Dòng sông "nuôi" 400 triệu người Ấn Độ bị bức tử vì ô nhiễm

Dòng sông "nuôi" 400 triệu người Ấn Độ bị bức tử vì ô nhiễm

Sông Hằng vài năm qua đứng trước tình trạng ô nhiễm nặng do quá tải dân số, hoạt động kinh tế của con người cũng như tình trạng biến đổi khí hậu.

 Sông Hằng từ hàng nghìn năm qua là mạch nước nuôi sống người dân miền Bắc Ấn Độ và Bangladesh. Đối với người dân sống hai bên bờ, con sông là biểu tượng linh thiêng của đạo Hindu cũng như của sự sống. Ảnh: Di Sturco/CNN.
Sông Hằng từ hàng nghìn năm qua là mạch nước nuôi sống người dân miền Bắc Ấn Độ và Bangladesh. Đối với người dân sống hai bên bờ, con sông là biểu tượng linh thiêng của đạo Hindu cũng như của sự sống. Ảnh: Di Sturco/CNN.
Băng tuyết tan trên dãy Himalaya là nguồn cung cấp nước chính cho sông Hằng. Tại khu vực thượng lưu, nước sông Hằng được miêu tả là trong, sạch và có thể uống trực tiếp. Thế nhưng, tại khu vực hạ nguồn, sông Hằng đang đối mặt tình trạng ô nhiễm nặng do tình trạng quá tải dân số. Trong ảnh, một đoạn sông Hằng tại khu vực thượng nguồn ở miền Bắc Ấn Độ. Ảnh: Di Sturco/CNN.
Băng tuyết tan trên dãy Himalaya là nguồn cung cấp nước chính cho sông Hằng. Tại khu vực thượng lưu, nước sông Hằng được miêu tả là trong, sạch và có thể uống trực tiếp. Thế nhưng, tại khu vực hạ nguồn, sông Hằng đang đối mặt tình trạng ô nhiễm nặng do tình trạng quá tải dân số. Trong ảnh, một đoạn sông Hằng tại khu vực thượng nguồn ở miền Bắc Ấn Độ. Ảnh: Di Sturco/CNN.
Tình trạng "sức khỏe" của sông Hằng đang là mối lo ngày càng lan rộng tại Ấn Độ. Mỗi ngày, hàng tỷ lít nước thải công nghiệp và nước thải dân sinh, cùng vô số rác thải, được bơm trực tiếp vào con sống đang nuôi sống hàng trăm triệu dân, theo CNN. Trong ảnh, một người dân đang dọn rác bên bờ sông Hằng ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.
Tình trạng "sức khỏe" của sông Hằng đang là mối lo ngày càng lan rộng tại Ấn Độ. Mỗi ngày, hàng tỷ lít nước thải công nghiệp và nước thải dân sinh, cùng vô số rác thải, được bơm trực tiếp vào con sống đang nuôi sống hàng trăm triệu dân, theo CNN. Trong ảnh, một người dân đang dọn rác bên bờ sông Hằng ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.
"Những vấn đề hiện nay mà chúng ta phải đối mặt đến từ tư duy bảo thủ áp dụng sai lầm chính sách phát triển của phương Tây", Vandana Shiva, một nhà hoạt động môi trường tại thủ đô New Delhi, nhận xét. Các nhà hoạt động cho rằng việc triệt phá những khu rừng rộng lớn để phục vụ các công trình đập thủy điện cũng như các khu công nghiệp càng góp phần làm tồi tệ thêm tình trạng ô nhiễm của sông Hằng. Ảnh: Reuters.
"Những vấn đề hiện nay mà chúng ta phải đối mặt đến từ tư duy bảo thủ áp dụng sai lầm chính sách phát triển của phương Tây", Vandana Shiva, một nhà hoạt động môi trường tại thủ đô New Delhi, nhận xét. Các nhà hoạt động cho rằng việc triệt phá những khu rừng rộng lớn để phục vụ các công trình đập thủy điện cũng như các khu công nghiệp càng góp phần làm tồi tệ thêm tình trạng ô nhiễm của sông Hằng. Ảnh: Reuters.
"Ô nhiễm công nghiệp là điều có thể thấy bằng mắt thường. Nhưng sự ô nhiễm không thể thấy được là thứ đang giết chết các loài cá, đó là chất thải hóa học, thuốc trừ sâu, phân bón, đến từ hoạt động nông nghiệp", bà Vandana Shiva nhận xét. Trong ảnh, núi rác tại bang Uttar Pradesh, bên bờ sông Hằng. Ảnh: Reuters.
"Ô nhiễm công nghiệp là điều có thể thấy bằng mắt thường. Nhưng sự ô nhiễm không thể thấy được là thứ đang giết chết các loài cá, đó là chất thải hóa học, thuốc trừ sâu, phân bón, đến từ hoạt động nông nghiệp", bà Vandana Shiva nhận xét. Trong ảnh, núi rác tại bang Uttar Pradesh, bên bờ sông Hằng. Ảnh: Reuters.
