Dự án Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy sẽ có mức đầu tư 8.500 tỷ đồng?

Mới đây, Sở GTVT đề xuất thành phố Hà Nội ưu tiên cho nghiên cứu triển đầu tư với 3 dự án đường giao thông quan trọng, trong đó có dự án đầu tư dự án Vành đai 2 trên cao và dưới thấp, đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy.

Cụ thể, Sở GTVT Hà Nội cho biết, trên cơ sở rà soát tình hình triển khai đầu tư các dự án giao thông thuộc mạng lưới hạ tầng giao thông khung cũng như dự báo tình trạng giao thông tại một số nút giao quan trọng gắn với các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai, Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất thành phố bổ sung danh mục một số dự án vào danh mục kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để triển khai ngay công tác chuẩn bị đầu tư.
Theo đó, với nhóm dự án đường vành đai, Sở GTVT đề xuất ưu tiên cho nghiên cứu triển khai ngay công tác chuẩn bị đầu tư đối với 3 dự án gồm:
Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng tuyến đường vành đai 2 trên cao và dưới thấp (đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy) với quy mô mặt cắt rộng 53,5m, dài 3,44km, tổng mức đầu tư dự kiến 8.500 tỉ đồng.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 3 phía Bắc với chiều dài khoảng 14km, tổng mức đầu tư dự kiến 12.046 tỉ đồng nhằm khép kín đoạn còn lại của tuyến đường vành đai 3 phía Bắc.
Dự án đầu tư xây dựng đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đoạn từ Phạm Văn Đồng đến phố Trần Vỹ (bao gồm cả hầm chui qua đường Phạm Văn Đồng với quy mô hầm 4 làn xe), tổng mức đầu tư khoảng 850 tỉ đồng.
Tổng mức đầu tư 3 dự án trên là hơn 21.300 tỉ đồng.
Du an Vanh dai 2 doan Nga Tu So - Cau Giay se co muc dau tu 8.500 ty dong?
 Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng tuyến đường vành đai 2 trên cao và dưới thấp (đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy) có thể xử lý tình trạng ách tắc thường xuyên tại khu vực này?
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, dự án mở rộng tuyến đường vành đai 2 trên cao và dưới thấp (đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy) được triển khai nhằm giảm áp lực giao thông cho nút giao Ngã Tư Sở, cũng như phát huy hiệu quả tuyến đường vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở.
Vành đai 2 là tuyến giao thông nội đô khép kín của Hà Nội dài 43,6 km, chạy qua các điểm sau: Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - cầu chui Gia Lâm - khu công nghiệp Hanel - Vĩnh Tuy.
Liên quan đến tuyến đường này, tháng 1/2023 TP Hà Nội thông xe dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy hoạch.
Đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở có chiều dài hơn 5km, quy mô mặt cắt ngang 19m. Dự án được khởi công vào ngày 22/4/2018. Tổng mức đầu tư đoạn dưới thấp và trên cao xấp xỉ 10.000 tỷ đồng theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao).
Từ khi tuyến đường Vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở thông xe, tình trạng ùn tắc giao thông toàn tuyến cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tại khu vực nút giao Ngã Tư Sở với đường Láng thường xuyên ùn tắc dù ngành giao thông đã thí điểm nhiều phương án phân luồng trong năm 2023.
Toàn bộ tuyến Vành đai 2 Hà Nội theo quy hoạch có chiều dài hơn 43km, quy mô mặt cắt 50-72,5m; là tuyến giao thông nội đô chạy qua Vĩnh Tuy - Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Láng - Cầu Giấy - Võ Chí Công - Trường Sa - Nguyễn Văn Linh - Vĩnh Tuy, tạo thành vành đai khép kín.
Hiện đường vành đai 2 chỉ còn đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đi trùng với đường Láng hiện nay) dài 4km chưa được mở rộng và xây dựng đường trên cao. Năm 2022, Sở Giao thông vận tải cũng đã đề xuất thành phố nghiên cứu phương án đầu tư hoàn thiện đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (tuyến vành đai 2), trong đó có phương án đường trên cao.
Hà Nội quy hoạch 7 tuyến vành đai với tổng chiều dài 285km, trong đó 5 tuyến vành đai chính (1, 2, 3, 4, 5) và 2 tuyến vành đai hỗ trợ (2,5 và 3,5). Tuy nhiên hiện nay chưa vành đai nào hoàn chỉnh. Vành đai 5 chưa triển khai; vành đai 4 đang làm và dự kiến hoàn thành năm 2027; vành đai 3,5 chưa hoàn thiện toàn tuyến do khó khăn giải phóng mặt bằng; vành đai 3 còn phía Bắc chưa thông đường; vành đai 2,5 mới làm một số đoạn; vành đai 2 chưa triển khai đường trên cao đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy; vành đai 1 vẫn chưa giải phóng được mặt bằng đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.

