Đốt bồ kết trong nhà để phòng corona: Chị em khuyên, khoa học lý giải gì?

Những ngày này, bồ kết bất ngờ lên cơn sốt vì nhiều người cho rằng loại nguyên liệu này có thể dùng để xông nhà diệt khuẩn.

Đốt bồ kết trong nhà để phòng corona: Chị em khuyên, khoa học lý giải gì?

Hiện nay, dịch viêm phổi cấp do virus corona có diễn biến phức tạp khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Để phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người. Ngoài ra, cần thường xuyên vệ sinh, khử trung nhà cửa để tránh bị nhiễm bệnh.

Đúng vào thời điểm mùa dịch bệnh căng thẳng, chị em rỉ tai nhau rằng dùng bồ kết, tinh dầu xông nhà có thể giúp diệt vi khuẩn, virus, phòng tránh nhiễm bệnh.

Dot bo ket trong nha de phong corona: Chi em khuyen, khoa hoc ly giai gi?
 

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – chuyên gia trong ngành công nghệ sinh hoạch và thực phẩm trả lời với VietNamNet, phương pháp đốt bồ kết xông nhà không diệt được virus, vi khuẩn như nhiều người nghĩ. Đây chỉ là một phương pháp dân gian, chưa được khoa học chứng minh.

Từ trước đến nay chúng ta thường xuông bồ kết để chống nghẹt mũi vào mùa đông. Bởi đốt bồ kết giúp saponin và các hợp chất khác thăng hoa, lẫn trong khói, lan tỏa vào đường hô hấp, bám đọng vào niêm mạc và phát huy tác dụng chống mầm bệnh. Đồng thời khói bồ kết giúp chống suy giảm hô hấp, thở khó. Các nhóm flavonozid có trong bồ kết tham gia bảo vệ thành mao mạch, duy trì sự bền vững của mao mạch, hạn chế xuất huyết… Vào những tháng đầu tiên của năm mới, thời tiết thường nồm ẩm, mọi người đốt bồ kết để cho thơm nhà, tạo cảm giác khô ráo và đuổi muỗi.

Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo, để phòng chống dịch bệnh, các gia đình nên giữ cho nhà cửa thông thoáng bằng cách mở cửa các phòng, để nền nhà khô ráo và vệ sinh liên tục. Với những đồ vật thường xuyên tiếp xúc trong nhà như tay nắm cửa, các bề mặt vật dụng trong nhà, tay vịn cầu thang, đồ chơi trẻ em, máy tính, điện thoại… cần được làm sạch thường xuyên.

Khăn ẩm cũng là nơi cư trú của các loại vi khuẩn. Do đó, khăn lau bếp, lau tay, khăn tắm cần được giặt thường xuyên bằng các loại xà phòng diệt khuẩn, hoặc nước nóng để loại bỏ vi khuẩn.

Các thành viên trong gia đình không dùng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng. Thường xuyên giặt khăn tắm và khăn mặt.

Những khám phá gây bất ngờ về cây bồ kết

(Kiến Thức) - Cây bồ kết nổi tiếng với công dụng trị gàu. Tuy nhiên, còn nhiều công dụng độc đáo của bồ kết mà chúng ta chưa biết.

Những khám phá gây bất ngờ về cây bồ kết
Nhung kham pha gay bat ngo ve cay bo ket

Bồ kết còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tạo giác, tạo giáp, trư nha tạo giác. Đây là loại cây lâu năm, thân có gai. Cây bồ kết có hai loại là bồ kết tây và bồ kết ba gai. (Nguồn Phunutoday) 

Nhung kham pha gay bat ngo ve cay bo ket-Hinh-2

Bồ kết tây có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới và Úc, được gây trồng lấy bóng mát, và có chùm hoa đẹp. Bồ kết tây có quả dẹt, màu vàng rơm bóng, nổi rõ các hạt. (Nguồn Cayhoacanh) 

Nhung kham pha gay bat ngo ve cay bo ket-Hinh-3

Bồ kết ba gai là một loài cây gỗ lá sớm rụng có nguồn gốc ở miền đông Bắc Mỹ. Nó chủ yếu được tìm thấy trong các vùng đất ẩm ướt ven các thung lũng sông. (Nguồn Blogcaycanh) 

Nhung kham pha gay bat ngo ve cay bo ket-Hinh-4

Quả bồ kết có thể sử dụng để nấu làm nước gội đầu, trị gầu rất tốt. Mặc dù vậy cần lưu ý nếu để nước bồ kết dính vào mắt thì sẽ làm cho niêm mạc trong mắt bị bỏng rát, sưng đỏ rất nguy hiểm. (Nguồn Thuocgiamcannhanhantoan) 

Nhung kham pha gay bat ngo ve cay bo ket-Hinh-5

Trong khi đó, gai bồ kết lại có khả năng tiêu độc và cải thiện triệu chứng sưng tấy của da bị mụn bọc. Hạt bồ kết được dùng để trị kiết lỵ, viêm xoang, đau răng, ho lâu ngày. (Nguồn Caythaoduoc) 

Nhung kham pha gay bat ngo ve cay bo ket-Hinh-6

Một điều ít người biết về cây bồ kết đó là cả trái, hạt, lá và vỏ bồ kết đều chứa độc tính, nhưng tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc uống, còn nếu chỉ sử dụng ngoài da thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. (Nguồn Vuonthuocnam) 

Nhung kham pha gay bat ngo ve cay bo ket-Hinh-7
Cây bồ kết mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Mùa bồ kết kéo dài từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm. (Nguồn Dantri)

Loài người có thể di cư lên sinh sống ở sao Kim không?

(Kiến Thức) - Sao Kim có thể là một hành tinh ôn đới lưu trữ nước lỏng trong 2-3 tỷ năm, cho đến khi một sự biến đổi mạnh mẽ bắt đầu từ hơn 700 triệu năm trước làm thay đổi khoảng 80% hành tinh. 

Loài người có thể di cư lên sinh sống ở sao Kim không?

Một nghiên cứu được trình bày tại Cuộc họp chung EPSC-DPS 2019 của Michael Way thuộc Viện Khoa học Vũ trụ Goddard đưa ra một cái nhìn mới về lịch sử khí hậu của sao Kim. Công trình này có thể có ý nghĩa đối với khả năng cư trú của các ngoại hành tinh trong các quỹ đạo tương tự.

Bốn mươi năm trước, Tàu sứ mệnh Venus của NASA nhận định Kim tinh có thể đã từng có một vùng nước nông. Để xem liệu sao Kim có thể có khí hậu ổn định, có khả năng hỗ trợ nước lỏng hay không, Tiến sĩ Way và đồng nghiệp của ông, Anthony Del Genio đã tạo ra một loạt năm mô phỏng giả định mức độ bao phủ nước trên bề mặt Kim tinh khác nhau.

Lý giải khoa học vì sao viếng đám ma nhiễm "hơi lạnh" dễ ốm?

Nhiều người già, trẻ nhỏ, phụ nữ sức khỏe yếu sau kiêng viếng đám ma vì sợ nhiễm 'hơi lạnh' từ người đã mất và dễ bị ốm. Thực hư cụ thể ra sao?.

Lý giải khoa học vì sao viếng đám ma nhiễm "hơi lạnh" dễ ốm?
Từ trước đến nay, ở nhiều vùng quê và ngay cả thành phố, rất nhiều người kiêng đi viếng đám ma bởi họ sợ "hơi lạnh" ở nhà người mới chết. Nhiều người cho rằng hơi lạnh là nguyên nhân gây ra tật bệnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới