Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy hệ thống chính trị

Trung ương thảo luận Đề án về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy hệ thống chính trị
Tại Hội nghị, Trung ương thảo luận Đề án về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phù hợp với thể chế KTTT định hướng XHCN; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể CT-XH.
Ngày 9/10, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tiến hành ngày làm việc thứ năm trong chương trình. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường cả ngày.
Buổi sáng, dưới sự điều hành của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận về Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập.
Buổi chiều, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thành viên Thường trực Ban Bí thư, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về Đề án một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc ở tổ, thảo luận nội dung trên.
Trước đó, phát biểu tại khai mạc Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gợi mở, lưu ý, nhấn mạnh thêm một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Doi moi, nang cao hieu luc, hieu qua bo may he thong chinh tri
 Nguồn ảnh: VGP
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tờ trình và Báo cáo của Bộ Chính trị đã nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết và phạm vi của Đề án "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Bộ Chính trị nhận thấy, đây là vấn đề rất lớn, rất quan trọng nhưng cũng rất khó, rất phức tạp và nhạy cảm, vì nó liên quan đến những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; về đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; về quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động...
Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, cho đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý; tổ chức bộ máy của khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập chậm được đổi mới; tổ chức và biên chế ngày càng phình to; số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ "hàm" không hợp lý; cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập; số lao động phục vụ gián tiếp quá nhiều trong khi thiếu nhân lực trực tiếp làm chuyên môn nghiệp vụ. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp công và người hoạt động không chuyên trách cấp xã ngày càng nhiều.
Tổng Bí thư "đề nghị các đồng chí tập trung nghiên cứu, đánh giá khách quan, toàn diện về tình hình và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. Đồng thời, từ kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý nơi công tác; nghiên cứu, vận dụng các bài học được rút ra từ tổng kết lý luận, thực tiễn qua 30 năm đổi mới, tập trung đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, bổ sung hoàn thiện quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. Phải chăng cần đặc biệt chú ý bảo đảm tính đổi mới, tổng thể, hệ thống, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; không nôn nóng từ cực nọ nhảy sang cực kia; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương; xử lý hài hoà mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Các nhiệm vụ và giải pháp đề ra phải phù hợp, khả thi, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị cũng như các tổ chức cụ thể của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là tổ chức bộ máy bên trong từng cơ quan, đơn vị. Phải chăng những việc nào đã rõ, đã chín thì kiên quyết làm ngay; việc nào chưa đủ rõ, quá phức tạp, ý kiến còn khác nhau nhiều thì tích cực nghiên cứu, mạnh dạn cho làm thí điểm rồi tổng kết, mở rộng dần?..."

Trung ương thảo luận về nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước

Theo Văn phòng TW Đảng, chiều ngày 6/7, Trung ương đã thảo luận về nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước.

Trung ương thảo luận về nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước
Buổi sáng, Trung ương làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Quy định thi hành Điều lệ Đảng và dự thảo Quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.
Trung uong thao luan ve nhan su lanh dao cac co quan nha nuoc
 Hội nghị Trung ương 3 khóa XII (Ảnh: N.Bắc).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên họp Hội nghị TW5

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên thảo luận về Đề án hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên họp Hội nghị TW5
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 5, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên thảo luận về Đề án hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trưởng ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình tiếp ông John Kerry

Ngày 20/6, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đã tiếp đoàn công tác cấp cao Mỹ do ông John Kerry, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, dẫn đầu.

Trưởng ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình tiếp ông John Kerry
Ngày 20/6, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đã tiếp đoàn công tác cấp cao Mỹ do ông John Kerry, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, dẫn đầu.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.