Đưa vào sử dụng kính thiên văn hiện đại đầu tiên tại Việt Nam

Dự kiến, Đài Thiên văn Nha Trang sử dụng kính thiên văn hiện đại đầu tiên tại Việt Nam sẽ mở cửa đón khách tham quan vào cuối tháng 9/2017.

Đưa vào sử dụng kính thiên văn hiện đại đầu tiên tại Việt Nam
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa bàn giao kỹ thuật Đài thiên văn Nha Trang, đặt tại đồi Hòn Chồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Dua vao su dung kinh thien van hien dai dau tien tai Viet Nam
 Đài Thiên văn Nha Trang. Ảnh: TTXVN.
Đài Thiên văn Nha Trang do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam làm chủ đầu tư, khởi công từ năm 2014. Đây là một trong 2 Đài Thiên văn được xây dựng trong khuôn khổ dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Đài Thiên văn thứ 2 đang xây dựng tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2018.
Đài Thiên văn Nha Trang bao gồm một kính thiên văn quang học có đường kính 0,5m, 1 nhà chiếu hình vũ trụ 60 chỗ ngồi và một phòng trưng bày vũ trụ diện tích 200m2.
Kính thiên văn của Đài Thiên văn Nha Trang là kính thiên văn quang học phản xạ do Công ty Marcon, một công ty nổi tiếng của Ý về cơ khí chính xác, thiết kế và chế tạo. Cấu trúc dẫn động của kính đồng bộ với mái vòm điều khiển tự động.
Kính được trang bị một máy ảnh và một bộ phân tích phổ có độ phân giải hình ảnh và quang phổ cao trong vùng bước sóng rộng. Một số nghiên cứu dự kiến có thể thực hiện trên hệ kính này là: quan sát những sao biến quang, từ đó thực hiện nghiên cứu khí quyển; đo phổ vạch của các sao để thu thông tin về loại sao, tốc độ quay và độ lớn từ trường trên bề mặt sao; đo vận tốc xuyên tâm của sao chủ để tìm kiếm ngoại hành tinh; đo tốc độ quay của một số hành tinh; nghiên cứu hình thái của các thiên hà; tìm kiếm thiên thể gần trái đất,…
Trong khi đó, nhà chiếu hình vũ trụ được thiết kế giống như một rạp chiếu phim, được trình chiếu lên mái vòm bởi hệ thống 6 máy chiếu 3D chân thực về bầu trời và các vì sao. Nhà chiếu hình vũ trụ cung cấp kiến thức về thiên văn học, giải thích một số hiện tượng thiên văn như sự phân định các mùa trong năm; sự thay đổi vị trí các thiên thể trên bầu trời; các hiện tượng quen thuộc như nhật thực, nguyệt thực…
PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, đây là kính thiên văn hiện đại đầu tiên tại Việt Nam, nhằm phổ biến kiến thức về khoa học vũ trụ, để người dân tìm hiểu và khám phá vũ trụ.
"Ngay từ những năm 1980, chương trình Intercosmos đã chọn đây là một địa điểm rất tuyệt vời để quan sát vũ trụ. Chính vì thế, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam đã chọn lắp đặt tại đồi Hòn Chồng. Thời tiết rất phù hợp, ít mây nhất” – PGS.TS Phạm Anh Tuấn nói.
Thành phố Nha Trang đã quyết định đưa Đài Thiên văn Nha Trang vào lịch trình tour du lịch Nha Trang của du khách khi đến thành phố này. Dự kiến, Đài Thiên văn Nha Trang sẽ mở cửa đón khách tham quan vào cuối tháng 9/2017.

Các nhà khoa học truy lùng thiên thạch như thế nào?

Các nhà khoa học truy lùng thiên thạch như thế nào?
- Radar thiên văn học đã ghi nhận được phản hồi từ hơn 190 thiên thạch gần Trái đất và phát hiện ra rằng không có 2 thiên thạch giống nhau bao giờ.

Radar thiên văn học

"Bầu trời đêm là điều kiện chuẩn mực để sử dụng công cụ trong khoa học thiên thạch và cái bạn thu lại cuối cùng chính là hình ảnh một chấm nhỏ", tiến sĩ Steve Ostro thuộc Phòng Thí nghiệm Jet Propulsion (NASA) cho biết, "Tuy nhiên, nếu sử dụng radar thì bầu trời vào giữa trưa cũng thú vị như vào nửa đêm".
Hình ảnh vật thể vũ trụ được ghi lại bằng radar.
Hình ảnh vật thể vũ trụ được ghi lại bằng radar.

Xét về một số khía cạnh, radar thiên văn học ứng dụng kĩ thuật hoạt động giống như một chiếc lò vi sóng. Hệ thống này sử dụng những chiếc ăng-ten đĩa lớn nhất thế giới để chiếu tín hiệu vi sóng vào mục tiêu.

Các xung sóng đập vào mục tiêu sẽ gửi lại phản hồi. Những phản hồi này sẽ được thu thập và đối chiếu một cách chính xác. "Mục tiêu càng gần thì phản hồi càng tốt", ông Ostro nói.

Radar thiên văn học đã ghi nhận được phản hồi từ hơn 190 thiên thạch gần Trái đất và phát hiện ra rằng không có 2 thiên thạch giống nhau bao giờ.

19 thiên thạch - 1 đêm - 1 kính thiên văn

Kính thiên văn Pan-STARRS PS1 tại Haleakala Maui đã phát hiện ra 19 thiên thạch gần Trái đất vào đêm 29/1/2011. Đây là trường hợp có nhiều thiên thạch được tìm thấy trong 1 đêm bằng 1 chiếc kính viễn vọng.

"Con số này cho thấy PS1 là kính viễn vọng uy lực nhất cho việc nghiên cứu", Nick Kaiser, người chỉ đạo dự án Pan-STARRS nói.

Các thiên thạch được phát hiện khi chúng xuất hiện và chuyển động ngược chiều so với nền trời sao. Để xác nhận được những phát hiện đó, các nhà khoa học phải quan sát lại thêm vài lần nữa một cách cẩn thận trong vòng 12-72 giờ để xem xét quỹ đạo quay của các thiên thạch. Nếu không, chúng chắc chắn sẽ biến mất.

Sau khi phát hiện ra thiên thạch, các nhà khoa học đã gửi thông tin này về Trung tâm Nghiên cứu Tiểu Hành tinh ở Cambridge (Mỹ) - nơi thu thập và phổ biến dữ liệu về thiên thạch và Sao Hoả để các nhà thiên văn học có thể quan sát các vật thể đó.

Chung sức lùng thiên thạch

Cách tốt nhất để tìm ra những thiên thạch có nguy cơ va chạm với Trái đất là gì? Càng có nhiều người quan sát bầu trời càng tốt.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu thiên thạch từ hình ảnh của kính thiên văn.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu thiên thạch từ hình ảnh của kính thiên văn.

Đó là yếu tố thúc đẩy dẫn tới mối quan hệ hợp tác mới của Trung tâm Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Dự án Kính thiên văn Faulkes (FTP).

Đặt trụ sở tại ĐH Glamorgan (Anh), Dự án Kính thiên văn Faulkes có cả chương trình đào tạo lẫn chương trình nghiên cứu. FTP hiện có 2 kính thiên văn ở Haleakala (Hawaii) và Siding Spring (Úc).

Tổ chức này hỗ trợ hàng trăm trường học trên khắp châu Âu và cho phép học sinh trong trường được phép truy cập miễn phí vào chương trình quan sát trực tuyến.

Chương trình này khuyến khích các nhà thiên văn nghiệp dư cũng như các sinh viên tham gia truy lùng thiên thạch.

Chương trình Nhận thức Hoàn cảnh Vũ trụ (SSA) của ESA là một phần nỗ lực quốc tế trong công cuộc tìm kiếm những hiểm hoạ không gian - không chỉ thiên thạch mà còn cả rác thải vũ trụ trong quỹ đạo của Trái đất.

Tuy nhiên, thiên thạch là một vấn đề lớn. Thông thường, thiên thạch rất khó bị phát hiện bởi chúng quá sẫm màu. Chúng có thể tiến tới rất gần trước khi ai đó kịp nhìn thấy. Và thiên thạch cũng chỉ lộ diện 1 lần rồi biến mất trước khi người ta có thể xác nhận được khám phá đó.

Đây chính là lí do làm ESA hướng tới các trường học và các nhà thiên văn nghiệp dư để tìm sự giúp đỡ như một phần đóng góp của châu Âu cho cuộc săn lùng thiên thạch toàn cầu.

"Cộng đồng thiên văn đóng góp càng nhiều lòng nhiệt thành và khả năng chuyên môn cũng như thời gian, lòng kiên nhẫn để xác nhận những quan sát mới thì càng giúp ích được nhiều", Detlef Koschny từ phòng tổ chức của chương trình SSA nói, "Đáp lại, chúng tôi sẽ chia sẻ thời gian quan sát tại Trạm Quan sát của ESA tại Tenerife và cung cấp những lời khuyên. Chúng tôi sẽ hỗ trợ họ bằng tất cả những gì có thể".

Phương Thanh (theo NASA, Universetoday)
[links()]

Những nhà khoa học nữ nóng bỏng nhất thế giới

Những nhà khoa học nữ nóng bỏng nhất thế giới

- Những người phụ nữ này vừa sở hữu tài năng khiến đàn ông phải ngưỡng mộ, vừa sở hữu nhan sắc khiến họ phải xiêu lòng.

1.    Amy Mainzer:

Những hiện tượng thiên văn đẹp từ nay tới cuối năm

(Kiến Thức) - Từ nay tới cuối năm có 2 trận mưa sao băng được coi là hiện tượng thiên văn đáng chú ý. 

Những hiện tượng thiên văn đẹp từ nay tới cuối năm
Hỏi: Trong tháng 10 vừa qua có nhiều hiện tượng thiên văn đáng chú ý. Vậy trong 2 tháng cuối năm (tháng 11 và 12) liệu có hiện tượng thiên văn nào đáng chú ý không? - Nguyễn Văn Minh (Hà Nội).
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới