Đơn vị của Tổng cục Hậu cần, BQP cho thuê đất làm trại lợn, dân chịu ô nhiễm kinh hoàng

(Kiến Thức) - Người dân thuộc 2 xã Thạch Hoà và Bình Yên (H.Thạch Thất, Hà Nội) đã kêu cứu hơn 10 năm nay vì sống trong cảnh ô nhiễm từ việc xả thải trực tiếp ra môi trường của các trang trại nuôi lợn thuê đất của đơn vị thuộc Tổng cục Hậu cần, BQP.

Đơn vị của Tổng cục Hậu cần, BQP cho thuê đất làm trại lợn, dân chịu ô nhiễm kinh hoàng
Người dân thuộc hai xã Thạch Hoà và Bình Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã viết đơn kêu cứu gửi cho chính quyền xã, huyện, thành phố và các cơ quan chức năng về việc môi trường sống của họ đã bị "bức tử" trong suốt hơn 10 năm qua.
Họ là những người dân sống gần khu vực đất quốc phòng thuộc quản lý của Tiểu đoàn 26 - Tổng cục Hậu cần và Trung đoàn 916 - Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân. Theo người dân, họ đang ngày đêm sống phải hứng chịu mùi hôi thối nồng nặc bốc ra từ một số trang trại chăn nuôi lợn.
Trao đổi với PV, ông Hồng thôn 10, xã Thạch Hòa cho biết: Hàng chục năm nay, không chỉ có riêng gia đình ông mà có hàng trăm hộ dân sống tại đây vô cùng khổ cực vì mùi hôi thối, mùi xú uế từ những trang trại lợn gây ra, những lúc thay đổi thời tiết, về đêm, là những lúc thấy tởm nhất vì mùi hôi thối bốc lên không thể tả nổi…
Theo ông Hồng, mặc dù tình trạng ô nhiễm này đã được người dân nhiều lần làm đơn gửi lên các cấp chính quyền địa phương cũng như phía quân đội, nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa được xử lý.
Don vi cua Tong cuc Hau can, BQP cho thue dat lam trai lon, dan chiu o nhiem kinh hoang
Nước thải đặc quánh được xả thải từ các trại lợn ra môi trường 
Đáng chú ý, việc xả thải trực tiếp ra môi trường từ những trang trại lợn không chỉ gây ra mùi hôi thối khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của những hộ dân nơi đây.
Trao đổi với PV, bà Nhung (Tổ 11, xã Thạch Hòa) cho hay: “Khi chưa có trại lợn, toàn bộ người dân ở đây đều sử dụng nước giếng khoan để sử dụng.
Thế nhưng, từ khi những trại lợn này xuất hiện thì nguồn nước sạch của bà con cũng bị ảnh hưởng vì nguồn nước ô nhiễm do nước thải của các trang trại này thẩm thấu xuống nguồn nước sinh hoạt. Chính vì vậy, bà con phải bỏ giếng khoan, đầu tư làm giếng trời để hứng nước sạch”.
Qua ghi nhận sự việc, PV Báo Kiến Thức làm việc với UBND xã Thạch Hòa để hiểu rõ sự tình. Ông Nguyễn Văn Hoạt – cán bộ môi trường xã Thạch Hòa cho biết: Sự việc người dân phản ánh là đúng, bởi ông cũng là người địa phương và từng nhiều lần cùng các cơ quan chức năng vào trực tiếp các trại lợn để giải quyết sự việc nên cảm nhận rõ sự ô nhiễm môi trường từ việc xả thải không qua xử lý của các hộ chăn nuôi.
Don vi cua Tong cuc Hau can, BQP cho thue dat lam trai lon, dan chiu o nhiem kinh hoang-Hinh-2
Những bể chứa nước thải của các trang trại lợn lộ thiên và không qua xử lý 
Nước thải, phân lợn từ trại lợn chảy ra suối chạy qua thôn 10, 11 xã Thạch Hòa và chảy qua xã Bình Yên, xã Lại Thượng của Thạch Thất ảnh hưởng đến nhiều hộ dân.
Nghiêm trọng nhất là hơn 1.000 người dân đang sống trên địa bàn thôn 10, 11 xã Thạch Hòa. Ông Hòa cho biết, nguồn nước ngầm của thôn 10, 11 đều đã bị ô nhiễm bởi nước xả thải từ các trang trại lợn và hiện đã không thể sử dụng...
Vị cán bộ phụ trách môi trường xã Thạch Hòa cho biết thêm, chính quyền địa phương đã nhận được đơn kiến nghị của các hộ dân từ bao lâu nay, mọi đơn từ đều được chuyển lên huyện, thành phố để xin ý kiến xử lý. Các hộ trang trại lợn họ trực tiếp ký hợp đồng thuê đất với Tổng cục Hậu cần - Bộ tham mưu (Bộ Quốc Phòng). Về các giấy tờ liên quan giữa các bên thì UBND xã không thể nắm được. Nhưng khi có kiến nghị của người dân, UBND xã Thạch Hòa cũng đã mời các bên liên quan đến làm việc để tìm phương án giải quyết.
Don vi cua Tong cuc Hau can, BQP cho thue dat lam trai lon, dan chiu o nhiem kinh hoang-Hinh-3
Ông Nguyễn Văn Hoạt – cán bộ môi trường xã Thạch Hòa đứng cạnh ao chứa nước thải từ trang trại lợn xung quanh xả ra. 
Ông Nguyễn Văn Hoạt cho biết thêm, UBND huyện Thạch Thất, trên địa bạn xã Thạch Hòa có trại Trung đoàn 96 hơn 40 chuồng. Theo thông tin xã Thạch Hòa nắm được thì năm 2020 này hết thời hạn thuê đất giữa chủ trang trại và phía Bộ Thạm mưu - Tổng cục Hậu cần. Trại Trung đoàn 96 cũng đã giải tán số chuồng trại và chỉ còn khoảng 6 chuồng là đang tiếp tục chăn nuôi (khoảng 500 -700 con lợn - PV).
Theo cán bộ xã Thạch Hòa, rất nhiều cơ quan chức năng vào cuộc để giải quyết vấn đề ô nhiễm do những trại chăn nuôi lợn gây ra và dự kiến xử lý dứt điểm trong năm 2020. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm cần thêm thời gian để khắc phục do với lượng xả thải ra môi trường hơn 10 năm qua của các trang trại lợn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng và xử lý không phải là vấn đề đơn giản.
"Các cơ quan chức năng của huyện Thạch Thất, UBND TP Hà Nội đã phối hợp với Bộ Tham mưu - Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) cùng tham gia giải quyết vấn đề, qua nhiều lần làm việc nhưng vẫn chưa thể xử lý vụ việc. UBND xã Thạch Hòa tiếp tục kiến nghị lên cấp trên để sớm trả lại môi trường sống trong sạch cho người dân trên địa bàn" - ông Hòa cho hay. 
Video: Nước thải trại lợn xả trực tiếp ra môi trường gây mùi hôi thối
Theo tài liệu mà UBND xã Thạch Hòa cung cấp, năm 2016, Bộ Tham mưu - Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) đã nhiều lần ra văn bản về việc thanh lý hợp đồng với các chủ trang trại thuê đất của đơn vị sản xuất, cụ thể là chăn nuôi lợn. Nội dung văn bản là chấm dứt hợp đồng liên kết chăn nuôi và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường trong khuôn viên đất Quốc phòng trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.
Nhưng không biết vì lý do gì mà đến nay tình trạng các trang trại nuôi lợn vẫn hoạt động và việc xả thải ra môi trường chưa qua xử lý vẫn tiếp diễn?
Báo Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về vụ đơn vị của Tổng cục Hậu cần, BQP cho thuê đất làm trại lợn, dân chịu ô nhiễm kinh hoàng 10 năm chưa dứt.

