Độc lạ những lần CIA dùng động vật làm gián điệp, bất ngờ cái kết

Độc lạ những lần CIA dùng động vật làm gián điệp, bất ngờ cái kết

Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng cấp kinh phí hàng chục triệu USD cho các dự án dùng động vật làm gián điệp. Kết quả thực hiện những dự án này khiến nhiều người tò mò.

Vào năm 2001, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ giải mật một số tài liệu. Trong số này có dự án bí mật liên quan đến hoạt động  gián điệp được CIA tiến hành vào những năm 1960 có tên "Mèo nghe lén" (Acoustic Kitty).
Vào năm 2001, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ giải mật một số tài liệu. Trong số này có dự án bí mật liên quan đến hoạt động gián điệp được CIA tiến hành vào những năm 1960 có tên "Mèo nghe lén" (Acoustic Kitty).
Theo nội dung tài liệu được giải mật, vào năm 1961, Phòng nghiên cứu và phát triển của CIA bắt đầu triển khai dự án "Mèo nghe lén". Sở dĩ mèo được chọn làm "điệp viên 4 chân" là vì chúng là động vật nhỏ, có thể di chuyển lặng lẽ mà không thu hút sự chú ý.
Theo nội dung tài liệu được giải mật, vào năm 1961, Phòng nghiên cứu và phát triển của CIA bắt đầu triển khai dự án "Mèo nghe lén". Sở dĩ mèo được chọn làm "điệp viên 4 chân" là vì chúng là động vật nhỏ, có thể di chuyển lặng lẽ mà không thu hút sự chú ý.
Các nhà khoa học của CIA nảy ra ý tưởng gắn một cục pin, máy ghi âm, ăng ten và thiết bị truyền dẫn lên con mèo để chúng tiếp cận mục tiêu, nghe lén cuộc trò chuyện mà không bị đối phương phát giác. Những thiết bị được cấy ghép vào trong con mèo đều có kích thước siêu nhỏ.
Các nhà khoa học của CIA nảy ra ý tưởng gắn một cục pin, máy ghi âm, ăng ten và thiết bị truyền dẫn lên con mèo để chúng tiếp cận mục tiêu, nghe lén cuộc trò chuyện mà không bị đối phương phát giác. Những thiết bị được cấy ghép vào trong con mèo đều có kích thước siêu nhỏ.
Trong đó, bộ phận truyền dẫn dài 19 mm được cấy ghép vào đáy hộp sọ của con mèo. Một microphone gắn trong ống tai, pin điện được đặt trong khoang ngực. Đoạn dây lưới đóng vai trò ăng ten được kéo từ gáy đến đuôi và ẩn trong bộ lông mèo.
Trong đó, bộ phận truyền dẫn dài 19 mm được cấy ghép vào đáy hộp sọ của con mèo. Một microphone gắn trong ống tai, pin điện được đặt trong khoang ngực. Đoạn dây lưới đóng vai trò ăng ten được kéo từ gáy đến đuôi và ẩn trong bộ lông mèo.
Vào năm 1966, CIA tiến hành thử nghiệm "Mèo nghe lén". Theo đó, con mèo sau khi trải qua huấn luyện được triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tiên ở thủ đô Washington DC. Mục tiêu là hai người đàn ông ngồi bên ngoài đại sứ quán Liên Xô. Nó được thả xuống từ xe tải nhưng ngay khi băng qua đường để tiếp cận mục tiêu thì bị một chiếc taxi cán phải và chết. Dù CIA cấp kinh phí khoảng 20 triệu USD nhưng dự án này không mang lại kết quả nào. Dự án bị hủy bỏ vào năm 1967.
Vào năm 1966, CIA tiến hành thử nghiệm "Mèo nghe lén". Theo đó, con mèo sau khi trải qua huấn luyện được triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tiên ở thủ đô Washington DC. Mục tiêu là hai người đàn ông ngồi bên ngoài đại sứ quán Liên Xô. Nó được thả xuống từ xe tải nhưng ngay khi băng qua đường để tiếp cận mục tiêu thì bị một chiếc taxi cán phải và chết. Dù CIA cấp kinh phí khoảng 20 triệu USD nhưng dự án này không mang lại kết quả nào. Dự án bị hủy bỏ vào năm 1967.
Ngoài mèo, CIA từng lên kế hoạch sử dụng một loài động vật khác để làm gián điệp. Đó là chim bồ câu. Theo các tài liệu được giải mật, vào những năm 1970, CIA đã triển khai chiến dịch với mật danh Tacana nhằm huấn luyện bồ câu chụp ảnh những cơ sở bí mật của Liên Xô.
Ngoài mèo, CIA từng lên kế hoạch sử dụng một loài động vật khác để làm gián điệp. Đó là chim bồ câu. Theo các tài liệu được giải mật, vào những năm 1970, CIA đã triển khai chiến dịch với mật danh Tacana nhằm huấn luyện bồ câu chụp ảnh những cơ sở bí mật của Liên Xô.
Để chim bồ câu hoàn thành tốt nhiệm vụ, các nhà khoa học đã tạo ra chiếc máy ảnh siêu nhỏ nặng 35 gr, có thể chụp tự động và có giá 2.000 USD. Thiết bị hiện đại này được gắn trên một lớp áo 5 gr và đeo lên mình con chim bồ câu.
Để chim bồ câu hoàn thành tốt nhiệm vụ, các nhà khoa học đã tạo ra chiếc máy ảnh siêu nhỏ nặng 35 gr, có thể chụp tự động và có giá 2.000 USD. Thiết bị hiện đại này được gắn trên một lớp áo 5 gr và đeo lên mình con chim bồ câu.
Theo kế hoạch, CIA bí mật vận chuyển những con bồ câu đến Liên Xô rồi để chúng bay đến địa điểm mục tiêu chụp ảnh rồi quay về cứ điểm. Một số tài liệu chỉ ra rằng, CIA đã nhắm mục tiêu đến khu xưởng đóng tàu ở Leningrad - nơi chế tạo những chiếc tàu ngầm tiên tiến nhất của Liên Xô.
Theo kế hoạch, CIA bí mật vận chuyển những con bồ câu đến Liên Xô rồi để chúng bay đến địa điểm mục tiêu chụp ảnh rồi quay về cứ điểm. Một số tài liệu chỉ ra rằng, CIA đã nhắm mục tiêu đến khu xưởng đóng tàu ở Leningrad - nơi chế tạo những chiếc tàu ngầm tiên tiến nhất của Liên Xô.
Tuy nhiên, CIA không tiết lộ thông tin về kết quả nhiệm vụ gián điệp của chim bồ câu. Một số quan điểm cho rằng, kế hoạch này của Mỹ không đạt hiệu quả như kỳ vọng vì một số con chim được thả đi nhưng không quay về do bị các loài chim như diều hâu tấn công, thậm chí bị con người săn bắn.
Tuy nhiên, CIA không tiết lộ thông tin về kết quả nhiệm vụ gián điệp của chim bồ câu. Một số quan điểm cho rằng, kế hoạch này của Mỹ không đạt hiệu quả như kỳ vọng vì một số con chim được thả đi nhưng không quay về do bị các loài chim như diều hâu tấn công, thậm chí bị con người săn bắn.
Theo đó, những chiếc máy ảnh đắt tiền bị mất. Do không hiệu quả nên dự án dùng bồ câu làm gián điệp về sau cũng bị CIA hủy bỏ.
Theo đó, những chiếc máy ảnh đắt tiền bị mất. Do không hiệu quả nên dự án dùng bồ câu làm gián điệp về sau cũng bị CIA hủy bỏ.
Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.