Tập tục sinh hoạt của người dân Ấn Độ cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến chất lượng nước tại sông Hằng ngày càng đi xuống. Bên cạnh việc xả chất thải trực tiếp ra dòng sông, người dân tại một số khu vực có phong tục thả trôi thi thể của người chết trước khi hỏa táng ngay trên sông. Trong ảnh, nghi lễ hỏa táng được tổ chức ở thành phố Varanasi, trung tâm của đạo Hindu ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters.
Tập tục sinh hoạt của người dân Ấn Độ cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến chất lượng nước tại sông Hằng ngày càng đi xuống. Bên cạnh việc xả chất thải trực tiếp ra dòng sông, người dân tại một số khu vực có phong tục thả trôi thi thể của người chết trước khi hỏa táng ngay trên sông. Trong ảnh, nghi lễ hỏa táng được tổ chức ở thành phố Varanasi, trung tâm của đạo Hindu ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters.
Biến đổi khí hậu cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm thêm trầm trọng tại sông Hằng. Vài năm qua, băng tại thượng nguồn sông Hằng đang giảm dần, khiến lượng nước sạch cung cấp cho dòng sông càng giảm đi. Trong ảnh, nước tại hạ nguồn sông Hằng chuyển sang màu vàng nâu, thay vì trong và sạch như tại thượng nguồn. Ảnh: Reuters.
Biến đổi khí hậu cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm thêm trầm trọng tại sông Hằng. Vài năm qua, băng tại thượng nguồn sông Hằng đang giảm dần, khiến lượng nước sạch cung cấp cho dòng sông càng giảm đi. Trong ảnh, nước tại hạ nguồn sông Hằng chuyển sang màu vàng nâu, thay vì trong và sạch như tại thượng nguồn. Ảnh: Reuters.
Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết chi 2,8 tỷ USD từ ngân sách chính phủ để cải thiện chất lượng nước của sông Hằng, một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới. Mục tiêu của chiến dịch là làm sạch hoàn toàn lòng sông vào năm 2020. Ảnh: Reuters.
Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết chi 2,8 tỷ USD từ ngân sách chính phủ để cải thiện chất lượng nước của sông Hằng, một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới. Mục tiêu của chiến dịch là làm sạch hoàn toàn lòng sông vào năm 2020. Ảnh: Reuters.
Để hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng, Ấn Độ xây dựng hơn 1 triệu nhà vệ sinh dân dụng tại các làng dọc bờ sông, để tránh tình trạng người dân phóng uế trực tiếp xuống sông Hằng. Chính phủ Ấn Độ cũng cải tạo và xây mới 20 nhà máy xử lý rác thải cùng 50 lò hỏa táng điện. Ảnh: Reuters.
Để hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng, Ấn Độ xây dựng hơn 1 triệu nhà vệ sinh dân dụng tại các làng dọc bờ sông, để tránh tình trạng người dân phóng uế trực tiếp xuống sông Hằng. Chính phủ Ấn Độ cũng cải tạo và xây mới 20 nhà máy xử lý rác thải cùng 50 lò hỏa táng điện. Ảnh: Reuters.
Theo Nikkei Asian Review, chiến dịch làm sạch sông Hằng của Thủ tướng Modi đã bước đầu đạt được kết quả, khi đã giải quyết được rác thải tại một số đoạn thuộc hạ nguồn con sông. Tuy nhiên, kế hoạch tham vọng của chính phủ Ấn Độ vẫn bị đánh giá là thiếu đầu tư, khi nhiều chuyên gia nhận định 2,8 tỷ USD là khoản chi thấp hơn nhiều so với số tiền cần để cải tạo con sông dài 2.500km, và sẽ không thể hoàn thành vào năm 2020. Ảnh: Reuters.
Theo Nikkei Asian Review, chiến dịch làm sạch sông Hằng của Thủ tướng Modi đã bước đầu đạt được kết quả, khi đã giải quyết được rác thải tại một số đoạn thuộc hạ nguồn con sông. Tuy nhiên, kế hoạch tham vọng của chính phủ Ấn Độ vẫn bị đánh giá là thiếu đầu tư, khi nhiều chuyên gia nhận định 2,8 tỷ USD là khoản chi thấp hơn nhiều so với số tiền cần để cải tạo con sông dài 2.500km, và sẽ không thể hoàn thành vào năm 2020. Ảnh: Reuters.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.