Chợ Ngã Tư Sở vắng vẻ khi được nhận định có thể là nguồn lây nhiễm

CDC Hà Nội nhận định nguồn lây của ổ dịch phức tạp nhất hiện nay tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) có thể xuất phát từ tiểu thương khu vực chợ Ngã Tư Sở.

Chợ Ngã Tư Sở vắng vẻ khi được nhận định có thể là nguồn lây nhiễm

Cho Nga Tu So vang ve khi duoc nhan dinh co the la nguon lay nhiem

Sáng 27/8, chợ Ngã Tư Sở khá vắng vẻ. Nhiều người dân chuyển sang khu vực khác để mua thực phẩm để đảm bảo an toàn.

Cho Nga Tu So vang ve khi duoc nhan dinh co the la nguon lay nhiem-Hinh-2

Bước đầu, CDC Hà Nội nhận định có thể nguồn lây của ổ dịch ở Thanh Xuân Trung là từ chợ khu vực Ngã Tư Sở. Ông Đặng Việt Bằng (51 tuổi), Phó trưởng Ban quản lý chợ Ngã Tư Sở, cho biết đơn vị đã đưa ra quản lý rất chặt chẽ tiểu thương. Tiểu thương chỉ được phép vào chợ từ 4h30 sáng để chuẩn bị và 6h bắt đầu mở cửa đón khách.

Không thể ngờ Hà Nội lại có mê cung thế này dưới lòng đất

Hầm bộ hành Ngã Tư Sở được ví như "mê cung" dưới lòng đất Hà Nội, bởi có quá nhiều ngã rẽ, lối đi nếu không để ý sẽ bị lạc đường.

Không thể ngờ Hà Nội lại có mê cung thế này dưới lòng đất
Khong the ngo Ha Noi lai co me cung the nay duoi long dat
 Tại khu vực Ngã Tư Sở, nút giao giữa 4 con đường là đường Láng, Trường Chinh, Tây Sơn và Nguyễn Trãi do thường xuyên có nhiều xe qua lại nên đã được thiết kế thêm hầm dành cho người đi bộ.
Khong the ngo Ha Noi lai co me cung the nay duoi long dat-Hinh-2

Theo chia sẻ kinh nghiệm của một số người đã từng đi xuống hầm bộ hành Ngã Tư Sở thì đây là một trong những hầm đi bộ "lắt léo" nhất ở Hà Nội.

Cảnh báo ùn tắc nặng ở Ngã Tư Sở khi vành đai 2 trên cao hoàn thành

Tình trạng ùn tắc tại nút giao Ngã Tư Sở được dự báo trở nên nghiêm trọng hơn sau khi đường vành đai 2 trên cao và cầu Vĩnh Tuy được hoàn thành.

Cảnh báo ùn tắc nặng ở Ngã Tư Sở khi vành đai 2 trên cao hoàn thành

Canh bao un tac nang o Nga Tu So khi vanh dai 2 tren cao hoan thanh

Nút giao Ngã Tư Sở nhiều năm qua gây nhức nhối với người tham gia giao thông ở Hà Nội. Kể từ khi dự án đường vành đai 2 Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở thông xe một phần, cảnh ùn tắc vào giờ cao điểm ở đây không thuyên giảm, trái lại còn diễn ra nghiêm trọng hơn.

Canh bao un tac nang o Nga Tu So khi vanh dai 2 tren cao hoan thanh-Hinh-2

Đây là nút giao của các con đường có mật độ phương tiện lớn như đường Láng, Tây Sơn, Nguyễn Trãi và Trường Chinh.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.