Đồng Tháp: Toàn cảnh vụ cứu bé trai 10 tuổi lọt trụ bê tông

Hay tin bé trai lọt vào trụ bê tông đóng sâu xuống đất hơn 30m, lực lượng cứu hộ tỉnh Đồng Tháp nỗ lực xuyên đêm, nhưng chưa thể đưa cháu bé ra khỏi hố trụ.

Đồng Tháp: Toàn cảnh vụ cứu bé trai 10 tuổi lọt trụ bê tông
Theo thông tin ban đầu, khoảng 11h30 ngày 31/12 em Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 người bạn chung xóm vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình để nhặt sắt.
Khi em Nam cùng nhóm bạn đi qua công trình, Nam lọt xuống trụ bê tông đã đóng sâu xuống đất khoảng 35m. Trụ bê tông rỗng bên trong, đường kính 25 cm. Thấy thế, nhóm bạn của Nam kêu cứu. Những người có mặt tại công trình đến ứng cứu bé trai nhưng bất thành.
Dong Thap: Toan canh vu cuu be trai 10 tuoi lot tru be tong
Từ trưa ngày 31/12 đến 1/1/2023, lực lượng cứu hộ nỗ lực đưa em Hạo Nam ra khỏi trụ bê tông. 

Khoảng 30 phút sau lực lượng cứu hộ có mặt tại hiện trường, nhưng lúc này không còn nghe tiếng Nam kêu cứu.

Lực lượng cứu hộ triển khai nhiều phương án, như bơm oxy và chuyền nước xuống cho nạn nhân; dùng máy xúc múc quanh trụ bê tông tạo miệng hố rộng để nhổ cọc nhưng không thể rút được trụ lên.

Đến hơn 1h ngày 1/1, lực lượng cứu nạn vẫn bám trụ tại hiện trường nỗ lực cứu nạn nhân. Lực lượng cứu hộ tiếp tục cố định các cọc khoan, cắt từng cọc sắt quanh trụ bê tông, kết hợp làm mềm đất, tránh những tác động lớn lên cột bê tông,…

Dong Thap: Toan canh vu cuu be trai 10 tuoi lot tru be tong-Hinh-2
 Trụ bê tông em Nam lọt vào có đường kính 25cm, dài 35cm.

Một nhân viên cứu hộ cho biết, ngoài các biện pháp dùng cẩu nhổ trụ bê tông, cắt trụ bê tông, lực lượng cứu hộ đã thả dây nhưng không khả thi. Vì nạn nhân có thể bị ngất, hoặc không còn sức để giữ dây cho lực lượng cứu hộ kéo lên.

Dong Thap: Toan canh vu cuu be trai 10 tuoi lot tru be tong-Hinh-3
Lực lượng cứu hộ làm việc xuyên đêm để cứu bé trai nhưng chưa được (Ảnh: CTV). 
Anh Thái Văn Tấn Tài, cha bé Nam cho biết, khi nhận được tin, anh có mặt tại công trình. Ban đầu anh Tài còn nghe tiếng Nam kêu cứu dưới hố, nhưng 10 phút sau, anh không nghe tiếng gì nữa.
Theo chính quyền địa phương, gia đình anh Tài thuộc diện khó khăn, vợ chồng quanh năm đi làm thuê sinh sống. Vợ chồng anh Tài có 2 con, Nam là con trai lớn, sau đó là em gái mới được một tuổi.
Được biết, công trình cầu Rọc Sen thi công khoảng 6 tháng, đã hoàn thành đóng âm các cột bêtông xuống đất.

Người cứu bé trai sơ sinh bị chôn sống: Khi bế lên cháu cất tiếng khóc

“Tôi bới lớp đất lên thì thấy bé trai vẫn còn nguyên dây rốn, mặt có vết thương sâu, khi bế lên bé cất tiếng khóc”, chị Trúc, người phát hiện bé trai bị chôn sống, kể.

Người cứu bé trai sơ sinh bị chôn sống: Khi bế lên cháu cất tiếng khóc
Sáng 27/5, ông Đỗ Tấn Sĩ, Chủ tịch UBND xã Tân Thắng (Hàm Tân, Bình Thuận), cho biết sức khỏe của bé trai sơ sinh bị chôn sống đang hồi phục rất tốt tại Bệnh viện đa khoa La Gi.

Danh tính CSCĐ chịu đau cứu bé trai bị co giật

(Kiến Thức) - Sau khi nhận cháu bé đang lên cơn co giật từ lực lượng PCCC, đại úy Trần Đức Giảng đã đưa tay mình vào miệng cháu bé để ngăn cháu cắn lưỡi trong tình trạng vô thức dẫn đến tử vong khiến dư luận cảm phục.

Danh tính CSCĐ chịu đau cứu bé trai bị co giật
Chiều 4/8, Vòng 19 V.League 2019 đã diễn ra với lượt đấu của đội bóng Nam Định và Hoàng Anh Gia Lai. Ở phút thứ 70 của trận đấu, 1 bé trai bất ngờ lên cơn co giật.
Hai cảnh sát cơ động (CSCĐ) tiếp nhận bé trai từ lực lượng PCCC và bế cháu nhỏ (khoảng 4-5 tuổi) chạy ra xe cấp cứu.

