DPM tiếp tục xuất khẩu lô hàng 19.000 tấn phân đạm urê

(Vietnamdaily) - Tối ngày 15/3, Tàu PH Giang Minh đã cập cảng PTSC Phú Mỹ để nhận hơn 19.000 tấn urê Phú Mỹ của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, HoSE: DPM) để xuất khẩu.

Ngoài lượng hàng bao (50 kg/1 tấn) thì đây là lô hàng rời xuất khẩu đầu tiên trong năm 2023, được xem là sự kiện quan trọng đối với DPM nói riêng và thị trường phân bón tại Việt Nam nói chung.

Trong những năm gần đây, DPM chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu với số lượng hàng năm tăng cao. Riêng trong năm 2022 vừa qua, sản lượng phân đạm ure xuất khẩu của DPM ước đạt trên 190 nghìn tấn, cao nhất từ trước tới nay. Các thị trường nước ngoài mà các sản phẩm của DPM đã có mặt hầu hết là các thị trường lớn, khó tính như Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Phillipines…

DPM đã bán lần lượt 15.000 và 100.000 tấn urê trong tháng 1 và tháng 2/2023. Trong đó, 20.000 tấn urê đã được xuất khẩu sang Ấn Độ trong tháng 2/2023. DPM sẽ tham gia đấu thầu trong đợt gọi thầu 2 triệu tấn urê sắp tới của Ấn Độ. DPM đặt kế hoạch tổng sản lượng bán urê trong quý 1/2023 là 180.000 tấn.

DPM tiep tuc xuat khau lo hang 19.000 tan phan dam ure
Ngoài lượng hàng bao (50 kg/1 tấn) thì đây là lô hàng rời xuất khẩu đầu tiên trong năm 2023 của DPM

Trước đó hồi tháng 1/2023, DPM đã đặt kế hoạch doanh thu năm 2023 là 17,4 nghìn tỷ đồng và LNST là 2,3 nghìn tỷ đồng dựa trên giả định giá bán urê trung bình là 600 USD/tấn trong năm 2023.

Tuy nhiên, DPM hiện nhận thấy thị trường urê sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong năm 2023 và cập nhật giả định mới về giá bán urê trung bình là 400 USD/tấn thấp hơn 33% so với giả định cũ. DPM cho rằng nguyên nhân chính của giá urê thấp hơn là việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ làm tăng nguồn cung urê.

Do đó, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa dự báo LNST năm 2023 của DPM là 2,3 nghìn tỷ đồng dựa trên giả định giá bán urê trung bình là 450 USD/tấn, giá khí đầu vào là 8,1 USD/MMBTU và tổng sản lượng bán urê là 800.000 tấn.

DPM kỳ vọng nhu cầu urê trong nước sẽ phục hồi 18%-20% trong năm 2023 do giá urê hiện ở mức hợp lý có thể kích thích nhu cầu của nông dân. DPM đặt kế hoạch tổng sản lượng bán urê là 800.000 tấn trong năm 2023 bao gồm tổng sản lượng xuất khẩu là 200.000 tấn.

DPM cho biết nguồn cung khí đầu vào năm 2023 đã được đảm bảo. PVN cho phép DPM lấy 30%-50% tổng sản lượng khí từ các mỏ khí giá rẻ ở bể Cửu Long và lượng khí còn lại từ các mỏ khí giá cao ở bể Cửu Long. DPM kỳ vọng giá dầu nhiên liệu (FO) sẽ giảm trong năm 2023. Tuy nhiên, giá khí đầu vào năm 2023 sẽ cao hơn so với năm 2022 do tỷ lệ sản lượng khí từ các mỏ khí giá cao tại bể Cửu Long cao hơn. Tuy vậy, chi phí khí đầu vào của DPM vẫn giúp DPM có chi phí sản xuất cạnh tranh so với các nhà máy urê chạy bằng khí khác cũng như các nhà máy urê chạy bằng than tại Việt Nam.

DPM ra mắt dòng sản phẩm mới NPK Phú Mỹ vi sinh

(Vietnamdaily) - Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, HoSE: DPM) cho biết vừa cho ra mắt dòng sản phẩm mới NPK Phú Mỹ - vi sinh. Đây là loại phân bón hỗn hợp vô cơ NPK chứa chủng vi sinh vật có ích, được DPM tiên phong sản xuất, cung ứng ra thị trường.

Sản phẩm mới này bắt đầu từ mong muốn của bà con nông dân về việc có một loại sản phẩm phân bón vô cơ hỗn hợp, vừa đảm bảo năng suất cao cho cây trồng nhưng lại có tác dụng cải tạo đất, tiện dụng, phù hợp với điều kiện và trình độ canh tác tại Việt Nam.

Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, giải pháp đột phá, phù hợp nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng tối đa mong muốn đó là bổ sung chủng vi sinh vật có ích dạng bào tử vào hạt phân bón hỗn hợp NPK vô cơ để phân giải xenlulo, các hợp chất hữu cơ khó tan, các phế phụ phẩm sau thu hoạch tồn dư trong đất làm cho đất đai màu mỡ, tơi xốp...  

Giá urê, sản lượng cao giúp lợi nhuận 2022 của DPM kỷ lục, tiền mặt khủng

(Vietnamdaily) - Việc DPM trả cổ tức cao cũng là điều dễ hiểu khi tại thời điểm cuối năm 2022, doanh nghiệp này đang nắm giữ lượng tiền mặt khủng 9 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 66% tài sản ngắn hạn.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM) đã công bố KQKD quý 4/2022 với doanh thu đạt 3,9 nghìn tỷ đồng và LNST đạt 1,2 nghìn tỷ đồng.

Trong cả năm 2022, lãi ròng của DPM đạt mức cao kỷ lục 5,6 nghìn tỷ đồng, tăng vọt 79% so năm trước. Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng kết quả tích cực này là nhờ giá bán trung bình urê tăng 44% và sản lượng tiêu thụ urê tăng 10%, vượt xa mức tăng 18% của giá khí đầu vào.

Tin mới