Đổi mới toàn diện GD: “Ngổn ngang” phương án sách giáo khoa

(Kiến Thức) - Đơn vị, cơ quan nào biên soạn, xây dựng chương trình SGK thì phải đáp ứng được tầm vĩ mô, bám sát thực tế nhu cầu giảng dạy và học tập.

Đọc bài "Tôi thấy bất an" với ý kiến trao đổi của GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam về vấn đề sách giáo khoa, tôi nghĩ, điều bất an đó đã thực sự lan tỏa đến bạn đọc, bởi tất cả các phương án về sách giáo khoa còn rất "ngổn ngang".
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Sách giáo khoa là một phương tiện văn bản để truyền tải kiến thức đến người học, là công cụ để học tập không thể thiếu đối với con người. Vì vậy mà trong những ngày qua vấn đề sách giáo khoa đã được bàn thảo rất nóng trên diễn đàn Quốc hội, được dư luận xã hội quan tâm và nhận được nhiều ý kiến của các nhà khoa học, giáo dục đóng góp để tìm ra một mô hình sách giáo khoa sao cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu trong sự nghiệp giáo dục hiện tại và sau này của nước ta. Cho dù đơn vị, cơ quan nào biên soạn, xây dựng chương trình thì sách giáo khoa phải đáp ứng được tầm vĩ mô, phổ rộng bám sát với thực tế nhu cầu giảng dạy và học tập của nền giáo dục Việt Nam. 
Thời gian không còn nhiều, nếu các nhà hoạch định chương trình và biên soạn sách giáo khoa chưa tìm được tiếng nói chung, thì đề án về chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục & Đào tạo trình ra khó có thể được thực hiện theo đúng thời gian đã định.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nếu để Bộ Giáo dục & Đào tạo làm sách giáo khoa, như vậy bộ chủ quản đã vừa đá bóng vừa thổi còi, dư luận lo ngại nếu như thế thì khó có thể khách quan. 
Nhìn lại chúng ta cũng đã có những bài học sâu sắc về sách giáo khoa của những năm qua. Có thời sách giáo khoa là thứ độc quyền do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát hành và năm nào chỉ sử dụng được cho năm đó bởi năm sau đã có những bổ sung, thay đổi nho nhỏ, mà đáng ra chỉ cần có những trang đính chính hay bổ sung là vẫn có thể dùng được những bộ sách này. Điều này đã dẫn đến chuyện anh, chị học xong sách giáo khoa đành bỏ, các em lớp sau không sử dụng được, đã gây ra một sự lãng phí rất lớn cho phụ huynh và xã hội. 
Xã hội chúng ta đang cần những bộ sách giáo khoa đúng nghĩa giáo dục và khoa học chứ không thể là những sự bất an. 

Sáng hồng Nhất Nhất quảng cáo thô tục: Xử lý thế nào?

(Kiến Thức) -  Quảng cáo sản phẩm Sáng hồng Nhất Nhất bằng bài thơ tục tĩu trên tạp chí, Công ty Dược phẩm Nhất Nhất sẽ bị xử lý như thế nào?

Dư luận đang bức xúc khi một tờ tạp chí mới đây đăng bài “Sáng hồng Nhất Nhất được Bộ Y tế tặng cho 323 cán bộ phụ nữ nhân ngày 20/10”, trong đó có sử dụng một bài thơ với ngôn ngữ tục tĩu. Trên trang web của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế nhận định, bài viết trên có sử dụng nhiều câu chữ được cho là không phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt, đặc biệt trong bài viết còn đăng bài thơ của bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Quản lý sản phẩm thực phẩm, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo trong lĩnh vực thực phẩm
Ngày 28/11 vừa qua, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu bác sĩ Nguyễn Văn Dũng báo cáo, giải trình về sự việc này. Theo báo cáo của ông Dũng, tạp chí trên đã tự ý đăng bài thơ này mà chưa được sự đồng ý của ông Dũng. “Cục An toàn thực phẩm đang tiếp tục liên hệ với thanh tra Bộ thông tin và truyền thông cũng như công ty cổ phần Dược phẩm Nhất Nhất để làm rõ và xử lý sự việc theo quy định của pháp luật” - Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh.

Đổi mới toàn diện GD: Đừng coi SGK như hàng hóa

(Kiến Thức) - Theo PGS Văn Như Cương, đổi mới là cần thiết, xây dựng lại chương trình, viết lại SGK lại càng cần.

Theo PGS Văn Như Cương, người đã từng tham dự viết nhiều bộ sách giáo khoa (SGK), đổi mới là cần thiết, xây dựng lại chương trình, viết lại SGK lại càng cần, nhưng tổ chức thực hiện như thế nào? Đừng thị trường hóa, coi sách giáo khoa như các mặt hàng kinh doanh khác. Để có một bộ sách tốt thì cần có người giỏi, đầu tư lớn, giám sát chặt.
Ai dám viết sách?

Đọc nhiều nhất

Tin mới