Đông Nam Á đang chạy đua phát triển tàu ngầm

(Kiến Thức) - Đấy là nhận định của Tạp chí The Diplomat qua một loạt sự kiện các nước Đông Nam Á ký hợp đồng hoặc để tâm tới việc mua sắm tàu ngầm.

Tạp chí The Diplomat của Nhật Bản cho biết, từ những năm 1960, Indonesia trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên có khả năng tác chiến dưới nước, khi đó nước này đã trang bị một lô tàu ngầm do Liên Xô đóng. Sau năm 1978, Indonesia lại tiếp tục mua thêm 2 tàu ngầm phi hạt nhân Type 209 của Tây Đức. Năm 2012, Bộ quốc phòng Indonesia tuyên bố, nước này có kế hoạch đến năm 2020 sẽ mở rộng biên đội tàu ngầm lên 12 tàu.
Hiện nay, công ty đóng tàu STX của Hàn Quốc đang hợp tác với công ty công nghiệp quốc phòng của Indonesia, đóng 3 tàu ngầm kiểu Type 209 cho Indonesia. Những tàu ngầm kiểu Type 209 này dự kiến sẽ được bàn giao trong thời gian từ năm 2015-2016.
Một trong 2 tàu ngầm Type 209 của Hải quân Indonesia mua của Đức.
Một trong 2 tàu ngầm Type 209 của Hải quân Indonesia mua của Đức.
Ngoài ra, cũng có thông tin cho rằng Indonesia quan tâm tới lớp tàu ngầm Kilo Project 636 của Nga.
Sau Indonesia, Singapore là quốc gia thứ 2 ở Đông Nam Á mua tàu ngầm từ đầu những năm 1990. Quốc gia này hiện sở hữu 6 tàu ngầm phi hạt nhân thuộc lớp Challenger và Archer mua từ Thụy Điển. Tuy nhiên, 2 lớp tàu ngầm này đều có tính năng kỹ chiến thuật chiến đấu hạn chế.
Với tham vọng tăng cường sức mạnh tàu ngầm, cuối tháng 11/2013 Singapore tuyên bố nước này đã ký hợp đồng mua 2 tàu ngầm Type 218SG mới từ công ty ThyssenKrupp của Đức. Điều khoản của hợp đồng này bao gồm việc bảo dưỡng và đào tạo thủy thủ tàu tại Đức. Tàu ngầm của Singapore sẽ được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập, dự kiến sẽ được bàn giao vào năm 2020.
Tàu ngầm Archer của Hải quân Singapore được đại tu nâng cấp tại Thụy Điển.
 Tàu ngầm Archer của Hải quân Singapore được đại tu nâng cấp tại Thụy Điển.
Bên cạnh Singapore, Hải quân Malaysia vào năm 2002 đã ký một hợp đồng mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene của Pháp. Hai tàu ngầm này đều được biên chế sử dụng trong Hải quân Malaysia vào các năm 2007 và 2009. Tháng 5/2012 Malaysia cho biết, bất kỳ kế hoạch mua tàu ngầm tiếp theo nào sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính. Cùng năm, Malaysia đã ký hợp đồng mua tàu phục vụ cứu hộ tàu ngầm, tàu này được đóng tại Singapore.
Và gần đây, quốc gia tiếp theo ở Đông Nam Á chính thức có tàu ngầm trong biên chế là Việt Nam. Cuối tháng 12/2013, tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Kilo Project 636 đầu tiên trong đơn hàng 6 tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam mua của Nga (mang tên HQ-182 Hà Nội) đã được bàn giao tại cảng Cam Ranh. 5 tàu còn lại dự kiến sẽ được bàn giao trước năm 2016.
Tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội trên vịnh Cam Ranh.
 Tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội trên vịnh Cam Ranh.
Ngoài Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam, The Diplomat cho biết các quốc gia còn lại cũng đang “nhăm nhe” muốn có tàu ngầm trong biên chế.
Tháng 6/2013, Tổng tư lệnh Quân đội Myanmar Min Aung Hlaing tuyên bố nước này đã có cuộc đàm phán với Nga về việc mua 2 tàu ngầm lớp Kilo. Cùng thời điểm, 20 lính Hải quân Myanmar bắt đầu được huấn luyện tàu ngầm cơ bản tại Trung tâm huấn luyện tàu ngầm Bahadur, Pakistan. Trước đó có báo cáo cho rằng, Myanmar dự định xây dựng lực lượng tàu ngầm vào năm 2015.
Tháng 4/2011, quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tàu sân bay – Thái Lan đã nêu lên ý định chi 220 triệu USD mua 2-6 tàu ngầm cũ Type 206A của Đức. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hủy bỏ không lâu sau.
Tới tháng 10/2013, Hải quân Thái Lan tuyên bố, có kế hoạch mua 3 tàu ngầm trong 10 năm tới. Đồng thời, nước này đã bắt đầu xây dựng một trung tâm huấn luyên tàu ngầm và căn cứ tàu ngầm tại Sattahip, tỉnh Chonburi. Căn cứ này dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3/2014, sẽ trang bị một đội huấn luyện chỉ huy tàu ngầm.
Trong 5-10 năm tới, số tàu ngầm ở Đông Nam Á sẽ tăng mạnh.
Trong 5-10 năm tới, số tàu ngầm ở Đông Nam Á sẽ tăng mạnh.
Với Hải quân Philippines, từ khi chính quyền ông Beniqno Aquino lên nắm quyền, Bộ quốc phòng Philippines đã có kế hoạch mua tàu ngầm. Nhưng hiện tại vẫn chưa có gì rõ ràng.
The Diplomat nhận định, trong 5-10 năm tới, khu vực biển Đông Nam Á, đặc biệt là Biển Đông sẽ thấy được số lượng tàu ngầm phi hạt nhân tăng mạnh. Điều này khiến khu vực Biển Đông càng trở lên sôi động. Lực lượng tàu ngầm sẽ giúp hải quân các nước có khả năng tác chiến khu vực tăng lên 4 chiều (trên không, đất liền, mặt nước và dưới nước). Tàu ngầm sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ như trinh sát thu thập tình báo, triển khai thủy lôi, chống hạm và thậm chí tấn công đất liền.

