Dự án đường sắt tốc độ cao: Đối tác ngoại quan tâm

Dự kiến, trong năm nay, Bộ GTVT tiếp tục trình Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao, làm cơ sở để báo cáo Quốc hội xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư...

Dự án đường sắt tốc độ cao: Đối tác ngoại quan tâm

Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng Bộ GTVT hoàn thiện Đề án Chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định (theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023).

Theo kết luận trên, trước mắt, Bộ GTVT phải hoàn thành Đề án chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này để trình Bộ Chính trị xem xét trong năm nay. Đây là cơ sở để triển khai các bước tiếp theo như trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, lập báo cáo khả thi, xác định nguồn vốn, tiến độ...

Theo tờ trình của Bộ GTVT, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài hơn 1.500 km, nối Hà Nội - TPHCM, đi qua 20 tỉnh thành. Dự án được thiết kế tốc độ chạy tàu 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h, chỉ khai thác tàu khách, tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD. Giai đoạn 1 (2020-2032), đầu tư tuyến Hà Nội - Vinh và TPHCM - Nha Trang, tổng vốn 24,7 tỷ USD; giai đoạn 2 (2032-2050), đầu tư kết nối đoạn Vinh - Nha Trang, tổng vốn 34 tỷ USD. Trong đó, ngân sách chiếm 80% tổng vốn, còn lại kêu gọi xã hội hóa. Dự án dự kiến lỗ trong khoảng 10-12 năm đầu khai thác.

Du an duong sat toc do cao: Doi tac ngoai quan tam

Tây Ban Nha bày tỏ mong muốn hợp tác đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Hệ thống tàu điện tại Tây Ban Nha. Ảnh: Cty RENFE

Bộ GTVT chọn phương án trên sau khi đã phân tích 3 kịch bản, gồm: Nâng cấp đường sắt hiện hữu, nhưng vẫn duy trì đường đơn; Nâng cấp đường sắt hiện hữu thành đường đôi, khổ ra 1.435mm, khai thác kết hợp tàu khách và hàng; Đầu tư đường sắt mới chạy tàu khách và nâng cấp đường hiện hữu phục vụ tàu hàng.

Trước đó, trả lời báo chí về ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, giai đoạn từ nay tới năm 2025 sẽ ưu tiên vốn cho hoàn thiện đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Giai đoạn sau đó sẽ ưu tiên cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, phấn đấu tới năm 2028-2029 khởi công gói thầu đầu tiên của đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TPHCM.

Trong 3 kịch bản kể trên, Bộ GTVT đánh giá, kịch bản thứ nhất chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt; kịch bản thứ 2 khó khai thác tàu tốc độ cao do kết hợp giữa tàu khách và hàng, trong khi chi phí giải phóng mặt bằng lớn vì qua nhiều đô thị đông dân cư. Do đó, Bộ GTVT nghiêng về kịch bản đầu tư đường sắt hoàn toàn mới chỉ chạy tàu khách và cải tạo đường hiện hữu cho tàu hàng (kịch bản 3); nhằm đáp ứng nhu cầu tương lai, phù hợp xu hướng phát triển của thế giới (tách tàu khách và tàu hàng).

Nhiều đối tác nước ngoài muốn hợp tác

Dù dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang ở giai đoạn xem xét chủ trương, nhưng một số đối tác nước ngoài đã bày tỏ muốn được hợp tác đầu tư, khai thác dự án này với Việt Nam, như Tây Ban Nha, Nhật Bản, Pháp, Ngân hàng Thế giới (WB)… Chỉ từ tháng 12/2022 tới nay, lần lượt đại diện ngoại giao các nước, tổ chức trên đã làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT và bày tỏ sự quan tâm tới dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Trong đó, Tây Ban Nha hiện có hệ thống đường sắt tốc độ cao dài thứ 2 thế giới (chỉ sau Trung Quốc); Nhật Bản có hệ thống đường sắt cao tốc với công nghệ hàng đầu thế giới, đã hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu dự án suốt thời gian qua; Pháp đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu cũng do Pháp xây dựng cách đây hơn 100 năm. Trong khi đó, đại diện WB cam kết phối hợp với Bộ GTVT cùng tìm kiếm đối tác quan tâm để trao đổi chi tiết hơn về dự án này.

