Doanh thu tài chính trong kỳ giảm 35% xuống còn 81 tỷ đồng; ngược lại chi phí tài chính tăng gấp 32 lần lên 406 tỷ đồng.
Theo thuyết minh, trong quý 4/2022, chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận âm hơn 265 tỷ do hoàn nhập dự phòng 311 tỷ đồng so với cùng kỳ hoàn nhập 132 tỷ đồng.
Sau cùng, HAGL báo lợi nhuận sau thuế tăng 196% lên mức 288 tỷ đồng.
Luỹ kế năm 2022, doanh thu đạt 5.081 tỷ đồng, tăng 142%. HAGL hoàn nhập tới 1.561 tỷ đồng kéo theo chi phí quản lý doanh nghiệp âm 1.402 tỷ đồng.
Kết quả HAGL mang về gần 1.181 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 9,2 lần năm 2021, tương ứng vượt 5% kế hoạch năm 2022. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2011, HAG có lãi trên nghìn tỷ đồng.
HAGL lãi lớn năm 2022. |
Tổng tài sản cuối năm 2022 tăng 8,2% so với đầu năm lên 19.951 tỷ đồng. Khoản đầu tư vốn vào CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai giảm 41% xuống còn 1.041 tỷ đồng.
Tổng nợ ghi nhận mức 14.710 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu kỳ. Trong đó, vay ngắn hạn của HAG 3.460 tỷ đồng, tăng 37%; vay dài hạn 4.818 tỷ đồng, giảm 16%.
Trong năm 2022, HAG có thêm khoản vay nợ dài hạn 95 tỷ đồng từ công ty TNHH Thương mại Dịch vụ M.I.S.C Bình Dương và 83 tỷ đồng từ cá nhân bà Bạch Nguyễn Phượng Uyên.
Nợ trái phiếu giảm 11% về 5.742 tỷ đồng, tương ứng chiếm 39% tổng nợ. Đến ngày 31/12/2022, HAG có 3 khoản vay trái phiếu, bao gồm lô trái phiếu 5.271 tỷ đồng từ BIDV và CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành 30/12/2016 và đáo hạn ngày 30/12/2026.
Lô trái phiếu 200 tỷ đồng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong phát hành ngày 28/10/2020 và đáo hạn 28/10/2024; lô trái phiếu 300 tỷ đồng của công ty TNHH Chứng khoán ACB phát hành ngày 25/4/2012 và đáo hạn ngày 18/6/2023.