Điểm danh “rồng lửa mini” tốt nhất Đông Nam Á

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai 9K38 Igla (Nga sản xuất) phục vụ trong quân đội Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Đây cũng là loại tên lửa phòng không vác vai được nhiều quốc gia nhất ở khu vực “đặt trọn niềm tin”. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai bệ phóng tên lửa 9K38 Igla.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai 9K38 Igla (Nga sản xuất) phục vụ trong quân đội Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Đây cũng là loại tên lửa phòng không vác vai được nhiều quốc gia nhất ở khu vực “đặt trọn niềm tin”. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai bệ phóng tên lửa 9K38 Igla.

9K38 Igla trang bị đạn tên lửa nặng 10,8kg có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, độ cao 3,5km. Đạn được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến cho phép vượt qua các biện pháp đối phó hồng ngoại của đối phương, nó có thể tấn công vào phần thân máy bay, không nhất thiết nhắm vào ống xả động cơ. Ảnh minh họa nước ngoài
9K38 Igla trang bị đạn tên lửa nặng 10,8kg có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 5,2km, độ cao 3,5km. Đạn được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến cho phép vượt qua các biện pháp đối phó hồng ngoại của đối phương, nó có thể tấn công vào phần thân máy bay, không nhất thiết nhắm vào ống xả động cơ. Ảnh minh họa nước ngoài

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai FN-6 (Trung Quốc sản xuất) phục vụ trong quân đội Campuchia và Malaysia. Trong ảnh là 2 tên lửa FN-6 gắn trên xe cơ giới Quân đội Campuchia trong lễ duyệt binh.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai FN-6 (Trung Quốc sản xuất) phục vụ trong quân đội Campuchia và Malaysia. Trong ảnh là 2 tên lửa FN-6 gắn trên xe cơ giới Quân đội Campuchia trong lễ duyệt binh.

