Độc nhất Việt Nam: Rễ cây ôm chặt, giữ ngôi đình không bị sập

Trước mặt tiền điện thờ ở đình Tân Đông, 5 vòm cửa được rễ của 2 cây bồ đề tỏa rộng ra ôm trọn bức tường.

Độc nhất Việt Nam: Rễ cây ôm chặt, giữ ngôi đình không bị sập
Gốc bồ đề ôm trọn ngôi đình
Đình Tân Đông (xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) là một ngôi đình cổ được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh vào năm 2010.
Ngôi đình xuống cấp nặng nề từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có dấu hiệu tôn tạo nào.
Doc nhat Viet Nam: Re cay om chat, giu ngoi dinh khong bi sap
Đình Tân Đông nhìn từ xa. Phía trước là võ ca đã trơ khung (mũi tên). Bệ thờ thần nông (trong vòng tròn) và miếu cũng đã xuống cấp. 
Đình được xây dựng trên một thửa đất rộng khoảng gần 2.000 m2 nhưng nhiều hạng mục đã hư hỏng chỉ còn lại điện thờ dột nát, xiêu vẹo. Phía trước điện thờ là võ ca - nơi dùng để biểu diễn hát bội mỗi khi có đại lễ - chỉ còn lại những cột xi măng.
Gần đó, bệ gạch thờ Thần Nông, hai miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương và Sơn Quân (thần hổ) đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Phía trước mặt tiền điện thờ, 5 vòm cửa được rễ của 2 cây bồ đề tỏa rộng ra ôm trọn bức tường. Bên hông, một đoạn mảng tường đã cong nhưng nếu không có những đoạn rễ của cây bồ đề ôm lấy chắc chắn sẽ đổ và kéo theo sự sụp đổ của ngôi đình.
Phía hậu điện cũng được 2 cây bồ đề khác cũng bao bọc lấy phần sau của đình. Như vậy, ngôi đình mục nát này vẫn đứng vững với thời gian nhờ vào bộ rễ của những cây bồ đề mọc xung quanh.
Doc nhat Viet Nam: Re cay om chat, giu ngoi dinh khong bi sap-Hinh-2
Mặt tiền đình Tân Đông với bộ rễ của 2 cây ôm chặt bức tường và 5 vòm cửa. 
Bên trong điện thờ, nền đã bong tróc. Trên mái, ngói đã vỡ nhiều. Nhiều lỗ trống được người dân dùng bạt che lại.
Phía sau điện thờ tình trạng cũng tương tự. Trên bàn thờ tiền hiền và hậu hiền, 2 đầu lân, cái thì lủng lẳng, cái nằm trên bàn.
Doc nhat Viet Nam: Re cay om chat, giu ngoi dinh khong bi sap-Hinh-3
Vách tường (vị trí mũi tên) đã nghiêng ra ngoài nhưng vẫn không đổ được nhờ bộ rễ bồ đề giữ lại. 
Ông Võ Văn Bê, 65 tuổi, một người dân sống cạnh đình, cho biết: "Nếu như không có những cây bồ đề tỏa rễ, ôm lấy đình thì chắc chắn đình đã sập.
Trước đây, phía trước có 3 gốc bồ đề. Năm 1990, có người đến định bứng cả 3 gốc về làm cảnh nhưng khi vừa bứng xong một gốc đã bị người dân phát hiện và ngăn chặn. Những cây bồ đề này chỉ mới có khoảng 30 năm nay do chim ăn trái thải hạt xuống. Cũng nhờ vậy mà giữ được ngôi đình".
