nhanh chóng phát hiện và tấn công mẫu xe này bằng các hệ thống tấn công tiên tiến. Trong trường hợp xe bị phá hủy hoặc rơi vào tay Nga, nó không chỉ làm mất đi uy tín của KF41 mà còn giúp đối thủ nghiên cứu và phát triển các biện pháp đối phó hiệu quả hơn.

Ngoài ra, kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp KF41 tại Ukraine cũng gặp nhiều trở ngại. Từ năm 2022, cơ sở hạ tầng quốc phòng của Ukraine liên tục bị phá hủy, khiến việc thiết lập dây chuyền sản xuất trở nên khó khả thi. Bất kỳ nhà máy nào cũng có nguy cơ bị tấn công ngay khi đi vào hoạt động.

Chiến lược quảng bá nhiều rủi ro

KF41 Lynx ra mắt lần đầu tại triển lãm Eurosatory 2018 và từng giành được hợp đồng cung cấp 218 xe cho Hungary vào năm 2020. Tuy nhiên, xe lại thất bại trong các cuộc đấu thầu ở Úc, Séc và Slovakia, khi bị các đối thủ như AS21 của Hàn Quốc và CV90 của Thụy Điển vượt qua. Việc thử nghiệm tại Ukraine dường như là một nỗ lực nhằm quảng bá khả năng chiến đấu thực tế của KF41. 

Duc gui KF41 Lynx dau tien den Ukraine: Co hoi hay rui ro?-Hinh-4
 Cận cảnh mô-đun chiến đấu của xe chiến đấu bộ binh Hungary. Ảnh: Topwar.

Dẫu vậy, bối cảnh chiến trường khốc liệt và sự áp đảo của lực lượng Nga khiến khả năng thành công của chiến dịch quảng bá này trở nên mơ hồ. Nếu KF41 không thể hiện được hiệu suất ấn tượng hoặc bị phá hủy ngay khi vừa triển khai, danh tiếng của Rheinmetall và KF41 sẽ chịu tổn thất nặng nề.

Duc gui KF41 Lynx dau tien den Ukraine: Co hoi hay rui ro?-Hinh-5
Phần đuôi tàu và cửa ra vào. Ảnh: Topwar.

Tương lai bất định

Kế hoạch hợp tác giữa Rheinmetall và Ukraine, từ thử nghiệm chiến trường đến sản xuất hàng loạt KF41 Lynx, cho thấy tham vọng lớn của cả hai bên. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, đây là canh bạc đầy rủi ro. Chiếc KF41 đầu tiên có thể trở thành minh chứng cho công nghệ đỉnh cao của Đức hoặc trở thành biểu tượng cho những thất bại của một dự án đầy tham vọng. Kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào khả năng thích nghi của KF41 và chiến lược sử dụng trong môi trường chiến đấu thực tế.

Đức tăng gấp đôi sản lượng thiết giáp tối tân KF41 'Linh miêu'

Hãng Rheinmetall của Đức vào ngày 25/8/2023 công bố mở rộng sản xuất thiết giáp tối tân KF41 Lynx (Linh miêu), điều này có được là nhờ họ đã mở thêm nhà máy sản xuất ở Zalaegerszeg, Hungary.

Duc tang gap doi san luong thiet giap toi tan KF41 'Linh mieu'
Với việc mở thêm nhà máy này, năng lực sản xuất thiết giáp tối tân KF41 biệt danh "linh miêu" của hãng Rheinmetall tăng lên gấp đôi. 

Ford GT và DeLorean "biến hình" xe điện độc đáo nhờ Lynx Motors

Lynx Motors vừa qua đã giới thiệu GT1e và DeLorean DMC-EV chạy điện được hoán cải từ bội đôi Ford GT đời 2005 và DeLorean hàng hiếm.

Ford GT va DeLorean

Ford GT và DeLorean được biết đến là hai “huyền thoại” trong làng xe, như DeLorean DMC được biết đến là “ngôi sao màn ảnh” qua bộ phim nổi tiếng Back to the Future. Thương hiệu Lynk Motors đã lựa chọn hai mẫu xe này để làm nền tảng phát triển cho mẫu xe điện của mình.

Phiên bản xe tăng phòng không "con lai" độc nhất vô nhị của Đức

Đức sẽ tạo ra phiên bản xe tăng phòng không độc nhất vô nhị khi kết hợp module Skyranger 35 và khung gầm Leopard 1.