Hà Nội ô nhiễm không khí nặng: Lùng mua khẩu trang chống độc 800 ngàn/cái

Ô nhiễm khói bụi ở Hà Nội có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của nhóm người có sức đề kháng kém như người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp.

Hà Nội ô nhiễm không khí nặng: Lùng mua khẩu trang chống độc 800 ngàn/cái
Mới đây, tổ chức AirVisual, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giám sát chất lượng không khí, đã công bố Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018. Theo kết quả đó, Hà Nội có nồng độ bụi mịn PM 2.5 ở mức 40,8 μg/m3, là thành phố ô nhiễm thứ hai ở Đông Nam Á, sau Jakarta 45,3 μg/m3.

Lắp đặt ống cống khủng dẫn nước sông Tô Lịch: Có hết ô nhiễm?

(Kiến Thức) - TP Hà Nội đang tiến hành lắp đặt một ống cống khổng lồ dẫn nước sông Tô Lịch vào nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với mục đích giải quyết tình trạng ô nhiễm.

Lắp đặt ống cống khủng dẫn nước sông Tô Lịch: Có hết ô nhiễm?
Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá với tổng số vốn hơn 16.000 tỷ đồng đang khẩn trương thi công các gói thầu của dự án. Hiện dự án đang áp dụng công nghệ khoan kích ngầm để đào ngầm, đặt các ống cống khổng lồ đường kính lên tới 2,2m để dẫn nước từ sông Tô Lịch, sông Lừ... vào nhà máy.

Thi tốt nghiệp THPT 2020: Chân dung các thủ khoa

(Kiến Thức) - Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố điểm thi và phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Thủ khoa khối A có số điểm 29,75, trong khi thủ khoa của khối B là 29,8, còn khối C là 29,25 điểm.

Thi tốt nghiệp THPT 2020: Chân dung các thủ khoa
Thi tot nghiep THPT 2020: Chan dung cac thu khoa

Nguyễn Ngọc Khanh (trường THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội) không chỉ gây ấn tượng với vị trí thủ khoa khối D toàn quốc gồm 10 điểm Toán, 10 điểm tiếng Anh và 9 điểm Ngữ văn (tổng 29 điểm) mà còn sở hữu vẻ ngoài đúng chuẩn nàng thơ.

Thi tot nghiep THPT 2020: Chan dung cac thu khoa-Hinh-2
 Nữ sinh này cho biết: "khi nhìn số liệu thống kê, số báo danh của mình trùng khớp với thủ khoa khối D01, nữ sinh Hà Nội mới dám tin mình thực sự có điểm cao nhất cả nước, cảm giác lúc đó lâng lâng, sung sướng".

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.