Tên lửa FN-6 có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 6km, độ cao 3,5km. FN-6 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại kỹ thuật số với khả năng vượt qua biện pháp che chắn hồng ngoại, mồi bẫy pháo sáng.
Tên lửa FN-6 có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 6km, độ cao 3,5km. FN-6 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại kỹ thuật số với khả năng vượt qua biện pháp che chắn hồng ngoại, mồi bẫy pháo sáng.

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai Starburst (Anh chế tạo) trang bị chủ yếu trong Quân đội Malaysia. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai tên lửa Starburst với kích cỡ phần đầu ống phóng rất lớn.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp vác vai Starburst (Anh chế tạo) trang bị chủ yếu trong Quân đội Malaysia. Trong ảnh là binh sĩ Malaysia vác trên vai tên lửa Starburst với kích cỡ phần đầu ống phóng rất lớn.

Starburst đạt tầm bắn từ 30m tới 7km, dùng hệ dẫn đường bán tự động SACLOS. Starburst có thể bắn từ trên vai người lính hoặc đặt trên bệ phóng lắp nhiều quả đạn (trong ảnh).
Starburst đạt tầm bắn từ 30m tới 7km, dùng hệ dẫn đường bán tự động SACLOS. Starburst có thể bắn từ trên vai người lính hoặc đặt trên bệ phóng lắp nhiều quả đạn (trong ảnh).

Ngoài FN-6, Starburst, Malaysia còn sử dụng tổ hợp tên lửa Anza Mk-III do Pakistan sản xuất. Trong ảnh là nữ binh sĩ Malaysia vác trên vai tổ hợp Anza Mk-III.
Ngoài FN-6, Starburst, Malaysia còn sử dụng tổ hợp tên lửa Anza Mk-III do Pakistan sản xuất. Trong ảnh là nữ binh sĩ Malaysia vác trên vai tổ hợp Anza Mk-III.

Anza Mk-III đạt tầm bắn xa đến 5km, diệt mục tiêu ở độ cao 4km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại có thể đối phó tốt với biện pháp che chắn hồng ngoại, pháo sáng của máy bay địch. Ảnh minh họa nước ngoài
Anza Mk-III đạt tầm bắn xa đến 5km, diệt mục tiêu ở độ cao 4km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại có thể đối phó tốt với biện pháp che chắn hồng ngoại, pháo sáng của máy bay địch. Ảnh minh họa nước ngoài

Ngoài 9K38 Igla, Quân đội Indonesia cũng tin dùng tổ hợp RBS-70 do Thụy Điển sản xuất. RBS-70 có trọng lượng rất lớn nặng tới 87kg vì thế nó thường được đặt trên giá phóng 3 chân. Ảnh minh họa nước ngoài
Ngoài 9K38 Igla, Quân đội Indonesia cũng tin dùng tổ hợp RBS-70 do Thụy Điển sản xuất. RBS-70 có trọng lượng rất lớn nặng tới 87kg vì thế nó thường được đặt trên giá phóng 3 chân. Ảnh minh họa nước ngoài

RBS-70 có thể diệt mục tiêu ở cự ly từ 250m tới 8km, độ cao 5km. Quả đạn tên lửa không được trang bị đầu tự dẫn mà dùng hệ dẫn đường lade. Theo đó, trong chiến đấu, bệ phóng sẽ liên tục chiếu chùm tia lade vào mục tiêu, bộ phận tiếp nhận tiếp nhận tín hiệu lade trên RBS-70 sẽ tiếp thu lại tín hiệu lade phản hồi từ mục tiêu để điều khiển cánh lái tên lửa bay tới mục tiêu. Ảnh minh họa nước ngoài
 RBS-70 có thể diệt mục tiêu ở cự ly từ 250m tới 8km, độ cao 5km. Quả đạn tên lửa không được trang bị đầu tự dẫn mà dùng hệ dẫn đường lade. Theo đó, trong chiến đấu, bệ phóng sẽ liên tục chiếu chùm tia lade vào mục tiêu, bộ phận tiếp nhận tiếp nhận tín hiệu lade trên RBS-70 sẽ tiếp thu lại tín hiệu lade phản hồi từ mục tiêu để điều khiển cánh lái tên lửa bay tới mục tiêu. Ảnh minh họa nước ngoài

Indonesia cũng sử dụng loại tên lửa đối không vác vai của Trung Quốc mang tên QW-3. Đạn tên lửa QW-3 kết cấu với 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tối đa 8km, độ cao diệt mục tiêu từ 4m tới 5km. Nó dùng đầu tự dẫn lade bán chủ động (phương án tương tự RBS-70). Trong ảnh là binh sĩ Indonesia bắn thử QW-3 trong một cuộc tập trận.
Indonesia cũng sử dụng loại tên lửa đối không vác vai của Trung Quốc mang tên QW-3. Đạn tên lửa QW-3 kết cấu với 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tối đa 8km, độ cao diệt mục tiêu từ 4m tới 5km. Nó dùng đầu tự dẫn lade bán chủ động (phương án tương tự RBS-70). Trong ảnh là binh sĩ Indonesia bắn thử QW-3 trong một cuộc tập trận.

“Họ hàng” tiêm kích F-16 ở Đông Nam Á

F-16 là máy bay tiêm kích đa nhiệm do hãng General Dynamics và Lockheed Martin hợp tác phát triển cho Không quân Mỹ. Đây được xem là một trong những tiêm kích thành công nhất của Mỹ trên thị trường xuất khẩu. Khoảng trên 4.000 chiếc đã được chế tạo từ năm 1976 và hoạt động tại 24 quốc gia tính tới ngày nay.
F-16 là máy bay tiêm kích đa nhiệm do hãng General Dynamics và Lockheed Martin hợp tác phát triển cho Không quân Mỹ. Đây được xem là một trong những tiêm kích thành công nhất của Mỹ trên thị trường xuất khẩu. Khoảng trên 4.000 chiếc đã được chế tạo từ năm 1976 và hoạt động tại 24 quốc gia tính tới ngày nay.

F-16 thiết kế với một động cơ phản lực, cửa hút gió nằm dưới bụng máy bay. Máy bay có thể đạt tốc độ tới 2.400km/h, bán kính chiến đấu 550km.
F-16 thiết kế với một động cơ phản lực, cửa hút gió nằm dưới bụng máy bay. Máy bay có thể đạt tốc độ tới 2.400km/h, bán kính chiến đấu 550km.

F-16 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại và hệ thống hỏa lực đa năng (tên lửa, không đối không, không đối đất, chống tàu, chống radar, bom) cho phép tấn công nhiều mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.
F-16 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại và hệ thống hỏa lực đa năng (tên lửa, không đối không, không đối đất, chống tàu, chống radar, bom) cho phép tấn công nhiều mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.

Hiện nay, ở khu vực Đông Nam Á có 3 quốc gia sử dụng các biến thể của F-16 gồm: Singapore, Indonesia và Thái Lan. Trong khi, Indonesia và Thái Lan sử dụng biến thể F-16A/B đời đầu thì Singapore trang bị những chiếc F-16C/D hiện đại hơn rất nhiều về hệ thống điện tử, hỏa lực. Trong ảnh là một chiếc F-16D Block 52+ của Không quân Singapore.
 Hiện nay, ở khu vực Đông Nam Á có 3 quốc gia sử dụng các biến thể của F-16 gồm: Singapore, Indonesia và Thái Lan. Trong khi, Indonesia và Thái Lan sử dụng biến thể F-16A/B đời đầu thì Singapore trang bị những chiếc F-16C/D hiện đại hơn rất nhiều về hệ thống điện tử, hỏa lực. Trong ảnh là một chiếc F-16D Block 52+ của Không quân Singapore.