Làm việc với các đối tác nước ngoài, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, phía Việt Nam luôn hoan nghênh, khuyến khích các nước hỗ trợ, chia sẻ với Việt Nam về kinh nghiệm đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Tại một trong các buổi làm việc trên, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được xác định là ưu tiên đầu tư theo quy hoạch, với tổng kinh phí khoảng 60 tỷ USD. Theo ông Huy, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Bộ GTVT trình Thủ tướng năm 2019, Hội đồng Thẩm định Nhà nước đang thẩm định. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện báo cáo để trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư. Sau đó, Bộ GTVT sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền phương án hợp tác với các quốc gia về thiết kế, công nghệ, thi công, quản lý khai thác...

60 tỷ USD ở đâu?

Sau khi thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Bộ GTVT, đơn vị tư vấn thẩm tra độc lập đề xuất đầu tư theo phương án 2. Phương án này đảm bảo khai thác tối đa hạ tầng đầu tư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, tư vấn đề xuất điều chỉnh tốc độ chạy tàu khách lên 225km/h, hướng tuyến tránh các khu dân cư…, tổng mức đầu tư khoảng 61,6 tỷ USD.

Mục tiêu đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để khai thác riêng tàu khách, hay kết hợp giữa tàu khách và tàu hàng tới nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Trong khi Bộ GTVT đề xuất tuyến đường sắt mới theo định hướng đi thẳng lên hiện đại, cải tạo tuyến đường sắt cũ để chuyên chở hàng, Bộ KH&ĐT lại định hướng cân nhắc phù hợp với bối cảnh kinh tế - đất nước, tận dụng hạ tầng để khai thác kết hợp tàu khách và hàng.

GS.TS Bùi Xuân Phong, Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam, cho rằng, đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần nguồn vốn rất lớn, đòi hỏi nghiên cứu, tính toán kỹ kịch bản đầu tư là cần thiết. Tuy nhiên, dự án này cần thời gian xây dựng hàng chục năm, nên trước mắt cần thông qua chủ trương đầu tư, để làm cơ sở nghiên cứu khả thi, đưa ra bức tranh cụ thể hơn.

Về vốn đầu tư, ông Phong cho rằng, nếu nhìn vào tổng vốn đầu tư lên tới 60 tỷ USD có thể thấy lớn. Tuy nhiên, trong tổng vốn đó phần chi cho hạ tầng, thiết bị chỉ 46 tỷ USD, còn lại chi phí khác. Nếu thời gian thực hiện 25 năm, mỗi năm vốn bố trí cho dự án chưa tới 2 tỷ USD, nền kinh tế nước ta có thể trang trải được.

Ấn tượng những cung đường sắt có cảnh đẹp mê mẩn

Đây là những cung đường sắt có cảnh đẹp ấn tượng khiến du khách tận hưởng cảm giác thư thái khi ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ hai bên đường tàu.

Ấn tượng những cung đường sắt có cảnh đẹp mê mẩn
An tuong nhung cung duong sat co canh dep me man

Cung đường sắt vượt núi Rocky (Canada): Du khách sẽ được trải nghiệm toàn bộ khung cảnh lộng lẫy của những ngọn núi vùng Alberta để khám phá vẻ đẹp vùng viễn tây Canada.

