Dự án “đất vàng” TCT Việt Lào bỏ hoang hơn thập kỷ: Có thể thu hồi

Hơn 4000m2 “đất vàng” dự án khu dịch vụ thương mại, nhà ở, chung cư cao tầng... do Tổng Công ty Việt Lào làm chủ đầu tư bị bỏ hoang hơn thập kỷ qua, có thể xem xét thu hồi.

Báo Tri thức và Cuộc sống đã phản ánh, dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê, nhà ở và chung cư cao tầng do Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế Việt Lào làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Nghệ An cấp hơn 4.000 m2 bên Đại lộ Lê Nin (phường Hưng Dũng, TP Vinh) năm 2009, nhưng đến nay, hơn một thập kỷ trôi qua vẫn “án binh, bất động”.
Trước thực trạng “đất vàng” bị bỏ hoang trong thời gian dài, dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế Việt Lào và cho rằng, UBND tỉnh Nghệ An cần thu hồi “đất vàng” này để tránh lãng phí.
Du an “dat vang” TCT Viet Lao bo hoang hon thap ky: Co the thu hoi

Toàn cảnh Dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê, nhà ở biệt thự nhìn từ trên cao. (Ảnh: Trần Quốc) 

Trao đổi với PV, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, UBND tỉnh Nghệ An có thể xem xét thu hồi dự án đối với Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế Việt Lào khi doanh nghiệp này được giao đất để triển khai dự án, nhưng hơn 10 năm qua không triển khai.
Theo quy định của Luật Đất đai, doanh nghiệp được giao đất để triển khai dự án mà không đưa vào sử dụng 24 tháng là có thể bị Nhà nước thu hồi, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi từ phía cơ quan chức năng.
Cụ thể, Điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013 các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm: “...Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng, chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.”.
Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai, đất được Nhà nước giao để triển khai dự án mà 12 tháng liên tục không sử dụng hoặc chậm tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ ngày bàn giao đất trên thực địa thì có thể bị thu hồi. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể được gia hạn sử dụng đất 24 tháng và phải nộp tiền sử dụng đất, nếu hết thời hạn này vẫn chưa đưa vào sử dụng thì có thể bị thu hồi đất.
Ngoài ra luật đầu tư cũng dẫn chiếu luật đất đai để thu hồi chứng nhận đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm về sử dụng đất, trong đó có hành vi chậm triển khai dự án. Cụ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư 2020.
Như vậy, có thể thấy rằng theo quy định của luật Đầu tư và luật Đất đai, dự án bất động sản phải triển khai trong thời hạn luật định, nếu hết thời hạn, doanh nghiệp có thể xin gia hạn, tuy nhiên phải nộp tiền sử dụng đất, nếu hết thời hạn gia hạn này vẫn không triển khai được thì dự án có thể bị thu hồi.
Luật Đất đai 2024 và Luật Kinh doanh bất động sản cũng có quy định tương tự, ngoài ra các văn bản pháp luật hiện nay còn quy định cụ thể hơn về các trường hợp thu hồi đất do chậm triển khai dự án.
Tuy nhiên, luật sư Cường cho rằng, đối với các trường hợp dự án bị chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi từ phía cơ quan chức năng thì không phải là căn cứ để thu hồi dự án. Ví dụ các dự án sáp nhập mở rộng địa giới hành chính mà có sự thay đổi về quy hoạch dẫn đến phải kiểm tra rà soát điều chỉnh quy hoạch khiến dự án bị chậm tiến độ, khi đó chủ đầu tư dự án không có lỗi. Hoặc có những trường hợp dự án chậm tiến độ do thay đổi chính sách, thủ tục hành chính gặp vướng mắc do có tranh chấp hoặc do nguyên nhân từ phía cơ quan chức năng mà không có lỗi của nhà đầu tư, cũng không có cơ sở để thu hồi dự án.
Trên thực tế, ở các thành phố lớn các dự án bất động sản chậm tiến độ khá nhiều, một số trường hợp cũng đã bị thu hồi, tuy nhiên thường là những dự án mà chủ đầu tư không có năng lực, cố tình không triển khai dự án trong thời hạn luật định. Còn đối với những dự án đã cơ bản xong cơ sở hạ tầng, việc chậm triển khai thay đổi chính sách pháp luật, là do chậm thực hiện thủ tục của phía cơ quan chức năng thì không phải là căn cứ để thu hồi. Bởi vậy, tùy từng dự án cụ thể, làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ để có những giải pháp phù hợp.
“Đất vàng” bỏ hoang hơn thập kỷ
Dự án khu dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê, nhà ở biệt thự tại phường Hưng Dũng (TP Vinh) do Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế Việt Lào làm chủ đầu tư. Vị trí dự án phía Tây giáp Đại lộ Lê Nin, phía Đông giáp đường quy hoạch khu dân cư, phía Nam giáp Khách sạn Toàn Thắng, phía Bắc giáp Đại lý hãng Ôtô Honda.
Ngày 25/12/2009, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 6938/QĐ-UBND về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế Việt Lào với tổng diện tích là 4054,0 m2. Mục đích sử dụng là đất cơ sở sản xuất kinh doanh. Thời hạn sử dụng đất đến ngày 16/12/2059.
Tại Quyết định số 1810/QĐ-UBND-CN của UBND tỉnh Nghệ An ban hành ngày 6/5/2010 phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, dự án gồm 2 khu A và B.
Khu A có diện tích 2.605,74 m2, bố trí công trình cao 22 tầng (không kể tầng hầm) với chức năng dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê và nhà ở chung cư cao tầng, diện tích xây dựng 1.122 m2.
Khu B có diện tích 1.448,26 m2, được bố trí 2 lô nhà ở biệt thự cao 4 tầng. Trong đó, lô B1 có diện tích 726,22 m2; lô B2 diện tích 722,04 m2. Mật độ xây dựng trong 2 lô đất này tối đa là 40%.
Quyết định 1810/QĐ.UBND-CN nêu rõ, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành thủ tục liên quan khác theo quy định để khởi công xây dựng dự án trong vòng 12 tháng và đầu tư xây dựng xong đưa dự án vào sử dụng trong thời gian 36 tháng kể từ ngày khởi công xây dựng công trình. Trường hợp không đảm bảo tiến độ trên, quy hoạch phê duyệt tại quyết định này sẽ bị hủy bỏ mà chủ đầu tư không được bồi thường.
Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế Việt Lào có địa chỉ tại số 150, đường Nguyễn Sỹ Sách, phường Hưng Dũng, TP Vinh, tỉnh Nghệ An, do ông Dương Trọng Thiết là người đại diện pháp luật. Theo thông báo mới nhất từ Cục Thuế tỉnh Nghệ An, Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế Việt Lào hiện nợ hơn 593 tỷ đồng tiền thuế.