Có thể nói đình Tân Đông là ngôi đình độc nhất vô nhị ở Việt Nam, đứng vững nhờ những gốc bồ đề xung quanh. Tiếp xúc với bà con, chúng tôi được biết người dân nơi đây xem những cây bồ đề như cây thần, vừa canh gác vừa làm nhiệm vụ nâng đỡ đình vượt qua thời tiết khắc nghiệt.
Bà con rất tin vào sự linh thiêng của ngôi đình, luôn hãnh diện và tự hào về một di tích văn hóa rất đặc trưng này.
Cần nhanh chóng tôn tạo
Chưa ai xác định được đình Tân Đông xây dựng vào năm nào. Hiện chỉ còn ở phía mặt tiền đình còn khắc năm 1907, có thể là năm trùng tu hoặc năm xây dựng. Nhưng căn cứ vào thời điểm trên thì đình đã hiện diện 110 năm tại vùng đất này.
Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, người Việt bắt đầu khẩn hoang miền Nam vào cuối thế kỷ 17. Trong quá trình khẩn hoang đó nhiều làng xã được thành lập và mỗi làng đều xây dựng một ngôi đình.
Theo tiến sĩ Phạm Hữu Mý, nguyên Trưởng ban quản lý di tích TP.HCM, đình như là ngôi nhà chung của làng. Ngoài việc đây là nơi hội họp giải quyết những việc chung, đình còn là nơi duy trì lễ hội mang tính truyền thống văn hóa tín ngưỡng dân gian.
Như vậy trải qua một thời gian khá dài, đình Tân Đông là nơi lưu giữ dấu ấn sinh hoạt của một làng.
Sau 1975, đình Tân Đông bị bỏ hoang và xuống cấp từ đó. Một người dân kể lại, đến năm 1978, ông Nguyễn Văn Đời vốn là ông Từ giữ đình đã mang hai con gà ra đình làm lễ dâng hương.
Sau đó bà con theo lệ cũ, một năm 4 lần cúng bái vào các dịp lễ Kỳ yên (16-2 AL), lễ Thượng điền (16-5 AL), lễ Hạ điền (16-8 AL) và lễ Cầu Ông (16-11 AL). Mỗi lễ cúng được diễn ra trong 2 ngày tụ họp bà con trong làng và vùng lân cận về cùng nhau chiêm bái, ăn uống và thưởng thức hát bội.
Độc đáo nhất của đình Tân Đông hiện nay là bộ rễ của cây bồ đề đã ôm giữ được nguyên vẹn 5 vòm cửa của ngôi đình. Ngoài ra, nhiều họa tiết hoa văn trên các bức tường còn giữ được nguyên vẹn.
Trên nóc đình, hai con rồng theo thế lưỡng long chầu nguyệt vẫn còn sừng sững, ẩn hiện sau tán lá bồ đề. Từ xa nhìn vào, mặt tiền đình Tân Đông như một tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo và hiếm có.
Nguyện vọng của bà con Tân Đông muốn được chính quyền tôn tạo lại ngôi đình để ghi lại dấu ấn một thời đã qua.
Thế nhưng khi tìm lại những tài liệu cũ, trên báo Ấp Bắc - tiếng nói của Đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang - ngày 23/8/2013 có đoạn: "Anh Nguyễn Văn Mạnh, Phó phòng Kế hoạch - Tài chính Sở VH-TT&DL cho biết: “Dự án tu sửa đình Tân Đông đã được thông qua Huyện ủy - UBND huyện Gò Công Đông cách nay gần một tháng, với mức kinh phí ban đầu gần 10 tỷ đồng. Trước mắt sẽ đầu tư sửa chữa chính điện và xây hàng rào. Dự kiến sớm nhất là vào đầu năm 2014 mới khởi công”.
Nhưng đến nay, đã 3 năm trôi qua, đình Tân Đông vẫn hương tàn khói lạnh...