An tuong nhung cung duong sat co canh dep me man-Hinh-2
Tuyến đường sắt Semmering, Áo: Đây là tuyến đường sắt trên núi đầu tiên của thế giới, đặc biệt là do đi qua địa thế rất khó khăn có độ cao rất chênh lệch.
An tuong nhung cung duong sat co canh dep me man-Hinh-3
Tuyến đường sắt Darjeeling Himalayan (Ấn Độ): Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1881, đoàn tàu hỏa chạy bằng hơi nước này đã đưa hàng triệu khách vượt qua những đồi núi hiểm trở ở vùng Himalaya.
An tuong nhung cung duong sat co canh dep me man-Hinh-4
Cung đường Great Rail Journeys (Anh): Đây là một trong những cung đường sắt nổi tiếng nhất thế giới. Con tàu Great Rail Journeys khởi hành từ thành phố London, đưa bạn qua nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc… 
An tuong nhung cung duong sat co canh dep me man-Hinh-5
Tàu tốc hành Eastern & Oriental, Đông Nam Á: Dự kiến trở lại hoạt động vào năm 2023, Eastern & Oriental Express là chuyến tàu Belmond đưa hành khách qua trung tâm Đông Nam Á. Tàu đi từ Singapore đến Bangkok mà không phải chuyển tuyến tại biên giới Malaysia.
An tuong nhung cung duong sat co canh dep me man-Hinh-6
Tuyến đường sắt The Jacobite (Scotland): Đoàn tàu du lịch chạy dọc theo các hồ dài theo đáy thung lũng có cảnh quan tuyệt đẹp ở Scotland trước khi đi qua cây cầu cạn Glenfinnan hùng vĩ, nơi thường được các nhà làm phim chọn làm bối cảnh…
An tuong nhung cung duong sat co canh dep me man-Hinh-7
 Tuyến đường sắt xuyên Siberia qua Nga: Tuyến đường sắt này có chiều dài khoảng 10.000 km, nối liền khu vực Châu Âu với khu vực Viễn Đông của nước Nga. Tuyến đường sắt dài nhất thế giới này bắt đầu hoạt động cách đây đúng 110 năm với tên gọi Con đường Siberia vĩ đại.
An tuong nhung cung duong sat co canh dep me man-Hinh-8
Tuyến đường sắt Gyeong Hwa, Hàn Quốc: Trên tuyến đường có tàu hỏa đi qua cũng được bao phủ bởi những hàng cây anh đào xinh đẹp. Khi hoa nở vào mùa xuân, nó sẽ tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và lãng mạn.
An tuong nhung cung duong sat co canh dep me man-Hinh-9
Chuyến tàu Hiram Bingham, Machu Picchu, Peru: Chuyến tàu này đưa hành khách lên toa tàu của những năm 1920 qua Thung lũng thiêng của Peru, đến và đi từ thành cổ Machu Picchu.
An tuong nhung cung duong sat co canh dep me man-Hinh-10
Tàu tốc hành phương Đông Venice Simplon ở Italy: Tàu tốc hành phương Đông Venice Simplon đưa du khách đi khắp châu Âu, dừng lại ở các thành phố giàu lịch sử như Paris, Venice, Prague, Vienna và Budapest. Ảnh: IT.   

Sẽ tạm thời đóng cửa phố cà phê đường tàu

Quận Hoàn Kiếm sẽ tạm thời đóng cửa phố cà phê đường tàu, muộn nhất trong 3 ngày tới.

Sẽ tạm thời đóng cửa phố cà phê đường tàu
Trao đổi với PV Dân trí chiều 14/9, ông Nguyễn Anh Quân, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết mô hình kinh doanh cà phê đường tàu xuất hiện từ khoảng năm 2017-2018, trở thành điểm "check-in" nổi tiếng của du khách trong và ngoài nước.

Hơn 350 tỷ phục vụ kiện tụng dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Có 9/10 hợp đồng thi công Dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội phải gia hạn do chậm tiến độ làm phát sinh thêm chi phí, trong đó riêng chi phí phục vụ kiện tụng từ phía các nhà thầu hơn 350 tỷ đồng.

Hơn 350 tỷ phục vụ kiện tụng dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có dự thảo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình thực hiện Dự án đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội đoạn Nhổn – ga Hà Nội. Đây là một trong những điển hình về dự án "chậm tiến độ, đội vốn" và nay tiếp tục xin tăng vốn, lùi tiến độ hoàn thành.
"Lụt" tiến độ...
Dự án có 10 gói thầu chính (gồm 5 gói thầu xây lắp, 4 gói thầu thiết bị và 1 gói tư vấn thực hiện dự án). Tiến độ chung dự án đạt hơn 75%, trong đó đoạn trên cao đạt gần 97%, luỹ kế giải ngân tới hết tháng 8 vừa qua đạt hơn 17.000 tỷ đồng.
Đến nay, chỉ gói thầu thi công đoạn trên cao và gói thầu kỹ thuật hạ tầng đề-pô (ku kỹ thuật) hoàn thành, đang hoàn thiện hồ sơ hoàn công.
Các gói thầu còn lại đều chậm tiến độ, cụ thể: Gói thầu thi công các công trình khu đê-pô đạt hơn 79%; các ga trên cao xong 99%; thi công hầm và các ga ngầm đạt 33%; hệ thống đường sắt 1 đạt 88% (đoạn trên cao đạt 97%); hệ thống đường sắt 2 đạt 45% (đoạn trên cao đạt 96%); hệ thống ray đạt 73% (đoạn trên cao đạt 99%); hệ thống vé đạt 62% (đoạn trên cao đạt 81%).
Hon 350 ty phuc vu kien tung du an duong sat Nhon - ga Ha Noi

Do chậm tiến độ, đặc biệt liên quan tới mặt bằng, có 9/10 hợp đồng thi công đường sắt Nhổn - ga Hà Nội phải đàm phán giá hạn làm tăng chi phí thêm hơn 6.000 tỷ đồng so với hợp đồng. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.