Cảnh sát cơ động cho ngón tay vào miệng cứu bé trai: Hình ảnh đẹp sao chỉ trích?

Hình ảnh CSCĐ chịu đau đưa ngón tay vào miệng cháu bé đang lên cơn co giật để tránh cho cháu cắn phải lưỡi khiến người ta “gai người” cảm phục. Thế nhưng, một vài ý kiến lại cho rằng việc làm tuy đẹp nhưng chưa đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bé.

Cảnh sát cơ động cho ngón tay vào miệng cứu bé trai: Hình ảnh đẹp sao chỉ trích?
Canh sat co dong cho ngon tay vao mieng cuu be trai: Hinh anh dep sao chi trich?
Hình ảnh chiến sỹ CSCĐ cho ngón tay vào miệng cứu bé trai lay động trái tim nhiều người. (nguồn internet) 
Chúng ta có máy móc quá không?
Tuần qua, hình ảnh chiến sỹ cảnh sát cơ động (CSCĐ) ôm cháu bé bị lên cơn động kinh co giật tại sân Thiên Trường (chiều ngày 4/8) trở thành tâm điểm trên mạng xã hội. Cụ thể:
Trận đấu giữa Nam Định - Hoàng Anh Gia Lai thu hút hơn 3 vạn cổ động viên đến sân cổ vũ. Sân bóng không khác gì chảo lửa và càng nóng hơn trước sự cố từ phía khán đài.
Khoảng phút 70 trận đấu một cổ động viên nhí khoảng 4-5 tuổi có dấu hiệu mất ý thức, lên cơn co giật. Ngay lập tức cháu bé được di chuyển khỏi khán đài đông đúc ngột ngạt rồi được một chiến sĩ CSCĐ vừa bế vừa chạy ra chỗ xe cứu thương của sân, một người khác thì lấy tay cho vào miệng để tránh tình trạng nuốt lưỡi. Chiến sĩ cảnh sát kể trên lộ rõ gương mặt đau đớn do cậu bé vẫn cắn chặt ngón tay anh.
Hình ảnh này sau đó được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, làm lay động trái tim bao người. Trước sự phản ứng kịp thời và cách ứng xử đẹp của các chiến sĩ CSCĐ. Tuy nhiên, một số người cũng nêu ý kiến cho rằng cách sơ cứu như vậy không chính xác và có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân. Họ cho rằng cần để cậu bé nằm yên, nghiêm mình và không nên cho tay vào miệng.
Một số người cho rằng, đây là một hình ảnh đẹp. Đem lại hiệu quả về mặt truyền thông rất tốt về các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.
“Nhưng, nó cũng cho thấy rằng kiến thức sơ cấp cứu của những người làm việc tại nơi công cộng đang bị hổng rất nhiều. Mặc dù nhiều lần mình khẳng định các nhân viên làm việc nơi đông người phải được huấn luyện về sơ cấp cứu.
Theo đó, SAVE-an toàn là từ khóa cho mọi hành động cấp cứu. An toàn cho người tham gia cứu hộ và an toàn cho nạn nhân. THỜI GIAN là vàng nhưng AN TOÀN là mạng sống”.
Trong tình trạng động kinh, nguy cơ cắn phải lưỡi rất ít, vì khi co giật cơ sẽ co cứng lại và tăng trương lực. Như vậy lưỡi sẽ tụt xuống chứ chả bao giờ lè ra để cắn phải. Điều đáng sợ nhất là tụt lưỡi gây ngạt và sặc đờm dãi vào phổi gây viêm phổi do nuốt.
“Trong các sách sơ cấp cứu. Vết cắn do người được xếp mức độ nhiễm trùng và nguy hiểm cao hơn súc vật cắn vì hệ vi khuẩn trong khoang miệng của người đôi khi phong phú hơn động vật.
Tiếp nữa, khi cho dị vật nào đó vào mồm, sẽ gây nguy cơ đẩy dị vật nếu có vào sâu hơn. Và gây ngạt. Chưa kể nếu cơn co giật mạnh, sẽ làm gãy răng nạn nhân. Đó là thông tin từ những người tìm hiểu và có chuyên môn sâu về y khoa lý giải. Thế nhưng có thể họ chưa hiểu rõ về hoàn cảnh của sự việc. Không phải khi nào cũng máy móc theo sách vở.
Câu chuyện phía sau
Theo tìm hiểu người cho tay vào miệng cháu bé để tránh việc cháu cắn phải lưỡi là Đại úy Trần Đức Giảng, hiện đang công tác tại Phòng Cảnh sát cơ động Công an Nam Định.
Canh sat co dong cho ngon tay vao mieng cuu be trai: Hinh anh dep sao chi trich?-Hinh-2
Đại úy Trần Đức Giảng nhận cháu bé từ một chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy. (nguồn internet). 
“Trên khán đài hô hào tôi nghe có người nói là nó co giật và yêu cầu chuyển cháu bé xuống bên dưới nên tôi bế cháu chạy đến khu vực y tế.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.