Kỳ lạ câu chuyện cả làng lập bàn thờ… một hòn đá

Tại xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), người dân lập bàn thờ thần đá, coi như “một vị thần hộ mệnh” và kính cẩn gọi là “ngài đá”, “ông đá”.

Kỳ lạ câu chuyện cả làng lập bàn thờ… một hòn đá

Tôi về miền đất Thanh Lộc vào một ngày cuối năm 2015, sau khi nghe câu chuyện kỳ lạ và có phần đặc biệt này. Ngay khi tới đầu làng Thanh Bình, xã Thanh Lộc, hỏi về ‘ngài đá”, người dân ai ai cũng biết. Thấy tôi hỏi đường lên “ngài đá” một vị cao niên trong làng đã chỉ dẫn rất nhiệt tình, kèm theo đó là câu hỏi: "Nhà chị mất vật nuôi phải không? Hay đến cầu xin bình an, “ngài” thiêng lắm, lên đó mà xin".

Lúc tôi tìm đến địa điểm thờ “ông đá”, một vài cụ trong Hội người cao tuổi xã Thanh Lộc đang quét dọn khuôn viên nơi đây. Cạnh đó, hai ba người dân từ vùng khác đang tới thắp hương, cầu khấn. Phía trước nơi “ông đá” ngự là một ban thờ, khói hương nghi ngút, bánh kẹo và vàng mã để đầy phía trên.

Kỳ lạ câu chuyện cả làng lập bàn thờ… một hòn đá.
 Kỳ lạ câu chuyện cả làng lập bàn thờ… một hòn đá.

Ngay ở cổng dẫn vào đền thờ phiến đá, một tấm bảng ghi rõ dòng chữ "Di tích bản thổ"

Theo quan sát, ngay cổng ra vào khu vực thờ tự “ngài đá” có một bản chỉ dẫn ghi rõ “Di tích Bản thổ”. Bao quanh đền thờ phiến đá là một khuôn viên được xây dựng rộng gần 1.000m2, có mái che, đèn thờ, lư hương và nến để cho mọi người tới thắp hương cầu nguyện. Còn phiến đá mà người dân nơi đây xem là một “vị thần” trông rất bình thường, đó là một phiến đá lộ thiên có màu xanh rêu hình bầu dục, chiều dài khoảng 2m, chiều rộng và chiều cao khoảng gần 1m.

Nhiều vị cao niên trong làng cho biết, “ông đá” đã có từ xa xưa, từ cái thời các cụ còn nhỏ đã thấy phiến đá ấy ở khu vực này. Cha ông ngày trước cũng đã thờ cúng chứ không phải sau này con cháu mới lập bàn thờ.

Ky la cau chuyen ca lang lap ban tho… mot hon da-Hinh-2
 Phiến đá phủ rêu xanh được người dân lập đền thờ, kính cẩn gọi là "ngài đá".

Bà Đoàn Thị Thư (70 tuổi), một người dân tại làng và cũng là người thường xuyên tới quét dọn tại khuôn viên thờ tự phiến đá cho biết: "Ông đá" có từ hàng trăm năm nay rồi. Ngài rất linh thiêng, hễ ai mất lợn, trâu bò, thì sắm lễ vật là một búp hương, một nén vàng, đến xin “ông đá”, rồi đi tìm thì sẽ tìm được.

“Xin mất trâu bò vật nuôi, xin thi cử hay thậm chí là xin con hiếm muộn, không chỉ người trong làng mà có rất nhiều người dân từ vùng khác tới xin. Những năm gần đây, người dân trong làng có con cái thi đi thi cử đều đến xin “ngài đá””, bà Thư nói.

Người dân ở trong làng Thanh Bình nói riêng và xã Thanh Lộc nói chung, cứ đến ngày 14, 15 hàng tháng đều mang lễ vật tới làm lễ, cúng lên “ngài đá”. Những mùa lúa mới, người dân làm lễ gạo mới, nếp mới dâng lên “ngài đá” nhằm cầu nguyện mưa thuận, gió hòa, làm ăn bội thu.

Ky la cau chuyen ca lang lap ban tho… mot hon da-Hinh-3
 Người dân quanh năm thắp hương nghi ngút trên bàn thờ "thần đá".

Ky la cau chuyen ca lang lap ban tho… mot hon da-Hinh-4
Trên bàn thờ có đầy đủ lư hương, đèn, hoa để người dân tới dâng lễ.

Theo bà Thư, các cây cối xung quanh khuôn viên không bao giờ bị đổ gãy, cho dù mưa to gió lớn đến thế nào. Vừa nói, bà Thư vừa chỉ tay cho tôi xem những cây cổ thụ cao lớn mà theo bà là đã tồn tại từ lâu đời nay.

Một người dân ở làng Thanh Bình chia sẻ, đây là ngày bình thường nên rải rác người đến, chứ những ngày rằm ngày lễ tết, người tới rất đông, xe cộ dựng một hàng kéo dài. Thời điểm chúng tôi có mặt, một đôi nam nữ đang làm lễ, qua nói chuyện được biết, hai anh chị là người ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), sau khi nghe câu chuyện và sự linh thiêng của “ngài đá” nên vào dâng lễ hương, xin “ngài”.

Sau khi nghe câu chuyện kể về phiến đá, để hiểu rõ hơn, chúng tôi đã trao đổi với ông Lê Đình Luyện (80 tuổi), một cán bộ thủy lợi về hưu trong làng Thanh Bình.