Trong ảnh là biến thể F-16C Block 52 một chỗ ngồi của Không quân Singapore. Loại này được trang bị hệ thống định vị toàn cầu/dẫn đường quán tính cải tiến. Máy bay có thể mang thêm nhiều vũ khí tiên tiến hơn gồm: tên lửa chống radar AGM-88 Harm; bom thông minh JDAM; bom lượn tinh khôn JSOW. F-16CJ trang bị động cơ cải tiến F110-GE-129.
Trong ảnh là biến thể F-16C Block 52 một chỗ ngồi của Không quân Singapore. Loại này được trang bị hệ thống định vị toàn cầu/dẫn đường quán tính cải tiến. Máy bay có thể mang thêm nhiều vũ khí tiên tiến hơn gồm: tên lửa chống radar AGM-88 Harm; bom thông minh JDAM; bom lượn tinh khôn JSOW. F-16CJ trang bị động cơ cải tiến F110-GE-129.

Trong ảnh là biến thể F-16D Block 52+ 2 chỗ ngồi của Singapore. Loại này được trang bị hệ thống ngắm tích hợp trên mũ bay DASH-3, thùng dầu phụ 600 Gallon, trang bị được tên lửa đối không tầm trung AIM-120 và tên lửa chống radar AGM-88 Harm.
Trong ảnh là biến thể F-16D Block 52+ 2 chỗ ngồi của Singapore. Loại này được trang bị hệ thống ngắm tích hợp trên mũ bay DASH-3, thùng dầu phụ 600 Gallon, trang bị được tên lửa đối không tầm trung AIM-120 và tên lửa chống radar AGM-88 Harm.

Biến thể F-16A Block 15 OCU (OCU là nâng cấp khả năng hoạt động) một chỗ ngồi của Không quân Indonesia được trang bị động cơ F100-PW-220 cải tiến với các giao diện điều khiển số, buồng lái được nâng cấp, dùng máy tính mạnh hơn. Máy bay có thể mang được tên lửa không đối đất AGM-65, tên lửa đối không tầm trung AIM-120 và tên lửa chống tàu AGM-119.
Biến thể F-16A Block 15 OCU (OCU là nâng cấp khả năng hoạt động) một chỗ ngồi của Không quân Indonesia được trang bị động cơ F100-PW-220 cải tiến với các giao diện điều khiển số, buồng lái được nâng cấp, dùng máy tính mạnh hơn. Máy bay có thể mang được tên lửa không đối đất AGM-65, tên lửa đối không tầm trung AIM-120 và tên lửa chống tàu AGM-119.

Biến thể F-16B Block 15 OCU của Indonesia có cấu hình tương tự bản F-16A nhưng thiết kế với 2 chỗ ngồi.
Biến thể F-16B Block 15 OCU của Indonesia có cấu hình tương tự bản F-16A nhưng thiết kế với 2 chỗ ngồi.

Biến thể F-16A Block 15 một chỗ ngồi của Không quân Thái Lan trang bị radar điều khiển hỏa lực cải tiến AN/AGP-66 cùng một vài điểm thay đổi trong thiết kế khung thân máy bay.
Biến thể F-16A Block 15 một chỗ ngồi của Không quân Thái Lan trang bị radar điều khiển hỏa lực cải tiến AN/AGP-66 cùng một vài điểm thay đổi trong thiết kế khung thân máy bay.

Biến thể F-16B Block 15 với cấu hình tương tự nhưng thiết kế 2 chỗ ngồi.
 Biến thể F-16B Block 15 với cấu hình tương tự nhưng thiết kế 2 chỗ ngồi.

Thái Lan đã quyết định nâng cấp 12 chiếc F-16A và 6 chiếc F-16B lên chuẩn MLU (nâng cấp giữa thời gian sử dụng) dựa theo gói F-16C/D Block 50. Theo đó, những chiếc F-16 MLU trang bị loại radar điều khiển hỏa lực mới AN/PG-68(v)9, hệ thống tác chiến điện tử ALQ-213, thiết bị phòng vệ ALE-47.
Thái Lan đã quyết định nâng cấp 12 chiếc F-16A và 6 chiếc F-16B lên chuẩn MLU (nâng cấp giữa thời gian sử dụng) dựa theo gói F-16C/D Block 50. Theo đó, những chiếc F-16 MLU trang bị loại radar điều khiển hỏa lực mới AN/PG-68(v)9, hệ thống tác chiến điện tử ALQ-213, thiết bị phòng vệ ALE-47.

Tin mới