>>> Mời độc giả xem thêm video Đất dự án biến thành bãi kinh doanh ô tô

  

Hà Nội: Cận cảnh hơn 5.000m2 “đất vàng” bỏ hoang ở Cầu Giấy

Khu "đất vàng" hơn 5.000m2 bỏ hoang hơn chục năm ở mặt đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội).

Hà Nội: Cận cảnh hơn 5.000m2 “đất vàng” bỏ hoang ở Cầu Giấy
Ha Noi: Can canh hon 5.000m2 “dat vang” bo hoang o Cau Giay
Cận cảnh hơn 5.000m2 'đất vàng' bỏ hoang ở Cầu Giấy, Hà Nội 

Hà Nội thông tin về dự án trên "đất vàng" Trung tâm triển lãm Giảng Võ

Trong báo cáo gửi HĐND thành phố trước Kỳ họp thứ 10, UBND thành phố thông tin chi tiết về dự án chung cư số 148 Giảng Võ (Ba Đình) - trước đây là khu đất thuộc Trung tâm triển lãm Giảng Võ.

Hà Nội thông tin về dự án trên "đất vàng" Trung tâm triển lãm Giảng Võ
UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND thành phố về kết quả thực hiện kết luận của chủ tọa tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn và những cam kết tại Kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố.
Văn bản của UBND thành phố nêu khá chi tiết thông tin liên quan đến Dự án chung cư tại địa chỉ 148 Giảng Võ (Ba Đình) - trước đây là Triển lãm Giảng Võ.
Theo thông tin của UBND thành phố, năm 2016, UBND thành phố đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết Tổ hợp trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở, tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 3560 ngày 29/6/2016. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc chính: Quy mô nghiên cứu quy hoạch khoảng 68.379,99 mét vuông; quy mô đất lập quy hoạch chi tiết khoảng 58.776,04 mét vuông; dân số khoảng 7.345 người; chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 4205 ngày 2/8/2016.
Ha Noi thong tin ve du an tren
 Bên trong khu đất 148 Giảng Võ. Ảnh: PV
Năm 2017, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 187 ngày 12/4/2017 và số 508 ngày 31/10/2017, trong đó có nội dung giao UBND thành phố phối hợp với Bộ Xây dựng hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại khu vực số 148 Giảng Võ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2018, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 292 ngày 14/8/2018, trong đó có nội dung: UBND thành phố Hà Nội chủ trì, căn cứ hướng dẫn và các ý kiến góp ý của Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan lập, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng dự án tại số 148 Giảng Võ, chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung quy hoạch, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn, các chỉ tiêu quy hoạch mật độ xây dựng, tầng cao, quy mô dân số, đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, không gian văn hóa, khả năng kết nối đồng bộ của dự án và khu vực xung quanh, không gây ùn tắc giao thông, phù hợp không gian, kiến trúc cảnh quan khu vực Ngọc Khánh, Giảng Võ, hồ Giảng Võ.
Năm 2019, UBND thành phố đã có Quyết định số 1441 ngày 27/3/2019 về việc thu hồi Quyết định chủ trương đầu tư dự án nêu trên với lý do: Theo ý kiến của Nhà đầu tư đề nghị thu hồi Quyết định chủ trương đầu tư trong thời gian thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (về quy hoạch chi tiết xây dựng tại số 148 phố Giảng Võ), UBND thành phố đang làm thủ tục điều chỉnh Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/.500.
Năm 2022, UBND thành phố đã có thông báo số 308 ngày 6/7/2022 chỉ đạo về quy hoạch kiến trúc của dự án. Sau đó, Sở QH&KT đã có Công văn số 3305 ngày 29/7/2022 hướng dẫn Cty CP Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam triển khai thực hiện, việc nghiên cứu điều chỉnh đảm bảo tuân thủ theo chỉ đạo của UBND thành phố, quy hoạch khu vực và các quy định pháp luật hiện hành.
Sở QH&KT cũng đã có công văn số 3985 ngày 13/9/2022 hướng dẫn Cty hoàn chỉnh hồ sơ theo quy trình, quy định, phù hợp với định hướng Quy hoạch phân khu đô thị H1-2 đã được UBND thành phố phê duyệt và chỉ đạo của UBND thành phố tại thông báo số 308. Nhà đầu tư đề nghị cho phép điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H1-2 tại khu đất số 148 Giảng Võ, Sở QH&KT đã có văn bản số 4616 ngày 21/10/2022 báo cáo UBND thành phố xem xét, lấy ý kiến Bộ Xây dựng làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Sau khi có ý kiến của Bộ Xây dựng, UBND thành phố sẽ giao Sở QH&KT hướng dẫn Cty hoàn thiện các thủ tục về quy hoạch kiến trúc của dự án theo quy định.
Trước đó, tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 7 HĐND thành phố (tháng 7/2022), một số đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến dự án 148 Giảng Võ (quận Ba Đình).
Theo các đại biểu, đây là một trong số các dự án đã được thành phố phê duyệt từ lâu, thậm chí có dự án được HĐND thành phố Hà Nội nhiều lần giám sát, đưa vào danh sách các công trình chậm tiến độ, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai…
Trả lời nội dung này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết dự án tại 148 Giảng Võ (phường Giảng Võ, Ba Đình) đã có chủ trương chuyển đổi làm trung tâm dịch vụ thương mại, dịch vụ, văn hoá.
Trước đó vào năm 2016, UBND thành phố đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (tại quyết định 3560) khu đất 6,8 ha, số 148 Giảng Võ với quy mô 10 toà chung cư cao 50 tầng. Cùng thời gian này, UBND thành phố cũng phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư (tại quyết định số 4205).
“Thời điểm đó, mặc dù xác định 148 Giảng Võ là điểm nhấn tại khu vực nội đô lịch sử nhưng theo chỉ đạo của Chính phủ, UBND thành phố cũng như ý kiến của các bộ ngành và dư luận xã hội, đến ngày 7/3/2019, UBND thành phố đã có Quyết định 1441 thu hồi quyết định 4205/2016 về chủ trương đầu tư dự án. Theo đó, tại khu vực này sẽ không xây dựng quy mô 10 tòa nhà cao 50 tầng nữa”, ông Tuấn nói.
Thay vào đó, khu vực này sẽ được làm trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hoá; chỉ đề xuất chức năng hỗn hợp như khách sạn, văn phòng, thương mại để đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc phù hợp.
Phó Chủ tịch Hà Nội cho hay, UBND thành phố sẽ chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực này để đưa về đúng chức năng như nêu trên. Sau khi điều chỉnh lại quy hoạch 1/500, thành phố sẽ quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư cam kết, sau khi các thủ tục trên hoàn thiện sẽ tiến hành đầu tư ngay.
“Theo đánh giá của UBND thành phố việc điều chỉnh 10 toà nhà 50 tầng về làm chức năng trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng... là rất phù hợp. Trên cơ sở đó, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án, tránh trường hợp các vướng mắc pháp lý để dự án chậm tiến độ, lãng phí quỹ đất”, ông Tuấn khẳng định và cho biết các thủ tục này sẽ được hoàn thành trong năm 2022, để năm 2023 dự án sẽ khởi công, và hoàn thiện với thời gian kéo dài tối đa 3 năm.

Hình ảnh mới nhất những khối 'đất vàng' Vạn Thịnh Phát thâu tóm

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan sở hữu khối "đất vàng" đồ sộ, có giá trị lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng ở TPHCM thông qua các thương vụ thâu tóm như Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square, Thuận Kiều Plaza...

Hình ảnh mới nhất những khối 'đất vàng' Vạn Thịnh Phát thâu tóm
Hinh anh moi nhat nhung khoi 'dat vang' Van Thinh Phat thau tom
Saigon One Tower được xem là một trong những dự án có vị trí đắc địa bậc nhất TPHCM khi nằm trên khu đất vàng rộng hơn 6.600 m2 tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (quận 1, TPHCM) nhưng có số phận khá hẩm hiu.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.