Động thái của Tập đoàn Tiến bộ sau khi cổ phiếu TTB sập sàn

(Vietnamdaily) - “Công ty không thực hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào có tác động đến việc giảm giá chứng khoán trên thị trường, việc mua bán do nhu cầu của nhà đầu tư, nằm ngoài kiểm soát của Công ty”.
 

Đó là giải trình liên quan đến sự cố cổ phiếu giảm sàn gửi đến UBCK Nhà nước, Sở GDCK TP HCM (HoSE) và cổ đông của CTCP Tập đoàn Tiến bộ (HoSE: TTB).

Tính đến hết phiên giao dịch ngày 18/11, cổ phiếu TTB của Tập đoàn Tiến Bộ đã có 7 phiên giảm sàn liên tiếp, giảm từ 19.000 đồng/cp về 11.550 đồng/cp, tức mất giá 65%. Đồng thời, khối lượng dư bán sàn của cổ phiếu TTB cũng đạt hàng triệu đơn vị mỗi phiên trong khi khớp lệnh chỉ vài ngàn cổ phiếu.

Dong thai cua Tap doan Tien bo sau khi co phieu TTB sap san
 Cổ phiếu TTB giảm sàn 7 phiên liên tiếp từ 8/11.

Tập đoàn Tiến Bộ cho biết sẽ tìm hiểu nguyên nhân về diễn biến của giá cổ phiếu TTB và tổ chức làm việc với các bên liên quan để có giải pháp bình ổn thị trường trong thời gian sớm nhất.

Trong văn bản giải trình, Tập đoàn Tiến Bộ cũng chia sẻ rằng “các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư của Công ty vẫn diễn ra bình thường theo đúng kế hoạch”.

Công ty khẳng định rằng các dự án đầu tư vẫn đang triển khai tốt. Cụ thể, Tòa A7 thuộc Dự án TBCO RiverSide (tỉnh Thái Nguyên) đang trong giai đoạn thực hiện bàn giao căn hộ cho dân cư vào sinh sống.

Dự án GreenCity (tỉnh Bắc Giang) đã khởi công tòa nhà thứ 3 - tòa Lotus 2, đang triển khai phần móng và sớm mở bán khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Còn 2 tòa CT1 và tòa CT1A đang hoàn thiện nội thất để bàn giao.

Trong 9 tháng, Tập đoàn Tiến Bộ đạt doanh thu thuần hơn 424 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 36 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 63% so với cùng kỳ. Nguyên nhân đem lại lợi nhuận lớn cho Tập đoàn là nhờ dự án Green City Bắc Giang triển khai vượt tiến độ, mang lại doanh thu cao.

Tại thời điểm 30/9, tổng vốn Tập đoàn là hơn 1.170 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn đạt 743 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu chiếm 52% với giá trị 387 tỷ đồng và hàng tồn kho chiếm 19% với giá trị 142 tỷ đồng.

Tài sản dở dang dài hạn đang tập trung tại dự án Green City Bắc Giang với 216 tỷ đồng. Tập đoàn đang gánh nợ hơn 634 tỷ đồng, trả lãi vay từ đầu năm hơn 8,6 tỷ đồng.

Cổ phiếu có xu hướng giảm từ đầu tháng 9, lãnh đạo cũng nhộn nhịp đăng ký giao dịch

Quan sát diễn biến giao dịch của cổ phiếu TTB, có thể thấy xu hướng giảm giá bắt đầu từ khoảng giữa tháng 9 và thanh khoản "gặp vấn đề" từ cuối tháng 10. Tại thời điểm 11/9, cổ phiếu TTB vẫn đang giao dịch ổn định mức 24.000 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, từ cuối tháng 10, thanh khoản của cổ phiếu TTB giảm đột ngột. Khối lượng khớp lệnh trung bình kể từ phiên 30/10 đến nay chỉ vỏn vẹn 45.600 cổ phiếu mỗi phiên.

Gần đây nhiều lãnh đạo của Tập đoàn Tiến Bộ đăng ký mua, bán khối lượng lớn cổ phiếu TTB nhưng hầu hết các giao dịch vẫn chưa diễn ra.

Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Phùng Văn Bộ đã kết thúc thời gian đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu nhưng không mua vào bất cứ cổ phiếu nào và vẫn giữ tỷ lệ sở hữu 20,68%.

Trong khi đó, thành viên Hội đồng quản trị Phùng Văn Thái cũng đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu từ 22/10 đến 15/11 để cơ cấu danh mục đầu tư. Bên cạnh đó là Phó Tổng Giám đốc Phùng Thị Nam cũng đăng ký bán hơn 1,8 triệu cổ phiếu TTB vào ngày 24/10.

Đại gia Hà Nội ôm tiền tỷ về quê mua đất, tạo sóng rồi ăn đậm

Làn sóng nhà đầu tư Hà Nội đổ bộ về các tỉnh khiến cho giá đất tại đó tăng chóng mặt. Tuy nhiên, so với sự bùng nổ năm trước thì đất nền năm nay đã giảm, chỉ duy trì ở một số thị trường chính.

Tại các tỉnh lẻ quỹ đất còn lớn lại có nền công nghiệp phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ cùng hạ tầng giao thông đang được đầu tư hoàn thiện, thúc đẩy thị trường bất động sản tại đây phát triển sôi động, cũng như tạo ra các cơn "sốt đất".

Chỉ tính riêng thị trường Bắc Ninh đã có sự quy tụ của nhiều đại gia bất động sản lớn như Vingroup, Him Lam, FLC. Năm 2018, Bắc Ninh có 27 dự án phát triển đô thị với hơn 10.000 sản phẩm, mức độ hấp thụ đạt bình quân 70% mỗi lần mở bán. Thị trường căn hộ cho thuê cũng phát triển mạnh, đạt tỷ lệ lấp đầy 80%. Bắc Ninh được xem là "thỏi nam châm của Bắc Bộ" khi sở hữu lợi thế một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI.

Đây là thời điểm 'chín mùi' để đầu tư vào cổ phiếu bất động sản?

(Vietnamdaily) - Hai tiêu chí quan trọng để xem xét đầu tư vào cổ phiếu bất động sản là PE (hệ số giá trên thu nhập) và PB (hệ số giá trên giá trị sổ sách).
 

Tại Hội thảo "Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản" diễn ra tại TP. HCM, ông Trương Hiền Phương - Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam đã đưa ra các yếu tố để tạo nên sự phát triển của thị trường bất động sản.

Đó là nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và ổn định; Khả năng liên kết giữa các đô thị ngày càng mở rộng; Doanh nghiệp bất động sản gia tăng tiềm lực; Nhu cầu đất nền và Bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng ngày càng được ưa chuộng.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.