Đón xem “Trăng máu” và nguyệt thực toàn phần đêm nay

Trăng rằm ngày 15/5, còn gọi là “Trăng máu”, trùng với nguyệt thực toàn phần đầu tiên của năm 2022.

Đón xem “Trăng máu” và nguyệt thực toàn phần đêm nay
Mặt trăng sẽ phát sáng màu đỏ trong lần nguyệt thực toàn phần đầu tiên của năm nay vào đêm 15/5, trái ngược hoàn toàn với màu trắng sữa thông thường của trăng tròn.
Theo EarthSky, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lúc 22h27 ngày 15/5 theo giờ ET, còn nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 23h29 giờ ET. Nguyệt thực một phần sẽ kết thúc lúc 0h53 sáng theo giờ ET ngày 16.5 và nguyệt thực toàn phần sẽ kết thúc lúc 1h55 giờ ET ngày 16/5.
Theo NASA, nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời thẳng hàng, với Mặt trăng đi qua bóng của Trái đất.
Khi trăng tròn di chuyển vào bóng của Trái đất, nó sẽ tối đi, nhưng sẽ không biến mất. Ánh sáng Mặt trời đi qua bầu khí quyển của Trái đất chiếu sáng Mặt trăng một cách ấn tượng, khiến nó có màu đỏ - đó là lý do tại sao đây thường được gọi là "Trăng máu".
Noah Petro, trưởng Phòng thí nghiệm Địa chất, Địa vật lý và Địa hóa học của NASA, cho biết không phải ai cũng có thể nhìn thấy nguyệt thực toàn phần trong lần xuất hiện đêm nay.
Don xem “Trang mau” va nguyet thuc toan phan dem nay
Trăng máu. Ảnh: NASA
Nguyệt thực toàn phần sẽ được nhìn thấy ở Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ và Bắc Mỹ (ngoại trừ các khu vực Tây Bắc) trong ngày 15-16/5.
Một nguyệt thực toàn phần khác thứ hai trong năm nay sẽ xuất hiện ở Châu Á, Australia, Thái Bình Dương, Nam Mỹ và Bắc Mỹ vào ngày 8/11. Sau đó, sẽ không có nguyệt thực toàn phần nữa cho đến tháng 3/2025, theo ông Petro.
Việc xem nguyệt thực bằng mắt thường là hoàn toàn an toàn. “Điều tuyệt vời về nguyệt thực là bạn không cần thiết bị nào khác ngoài niềm đam mê và hứng thú với bên ngoài và một đường chân trời rõ ràng” - ông Petro nói.
Để có điều kiện quan sát tối ưu, hãy tránh ánh sáng chói và các tòa nhà cao tầng có thể cản trở tầm nhìn. Mặc dù cực điểm của nguyệt thực có thể chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng tông màu của Mặt trăng sẽ thay đổi trong suốt đêm, theo Petro. Những thay đổi này khiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này trở nên thú vị khi xem trong suốt thời gian nguyệt thực hơn là tại một thời điểm cụ thể.
Nếu trời nhiều mây hoặc với những người không thể xem được nguyệt thực trực tiếp, chẳng hạn như ở Việt Nam, có thể xem buổi phát trực tiếp trên kênh Youtube chính thức của NASA.

Nếu Trái Đất vắng bóng Mặt Trăng, điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra?

Con người dường như đã quá quen thuộc với sự tồn tại của Mặt Trăng, đến nỗi thật khó tưởng tượng viễn cảnh Trái Đất sẽ ra sao nếu thiếu Mặt Trăng.

Nếu Trái Đất vắng bóng Mặt Trăng, điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra?

Neu Trai Dat vang bong Mat Trang, dieu khung khiep gi se xay ra?

Mặt Trăng là "vệ tinh tự nhiên" duy nhất của Trái Đất. Mặt Trăng nhỏ hơn Trái Đất khoảng 3,7 lần. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Mặt Trăng có khả năng được hình thành sau khi một thiên thể có kích thước bằng sao Hỏa va chạm với Trái Đất. Nhưng thế giới sẽ ra sao nếu Mặt Trăng không được hình thành?

Mặt trời nã “pháo sáng" mạnh nhất vào Trái đất, thảm họa gì xảy ra?

Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) vừa đưa ra lời cảnh báo về những thiệt hại mà quả "pháo sáng vũ trụ" loại X này có thể gây ra cho Trái đất.

Mặt trời nã “pháo sáng" mạnh nhất vào Trái đất, thảm họa gì xảy ra?
Mat troi na “phao sang
 Một quả pháo sáng vũ trụ loại mạnh nhất - loại X - vừa bắn ra khỏi vết đen Mặt Trời hỗn hợp AR3006 vào lúc 8 giờ 55 phút tối 10/5 theo giờ Việt Nam.

Giải mã: Tại sao sinh vật dưới biển sâu thường có kích thước khổng lồ?

Nhiều động vật dưới biển sâu có kích thước to lớn vượt trội so với họ hàng ở các nơi khác, vậy lí do là gì?

Giải mã: Tại sao sinh vật dưới biển sâu thường có kích thước khổng lồ?
Giai ma: Tai sao sinh vat duoi bien sau thuong co kich thuoc khong lo?
 Ở những nơi sâu nhất và lạnh nhất của đại dương, các sinh vật biển - chủ yếu là động vật không xương sống - có thể đạt đến kích thước khổng lồ. Mực, nhện biển, giun và nhiều động vật khác phát triển to lớn vượt trội so với họ hàng của chúng trên khắp thế giới. Hiện tượng này được gọi là gigantism.

Đọc nhiều nhất

Tin mới