Dữ liệu vệ tinh tiết lộ 2 'hỏa ngục' ngay trên bề mặt Trái Đất

Một phân tích về dữ liệu vệ tinh chỉ ra 2 nơi khủng khiếp trên Trái Đất, với nhiệt độ bề mặt vượt quá 80 độ C.

Theo bài tóm tắt nghiên cứu trên tạp chí khoa học Science, tuy Thung lũng chết ở Mỹ giữ kỷ lục về nơi có nhiệt độ không khí cao nhất trên Trái Đất (56,7 độ C) nhưng khi xét đến nhiệt độ bề mặt, có 2 nơi còn đáng sợ hơn.
Một nghiên cứu mới đã sử dụng dữ liệu của một cặp vệ tinh quan sát Trái Đất được trang bị máy quang phổ hình ảnh độ phân giải trung bình (MODIS) của NASA để tìm ra 2 "tử địa".
MODIS là thiết bị đo mọi thứ từ mức ozone đến sự phong phú của thực vật phù du, thông qua việc quét toàn bộ bề mặt hành tinh từ ngày này sang ngày khác.
Ở những khu vực không có mây, MODIS đo tín hiệu hồng ngoại do bề mặt phát ra, về cơ bản chính là nhiệt độ mà chúng ta cảm nhận được từ đất, bụi bẩn hoặc băng khi chạm vào.
Du lieu ve tinh tiet lo 2 'hoa nguc' ngay tren be mat Trai Dat
Sa mạc Lut ở Iran - Ảnh: IRAN ON ADVENTURE
Tại một số khu vực thuộc các sa mạc này, nhiệt độ gần đây đã chạm đến con số không tưởng là 80,8 độ C, tức tương đương loại nước từ các máy nóng lạnh, chưa tới mức sôi nhưng đủ nóng bỏng để bạn đổ vào mì gói hay pha cà phê.
Nhiệt độ bề mặt có xu hướng nóng hơn không khí ở trên, đặc biệt là vào những ngày nắng khi bề mặt được làm nóng bởi cả không khí và bức xạ Mặt Trời - nhà sinh thái học David Mildrexler của tổ chức bảo tồn Eastern Oregon Legacy Lands giải thích.
Trước đó, nhóm nghiên cứu này cũng từng có các phân tích chỉ ra nhiệt độ mùa hè thường xuyên tăng vọt lên trên mức 60 độ C ở một số vùng khô cằn của hành tinh.
Trong cuộc khảo sát năm 2011, nhiệt độ bề mặt cao nhất đo được ở sa mạc Lut là 70,7 độ C, tương đương mức nhiệt đo được ở sa mạc Sonoran mùa hè năm sau đó.
Phân tích mới với mức nhiệt lên tới 80,8 độ C ghi nhận ở 2 địa điểm dù mới chỉ qua hơn một thập kỷ vẫn là con số hoàn toàn gây sốc.
Nhiệt độ cao hơn là tin xấu đối với các sinh vật sa mạc khi chúng bị đẩy đến bờ vực về khả năng thích nghi với nhiệt độ. Chắc chắn, việc bề mặt tăng trên 10 độ chỉ sau hơn 1 thập kỷ là tin rất xấu cho hệ sinh thái. Các nhà khoa học gọi đó là "dấu chân của sự nóng liên tục trên một khu vực rộng lớn".
Phân tích mới cũng chỉ ra khu vực Qaidam của Trung Quốc, một vùng trũng hình lưỡi liềm bị bao quanh bởi những ngọn núi trên Cao nguyên Tây Tạng, là nơi nhiệt độ có biên độ dao động lớn nhất trong ngày.
Tại đó, nhiệt độ có thể dao động trong phạm vi tới 81,8 độ C. Chẳng hạn trong ngày 29-7-2006, nhiệt độ từ -23,7 độ C tăng vọt lên 58,1 độ C. Nhiều ngày trước và sau đó, nhiệt độ cũng có biên độ dao động lớn.

William Herschel - Người đề xuất sự tồn tại của ánh sáng vô hình

Khi tiến hành các thí nghiệm liên quan đến bức xạ nhiệt, nhà khoa học William Herschel đã phát hiện ra ánh sáng hồng ngoại, một loại ánh sáng không nhìn thấy được ở ngoài phạm vi của ánh sáng đỏ.

William Herschel - Nguoi de xuat su ton tai cua anh sang vo hinh
William Herschel (1738-1822) và thí nghiệm về bức xạ nhiệt của ánh sáng. Ảnh: APS Physics 
Nếu một thứ gì đó được truyền đi giống như ánh sáng, khúc xạ và tán sắc giống như ánh sáng thì nó có phải là ánh sáng hay không? William Herschel, một nhà thiên văn học và người xây dựng kính viễn vọng nổi tiếng, trong lúc đang tối ưu hóa các bộ lọc để quan sát Mặt trời thì ông bị phân tâm bởi chuỗi suy nghĩ này. Không lâu sau đó, ông đã tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm để giải đáp thắc mắc của mình. Ông trở thành người đầu tiên phát hiện ra bức xạ hồng ngoại và đề xuất sự tồn tại của ánh sáng ngoài phạm vi nhìn thấy được.

Sức mạnh đáng sợ của các cơn bão mặt trời tàn phá tầng ôzôn

Cực quang vào đầu tháng 5 vừa qua đã chứng minh sức mạnh mà các cơn bão mặt trời có thể phát ra dưới dạng bức xạ, nhưng chúng còn có sức tàn phá lớn hơn nhiều.

Hồ sơ cho thấy cứ khoảng một nghìn năm, Trái đất lại bị tấn công bởi một sự kiện hạt năng lượng mặt trời cực mạnh, có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tầng ôzôn và làm tăng mức độ bức xạ cực tím (UV) ở bề mặt. Vào những thời điểm từ trường của Trái đất yếu, những sự kiện này có thể có tác động mạnh mẽ đến sự sống trên khắp hành tinh.

Suc manh dang so cua cac con bao mat troi tan pha tang ozon

Từ trường của Trái Đất (màu xanh) đóng vai trò như một lá chắn chống lại gió Mặt Trời gồm các hạt từ Mặt Trời (màu cam).(Ảnh: Koya 979)

Những kỳ quan thiên nhiên 'hút khách' nhất hành tinh, Việt Nam góp mặt

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho con người với những kỳ quan đẹp đến kinh ngạc. Trên khắp thế giới, có những địa điểm không chỉ cuốn hút bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Nhung ky quan thien nhien 'hut khach' nhat hanh tinh, Viet Nam gop mat
1. Grand Canyon, Mỹ: Grand Canyon, nằm ở bang Arizona, là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng nhất thế giới. Với độ sâu hơn 1.800 mét và dài gần 450 km, hẻm núi này thu hút khoảng 6 triệu du khách mỗi năm. Du khách đến đây để chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ, tham gia các hoạt động như đi bộ, chèo thuyền và chụp ảnh. (Ảnh: Shaka Guide) 

Đọc nhiều nhất

Tin mới