Phien ban xe tang phong khong
Tập đoàn công nghiệp quốc phòng khổng lồ Rheinmetall của Đức đang nghiên cứu khả năng lắp đặt module phòng không Skyranger 35 trên khung gầm xe tăng Leopard 1 để tạo ra phương tiện tác chiến mới. 
Phien ban xe tang phong khong
 Thông tin nói trên được đưa ra bởi ông Bjorn Bernhard - người đứng đầu bộ phận hệ thống mặt đất của Tập đoàn Rheinmetall. Đây sẽ là hướng đi mới so với việc lắp module Skyranger 35 trên các khung gầm xe bọc thép chở quân bánh lốp truyền thống.
Phien ban xe tang phong khong
Theo ông Bernhard, doanh nghiệp có kế hoạch phát triển một phiên bản của hệ thống phòng không tự hành hạng nặng Skyranger 35, trong đó module chiến đấu sẽ được lắp đặt trên khung gầm xe tăng Leopard 1. 
Phien ban xe tang phong khong
 "Vẫn còn nhiều khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 mà chúng tôi có thể tận dụng để lắp đặt tháp pháo Skyranger với pháo tự động 35 mm", ông Bernhard nhấn mạnh.
Phien ban xe tang phong khong
Theo giới thiệu, việc lắp đặt module phòng không Skyranger 35 trên khung gầm xe tăng Leopard 1 có thể cung cấp thêm lượng đạn cho pháo 35 mm, bên cạnh đó là khả năng vượt qua các điều kiện địa hình khó khăn tại khu vực tiền tuyến. 
Phien ban xe tang phong khong
 Không chỉ có vậy, nhà sản xuất còn đứng trước cơ hội lắp đặt thêm thiết bị chuyên dụng để phát hiện và theo dõi mục tiêu, cũng như tăng số lượng tên lửa sẵn sàng phóng, nhờ khung gầm xe tăng Leopard 1 có kích thước khá lớn.
Phien ban xe tang phong khong
 Ngoài ra ông Bernhard lưu ý thêm đây không phải là mục tiêu ưu tiên của Tập đoàn Rheinmetall, bởi vì hiện tại, điều quan trọng hơn là phải khôi phục những chiếc xe tăng này và gửi chúng sang Ukraine.
Phien ban xe tang phong khong
 Quay lại với vũ khí, hệ thống Skyranger 35 sử dụng module chiến đấu với pháo 35 mm GDM-008 có tốc độ bắn rất cao, lên đến 1.000 phát/phút. Bên cạnh đó có thể lắp đặt một bệ phóng cho 2 tên lửa vác vai loại FIM-92 Stinger hoặc Mistral.
Phien ban xe tang phong khong
Đạn của pháo 35 mm bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó có cả loại gắn ngòi nổ vô tuyến định tầm nổ, đây là tính năng quan trọng khi chống lại mục tiêu nhỏ bay thấp như UAV cảm tử. Cơ số đạn tiêu chuẩn mà module Skyranger 35 mang theo bao gồm 252 viên. 
Phien ban xe tang phong khong
 Để phát hiện các mục tiêu trên không kích thước nhỏ, Skyranger 35 sử dụng radar đa nhiệm AMMR hoạt động trên băng tần S. Tổng cộng có 5 ăng ten được lắp đặt trên xe quay về các hướng, cung cấp phạm vi phủ sóng 360 độ.
Phien ban xe tang phong khong
 Ngoài ra Skyrange 35 còn được trang bị hệ thống phát hiện thụ động Rheinmetall FIRST, giúp phát hiện các mục tiêu nhỏ tốt hơn và việc không có bức xạ radar cho phép sử dụng tổ hợp vũ khí này mà không bị trinh sát vô tuyến của đối phương phát hiện.
Phien ban xe tang phong khong
 Dự kiến những tổ hợp phòng không Skyranger 35 trên khung gầm xe tăng Leopard 1 sẽ thay thế những tổ hợp pháo cao xạ tự hành Gepard 1A2 ra đời đã lâu và bị đánh giá lạc hậu, cho dù vũ khí này vẫn phát huy được tác dụng trên chiến trường.
Phien ban xe tang phong khong
 Yếu tố gây thắc mắc hiện nay chỉ là giá thành của tổ hợp phòng không mới sẽ ở mức nào, khi đây là một trong những vũ khí đắt đỏ nhất của Đức, trị giá tới 200 triệu USD.
Phien ban xe tang phong khong
Chính vì vậy giới truyền thông cho rằng sẽ chỉ có một vài chiếc xe tăng phòng không loại này được hoán cải và gửi ra tiền tuyến để thực hiện vai trò mẫu thử nghiệm công nghệ nhằm tìm kiếm khách hàng tương lai. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới