Đột nhập đảo hoang từng là nhà tù khét tiếng ở Ấn Độ

Đột nhập đảo hoang từng là nhà tù khét tiếng ở Ấn Độ

(Kiến Thức) - Đảo Ross là một trong 572 hòn đảo tạo nên quần đảo Andaman và Nicobar. Hòn đảo một thời nhộn nhịp, dân cư đông đúc giờ bỏ hoang và bị thiên nhiên xâm chiếm.

Đảo Ross là một trong 572 hòn đảo tạo nên quần đảo Andaman và Nicobar. Ross từng thuộc sở hữu của người Anh và là "nhà" của hàng ngàn tù nhân. Nhưng sau một trận động đất lớn vào năm 1941, hàng ngàn cư dân ở hòn đảo này đã thiệt mạng và nơi đây trở thành đảo hoang. (Nguồn ảnh: Insider)
Đảo Ross là một trong 572 hòn đảo tạo nên quần đảo Andaman và Nicobar. Ross từng thuộc sở hữu của người Anh và là "nhà" của hàng ngàn tù nhân. Nhưng sau một trận động đất lớn vào năm 1941, hàng ngàn cư dân ở hòn đảo này đã thiệt mạng và nơi đây trở thành đảo hoang. (Nguồn ảnh: Insider)
Sau đó, người Nhật nắm quyền kiểm soát hòn đảo và họ dùng hòn đảo có vị trí chiến lược này như một khu vực an toàn trong Thế chiến 2. Người Nhật cho xây hầm để cho lính trú ẩn, nhưng khi chiến tranh kết thúc, quyền sở hữu hòn đảo được trao cho người  Ấn Độ.
Sau đó, người Nhật nắm quyền kiểm soát hòn đảo và họ dùng hòn đảo có vị trí chiến lược này như một khu vực an toàn trong Thế chiến 2. Người Nhật cho xây hầm để cho lính trú ẩn, nhưng khi chiến tranh kết thúc, quyền sở hữu hòn đảo được trao cho người Ấn Độ.
Hiện tại, hòn đảo thuộc quyền quản lý của Hải quân Ấn Độ. Hòn đảo một thời nhộn nhịp, dân cư đông đúc giờ bị bỏ hoang và đầy cây dây leo như trong rừng rậm.
Hiện tại, hòn đảo thuộc quyền quản lý của Hải quân Ấn Độ. Hòn đảo một thời nhộn nhịp, dân cư đông đúc giờ bị bỏ hoang và đầy cây dây leo như trong rừng rậm.
Đảo Ross được đặt theo tên của Ngài Daniel Ross, người đầu tiên định cư ở hòn đảo trong vòng 1 năm từ năm 1788. Hòn đảo nhỏ nằm cách bờ biển Ấn Độ 800 dặm.
Đảo Ross được đặt theo tên của Ngài Daniel Ross, người đầu tiên định cư ở hòn đảo trong vòng 1 năm từ năm 1788. Hòn đảo nhỏ nằm cách bờ biển Ấn Độ 800 dặm.
Đảo Ross là một phần của quần đảo Andaman và Nicobar, tất cả những hòn đảo này đều rất nhỏ. Ross nằm ở phía đông của quần đảo Nam Andaman, nơi phần lớn dân sinh sống và làm việc.
Đảo Ross là một phần của quần đảo Andaman và Nicobar, tất cả những hòn đảo này đều rất nhỏ. Ross nằm ở phía đông của quần đảo Nam Andaman, nơi phần lớn dân sinh sống và làm việc.
So với quần đảo Andaman và Nicobar, đảo Ross chỉ là một mảnh đất nhỏ xíu, nhưng nó lại có lịch sử lâu dài. Mãi đến gần 70 năm sau chuyến thăm của ngài Ross, hòn đảo này và các hòn đảo khác mới được tái lập.
So với quần đảo Andaman và Nicobar, đảo Ross chỉ là một mảnh đất nhỏ xíu, nhưng nó lại có lịch sử lâu dài. Mãi đến gần 70 năm sau chuyến thăm của ngài Ross, hòn đảo này và các hòn đảo khác mới được tái lập.
Một ảnh minh họa từ năm 1872 cho thấy các nhà tù cũ nằm trên đảo Ross. Nhờ khoảng cách rất xa với đất liền mà quần đảo Andaman và Nicobar trở thành nơi giam giữ hàng trăm tù binh.
Một ảnh minh họa từ năm 1872 cho thấy các nhà tù cũ nằm trên đảo Ross. Nhờ khoảng cách rất xa với đất liền mà quần đảo Andaman và Nicobar trở thành nơi giam giữ hàng trăm tù binh.
Trước đây, xung quanh các nhà tù, người Anh cho xây dựng các cộng trình như nhà của Ủy viên trưởng, nhà thờ, sân tennis, bể bơi và thậm chí cả nghĩa trang để chôn những người lính Anh thiệt mạng. Các công trình này được xây dựng nhờ công sức của các tù nhân.
Trước đây, xung quanh các nhà tù, người Anh cho xây dựng các cộng trình như nhà của Ủy viên trưởng, nhà thờ, sân tennis, bể bơi và thậm chí cả nghĩa trang để chôn những người lính Anh thiệt mạng. Các công trình này được xây dựng nhờ công sức của các tù nhân.
Nhưng do vị trí địa lý bị cô lập với đất liền, nên dù có đầy đủ các cơ sở vật chất nhưng người Anh vẫn cảm thấy tẻ nhạt và ai được bổ nhiệm ra đảo là bị coi như một hình phạt.
Nhưng do vị trí địa lý bị cô lập với đất liền, nên dù có đầy đủ các cơ sở vật chất nhưng người Anh vẫn cảm thấy tẻ nhạt và ai được bổ nhiệm ra đảo là bị coi như một hình phạt.
Từ nhiều thập kỷ nay, hòn đảo này nổi tiếng là hệ thống nhà tù tàn bạo dành cho các nhà cách mạng Ấn Độ.
Từ nhiều thập kỷ nay, hòn đảo này nổi tiếng là hệ thống nhà tù tàn bạo dành cho các nhà cách mạng Ấn Độ.
Nhưng giờ, khi bị bỏ hoang, nó hoàn toàn trống rỗng và bao phủ bởi cây dây leo. Năm 1937, nhà tù đóng cửa nhưng người Anh vẫn ở đó cho tới khi thảm họa động đất xảy ra.
Nhưng giờ, khi bị bỏ hoang, nó hoàn toàn trống rỗng và bao phủ bởi cây dây leo. Năm 1937, nhà tù đóng cửa nhưng người Anh vẫn ở đó cho tới khi thảm họa động đất xảy ra.
Năm 1979, đảo Ross được chính thức chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ. Họ đã xây một căn cứ nhỏ trên đó, rồi xây một bảo tàng để khách du lịch tới đây có thể tìm hiểu lịch sử đảo Ross và quần đảo Andaman và Nicobar.
Năm 1979, đảo Ross được chính thức chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ. Họ đã xây một căn cứ nhỏ trên đó, rồi xây một bảo tàng để khách du lịch tới đây có thể tìm hiểu lịch sử đảo Ross và quần đảo Andaman và Nicobar.
Một nhà thờ bỏ hoang vẫn tràn ngập ánh sáng tự nhiên hàng ngày. Nhà thờ này từng rất đông người tới dự lễ nhưng giờ bao phủ nó chỉ toàn cây cối rậm rạp.
Một nhà thờ bỏ hoang vẫn tràn ngập ánh sáng tự nhiên hàng ngày. Nhà thờ này từng rất đông người tới dự lễ nhưng giờ bao phủ nó chỉ toàn cây cối rậm rạp.
Ngày nay, đảo Ross đã mở cửa cho khách du lịch và trên đảo có một vài cửa hàng và vài người bán đồ ăn cho khách.
Ngày nay, đảo Ross đã mở cửa cho khách du lịch và trên đảo có một vài cửa hàng và vài người bán đồ ăn cho khách.
Một du khách ghé thăm đảo Ross của Ấn Độ.
Một du khách ghé thăm đảo Ross của Ấn Độ.
Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ nhà tù không có lính gác của Brazil (Nguồn: VTC1)

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.