Ông Luyện cho biết, đền thờ còn được gọi là Bản thổ, tức là ngôi đền thờ thổ thần của người dân bản xứ. Hiệu của ngôi đền ấy là “Bản thổ phúc thần/Càn long chi tử/Ty hô liệt vị tôn thần”. Giải thích về hiệu của ngôi đền, ông Luyện nói, “phúc” là sự may mắn, do vậy phiến đá ấy được người dân tôn là vị thần có phúc, hay thường gọi là “thần đá”.

Khi được hỏi về nguồn gốc của ngôi đền thờ phiến đá nói trên, ông Luyện Kể: Tên cũ của Thanh Lộc ngày xa xưa là Kiệt Thạch, tức là có những hòn đá đặc biệt. Trong những hòn đá đặc biệt, hòn đá này đặc biệt nhất. Hòn đá nổi lên to lớn, vị trí phong thủy rất nổi bật. Hòn đá nằm ở phía đông dưới chân núi Sạch Lĩnh hay còn gọi là Phượng Lĩnh, xung quanh núi có hòn đá khác hình công hầu tể tướng hay còn gọi là “tứ diện công hầu”.

Ky la cau chuyen ca lang lap ban tho… mot hon da-Hinh-5
 Ông Lê Đình Luyện trao đổi với PV.

Ông Luyện cho biết: “Ở mỗi vùng quê người ta thường tôn những thứ linh thiêng để phù hộ cho mình. Cái này gọi là tâm linh và đức tin của con người. Khi tôi lớn lên thì đã thấy cha ông lập đền thờ cúng, ngày xưa người dân họ cầu xin tìm vật nuôi và thấy cũng có kết quả. Từ đó, họ đi cầu nguyện làm ăn, đi xa, thi cử… Thậm chí, có những người hiếm muộn, khó nuôi con cũng làm lễ cầu “ông đá” xin con và chở che”.

Cũng theo ông Luyện, khi mất trâu bò, cầu xin phiến đá thì người dân vẫn phải đi tìm, sau đó thì có người mách hộ, tất cả cũng phải xuất phát từ phía cái tâm của con người và sự cố gắng của bản thân mình là chính. Hàng năm tại đền thờ ông đá, người dân đều tổ chức hai lần lễ tế, đó là ngày 7 khai hạ và ngày 14/7 (âm lịch). Những ngày này, người dân đến rất đông.

Ông Nguyễn Quang Phú, Phó Chủ tịch xã Thanh Lộc cho biết: Đền thờ phiến đá trên đã có từ lâu. Đây là vấn đề văn hóa tâm linh của người dân chứ không có sự mê tín dị đoan. Hiện, chính quyền xã giao cho Hội Người cao tuổi của xã đứng ra quản lý ngôi đền. Hàng ngày những hội viên sẽ tới đây quét dọn.

Tìm nguyên nhân thủ từ đời này sang đời khác bị mù lòa

Người dân luôn tranh cãi nảy lửa khi bàn đến chuyện chọn ai làm thủ từ tại miếu Hai Thôn. 

Tìm nguyên nhân thủ từ đời này sang đời khác bị mù lòa
Bởi mấy đời thủ từ ở miếu Hai Thôn gần đây đều bỗng dưng bị mù lòa hết sức kỳ lạ…
Ông thủ từ mù lọm khọm trong ngôi miếu nghìn tuổi

Vì sao Văn Miếu được làm mới đến “ngỡ ngàng không nhận ra“?

(Kiến Thức) - Những bức tường ngăn cách khu nhà, điện thờ, các hồ... bên trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được phủ màu mới khiến du khách ngỡ ngàng.

Vì sao Văn Miếu được làm mới đến “ngỡ ngàng không nhận ra“?
Mấy ngày nay, người dân Hà Nội cùng hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám đều tỏ ra bất ngờ khi thấy cảnh quan nơi đây bị làm mới. Những bức tường gạch cũ kỹ với dáng dấp cổ kính rêu phong từ khu vực cổng Đại Trung Môn đến giếng Thiền Quang, các khu nhà, điện thờ đều phủ màu mới trắng xám. Thậm chí, khu vực bia tiến sĩ cũng được phủ màu mới ở một số chỗ trên mái cong.
Hai hồ Văn phía trước các khu nhà, điện thờ trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được phủ mới bởi màu trắng xám.
 Hai hồ Văn phía trước các khu nhà, điện thờ trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được phủ mới bởi màu trắng xám.
Hai hồ Văn phía trước khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và dãy tường xây dựng để ngăn các khu nhà, điện thờ đều khác lạ với màu trắng mới phủ lên.
“Tôi thấy Văn Miếu được phủ màu trắng như hiện nay bị mất đi vẻ nghiêm trang của di tích vốn có từ lâu đời. Thà rằng, người ta cứ để nguyên vẹn như lúc ban đầu vẫn hơn”, anh Nguyễn Văn Thắng (du khách) chia sẻ.
Anh Trịnh Nhất N. (30 tuổi, người dân) bày tỏ: “Tôi đến Văn Miếu chẳng thấy nét cổ kính trước đây đâu nữa, đáng nhẽ trước khi tu sửa khu di tích Văn Miếu, các cơ quan chức năng liên quan cần thông báo rộng rãi cho người dân được biết. Hơn nữa, tiến hành sửa chữa, phủ mới không nên làm chỗ này có chỗ kia không trông rất buồn cười”.
Nhiều du khách ngỡ ngàng trước hình ảnh những bức tường trong Văn Miếu được làm mới, không còn nét cổ kính, rêu phong như trước kia.
Nhiều du khách ngỡ ngàng trước hình ảnh những bức tường trong Văn Miếu được làm mới, không còn nét cổ kính, rêu phong như trước kia.
Khu vực giếng Thiền Quang.
 Khu vực giếng Thiền Quang.
Nói về vấn đề trên đây, ngày 10/1, trao đổi thông tin với PV Kiến Thức, ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám - cho biết: "Trước khi thực hiện việc bảo dưỡng Văn Miếu, chúng tôi đã mời đại diện bảo tồn di tích của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đến để khảo sát, đánh giá. Qua đó, đơn vị đã đưa ra tư vấn và tính cấp thiết về việc vệ sinh, bảo dưỡng, dựa trên cơ sở trung tâm đã xin ý kiến các cơ quan chức năng có thẩm quyền và được phê duyệt từ tháng 6/2016. Tuy nhiên, từ tháng 6 đến tháng 11/2016, do điều kiện về mặt thời tiết nên chúng tôi đã chọn vào thời điểm cuối năm để tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (bắt đầu từ tháng 11), tất cả các việc thực hiện đều làm đúng với kế hoạch tu bổ di tích.
Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám thông tin với PV Kiến Thức.
Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám thông tin với PV Kiến Thức.
Tiến hành việc làm mới chỉ với những bức tường ngăn của các khu nhà, các hàng rào quanh hồ Văn. Còn những hạng mục từ cổng chính, Tứ Trụ, Khuê Văn Các… thì phải nghiên cứu kỹ hơn và phải xin ý kiến của cơ quan chức năng, chuyên gia, nếu không sẽ làm cho di tích bị xuống cấp, làm mất đi mỹ quan. Riêng về quy hoạch tổng thể di tích Văn Miếu, Thành ủy và UBND TP Hà Nội đã đồng ý, hiện đang xin ý kiến của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Thủ tướng Chính phủ”.
Khu vực bia tiến sĩ cũng bị làm mới.
 Khu vực bia tiến sĩ cũng bị làm mới.
Ông Kiêu khẳng định: “Khu di tích Văn Miếu được quét vôi chứ không phải sơn, nhằm bảo vệ, bảo tồn những hạng mục đã xuống cấp và làm cho mỹ quan được sạch hơn, đẹp hơn nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Toàn bộ kinh phí tiến hành tu sửa, bảo dưỡng các hạng mục trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chi trả, các thợ làm việc đều là những người có tay nghề (sửa chữa vào cuối giờ chiều, hoặc tối khi có ít du khách đến tham quan)”.
Nói về vấn đề trên, ông Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam - nói với Kiến Thức rằng: “Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang xuống cấp rất nghiêm trọng, việc di tu bảo dưỡng tùy theo mức độ xuống cấp của từng hạng mục (lần gần nhất đây là năm 2014). Tôi khẳng định, du khách đến đây thấy di tích được di tu bảo dưỡng rất mừng (?)".

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.